Nội dung chính

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em qua 3 giai đoạn

Đặc trưng của bệnh thủy đậu là những nốt mẩn đỏ xuất hiện khắp người. Tùy theo tình trạng mà mức độ nổi mẩn sẽ khác nhau. Quan sát ngay hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới đây để biết bé đang bị thủy đậu ở giai đoạn nào.

hinh anh benh thuy dau o tre em

Hình ảnh các giai đoạn bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2 – 5 tuổi là đối tượng dễ bị thủy đậu nhất do sức đề kháng còn non yếu. Khi bị nhiễm virus, thủy đậu sẽ ủ bệnh trong cơ thể từ 13 – 15 ngày. Trong thời gian này, bé vẫn sinh hoạt, vui chơi bình thường mà không có bất cứ triệu chứng gì. Sau giai đoạn ủ bệnh, bé sẽ bị sốt nhẹ, sổ mũi, đau nhức cơ thể, biếng ăn và phát ban khắp người. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em qua các giai đoạn:

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, các nốt ban hồng đỏ xuất hiện rải rác ở trên mặt, bên trong khoang miệng, cổ họng, da đầu của bé, sau đó lan ra khắp cơ thể.  Sau khoảng 1, 2 ngày, các nốt ban hồng này sẽ biến thành các nốt đậu.

hinh anh benh thuy dau o tre em giai doan dau 1

hinh anh benh thuy dau o tre em giai doan dau 2

Hình ảnh của bệnh thủy đậu giai đoạn hai

Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em giai đoạn này, ba mẹ sẽ thấy các nốt ban hồng chuyển thành mụn nước trong, đóng vẩy. Mẹ nhớ nhắc bé không được gãi để tránh mụn nước vỡ gây lây lan sang vùng da lân cận, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng da. Với trẻ sơ sinh, tốt nhất, mẹ nên cắt móng tay, móng chân hoặc đeo bao tay.

hinh anh cua benh thuy dau giai doan hai 1

Trong giai đoạn này, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn vì các vết loét trong miệng và cổ họng. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ ăn. Đồng thời bổ sung nhiều nước để tránh trường hợp mất nước. Bên cạnh đó, bé cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm cay, nhiều gia vị, dầu mỡ.

hinh anh cua benh thuy dau giai doan hai 2

Hình ảnh trẻ bị thủy đậu giai đoạn ba

Giai đoạn 3, cũng là giai đoạn phục hồi của bệnh thủy đậu ở trẻ. Các nốt ban sẽ khô lại và đóng vảy. Bên cạnh đó, các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở bé thuyên giảm hẳn, sức khỏe dần hồi phục. Lưu ý, các vảy trên mụn đang lành nên ba mẹ không nên cạy vảy mà để chúng bong tự nhiên.

hinh anh tre bi thuy dau giai doan ba 1

Để ngăn ngừa bệnh thủy đậu, ba mẹ nên chủ động tiêm phòng cho bé đúng theo quy định. Theo thống kế, có đến 90% bé đã được tiêm phòng tránh được virus thủy đậu hoàn toàn. 5 – 10% còn lại có thể bị thủy đậu, nhưng đều ở dạng nhẹ và không gặp biến chứng.

hinh anh tre bi thuy dau giai doan ba 2

hinh anh tre bi thuy dau giai doan ba 3

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu ở trẻ

Bên cạnh thắc mắc về hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em, chúng tôi còn nhận được rất nhiều câu hỏi từ các mẹ. Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp cho bạn nắm rõ:

Bệnh thủy đậu ở trẻ có nguy hiểm không?

Đừng chủ quan với bệnh thủy đậu ở trẻ, bởi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Điển hình nhất là các biến chứng sau:

  • Bệnh zona thần kinh: Virus thủy đậu vẫn tồn tại ở trẻ sau khi khỏi bệnh. Chúng có thể kích hoạt và gây bệnh zona thần kinh vào thời điểm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu
  • Nhiễm trùng thứ phát: Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em là những nốt mụn nước. Chúng có thể bị vỡ, trầy xước và bong tróc, dẫn yowis nhiễm trùng, bội nhiễm. Tình trạng này sẽ dễ để lại sẹo khó điều trị sau này
  • Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này có thể xảy ra sau khi nổi mụn nước 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng này có nguy cơ gây tử vong cho trẻ
  • Hội chứng liệt Landry
  • Viêm thanh quản
  • Viêm võng mạc
  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm tai ngoài, tai giữa

Xử lý bệnh thủy đậu ở trẻ như thế nào?

  • Cách ly trẻ: Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp. Vì vậy, việc đầu tiên ba mẹ cần làm đó là cách ly trẻ với những người khác. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi ở trẻ, khi khỏi hẳn rồi mới cho đi học lại
  • Vệ sinh chăm sóc trẻ: Vệ sinh tay, cắt móng cho trẻ để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu. Không nên kiêng nước, kiêng gió quá mức mà nên giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm, thấm nước ấm rồi lau người nhẹ nhàng. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh, nước cam và ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Đưa bé đi khám bác sĩ: Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em, trong quá trình điều trị vẫn cần theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục, đặc biệt còn kèm theo hiện tượng sốt co giật, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời để tránh những biến chứng khó lường

Trên đây là một số hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ba mẹ nhận biết sớm tình trạng của trẻ để chủ động xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết này