Bệnh thủy đậu tắm lá gì để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, khó chịu trên da? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mẹo dân gian này trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Một bệnh khác trẻ cũng hay bị: Bệnh sởi ở trẻ em: Hình ảnh, nguyên nhân và dấu hiệu
Lá chè xanh
Bệnh thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi? Thủy đậu là căn bệnh lành tính, có thể dứt điểm khi được điều trị đúng cách. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người người bệnh.
Mục đích của các phương pháp điều trị bệnh thủy đậu là ngăn chặn sự phát triển và hoạt động của virus. Từ đó triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Hiện nay bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng virus,… nhiều bệnh nhân còn tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để làm giảm triệu chứng bệnh.
Tắm lá chè xanh chữa bệnh thủy đậu cũng là một trong phương pháp như thế. Cách điều trị này có công dụng làm sạch da, giảm cảm giác nóng rát, cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm ở vùng da bị bệnh.
Các nhà khoa học đã chứng minh chè xanh sở hữu nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh thủy đậu, bao gồm:
Hoạt chất caffeine, theocin, axit tannic,.. có trong lá chè xanh có tác dụng ngăn chặn quá trình tăng trưởng của tế bào thượng bì. Từ đó, các triệu chứng của bệnh thủy đậu như bong tróc vảy, dày sừng, cứng cộm trên da được thuyên giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào tổn thương, giúp cho vết thương nhanh phục hồi và liền sẹo.
Chè xanh còn có khả năng tẩy tế bào chết rất tốt, giúp loại bỏ vảy bong tróc gây ra do bệnh thủy đậu.
Ngoài ra, trong chè xanh còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol có tác dụng loại bỏ gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch và giúp tinh thần được thư thái, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Khi các yếu tố này được cân bằng thì triệu chứng bệnh thủy đậu cũng sẽ có ít cơ hội tái phát.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng cũng được tìm thấy trong lá chè xanh. Những thành phần này có tác dụng ngăn chặn sự bùng phát của bệnh dịch, giảm nguy cơ biến chứng và phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng.
Lá chè xanh là thảo dược thiên nhiên sở hữu nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Không chỉ có tác dụng chống viêm, giảm đau, sưng viêm mà nó còn giúp đường huyết ổn định, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư,…
Do đó, người bệnh thủy đậu có thể sử dụng chè xanh để tắm, vừa giúp giảm triệu chứng của bệnh mà còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.
Cách tắm lá chè xanh chữa bệnh thủy đậu:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Khoảng 30 lá chè xanh tươi
- 2 lít nước sạch
Cách thực hiện như sau:
- Lá chè xanh rửa sạch với nước muối pha loãng. Rửa sạch 3 lần, sau đó ngâm thêm với nước muỗi khoảng 15 phút để loại bỏ hoạt chất hoặc bụi bẩn bám trên lá
- Cho lá chè xanh vào nồi đun với nước cho tới khi sôi thì tắt bếp
- Chế thêm nước chè xanh với nước lạnh sao cho có nhiệt độ vừa phải để tắm
- Bỏ vào nước chè xanh pha loãng một chút muối, rồi dùng để tắm bình thường
- Ngâm rửa vùng da bị thủy đậu với nước chè xanh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tận dụng bã chè xanh chà xát lên vùng da bị tổn thương để gia tăng hiệu quả điều trị
- Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày 1-2 lần, tình trạng thủy đậu sẽ được cải thiện rõ rệt
Lá lốt
Bên cạnh điều trị bằng các loại kem bôi da thông thường, người bị thủy đậu có thể tham khảo thêm cách tắm lá lốt để giảm các triệu chứng. Tắm lá lốt là cách dùng hiệu quả, giúp dược chất có trong thảo dược tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Nhờ đó, các triệu chứng trên da sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày, trong khoảng thời gian nhất định.
Để thực hiện bài thuốc tắm lá lốt chữa thủy đậu, người bệnh có thể sử dụng lá lốt ở hai dạng là tươi và khô. Hướng dẫn cụ thể như sau:
Chữa thủy đậu bằng lá lốt khô
Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị lá lốt tươi thì có thể thay thế bằng lá lốt khô cũng được. Người bệnh có thể mua sẵn lá lốt khô hoặc mang phơi khô lá lốt tươi để sử dụng dần trong những lần tiếp theo. Bảo quản lá lốt khô bằng túi ni lông kín.
Cách thực hiện như sau:
- Cứ mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy khoảng 10 nhánh
- Mang lá lốt khô đi rửa lại bằng nước sạch
- Đun sôi với 2 lít nước
- Chế thêm nước lạnh với nước cốt lá lốt sao cho nhiệt độ vừa đủ để tắm
Mặc dù cách tắm lá lốt khô chữa thủy đậu khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian nhưng hiệu quả chữa bệnh lại không được đánh giá cao như sử dụng lá lốt tươi. Do đó, nếu bạn không quá bận bịu thì sử dụng lá lốt tươi vẫn là tốt nhất.
Chữa thủy đậu bằng lá lốt tươi
- Người bệnh cần chuẩn bị 10 cây lá lốt còn nguyên cả gốc
- Mang đi rửa sạch, để ráo
- Đun sôi với 2 lít nước
- Chế thêm một chút nước lạnh cho âm ấm rồi dùng để tắm
Với cách này, người bệnh cần thực hiện kiên trì khoảng 2-3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả khả quan. Điều trị sau khoảng 2-3 tuần, các triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa da, bong tróc,… sẽ thuyên giảm đi rõ rệt.
Lá cỏ chân vịt
Nếu bạn còn đang không biết bệnh thủy đậu tắm lá gì thì hãy tham khảo ngay loại lá cỏ chân vịt này nhé!
Cỏ chân vịt là loại cây thân thảo, có lông, sinh sống quanh năm. Thân mọc nhiều cành, ở mỗi cành có răng nhỏ. Lá cây mọc xen kẽ, có hình dạng ngọn giáo, không có cuống, ôm sát vào thân, có chiều dài khoảng 2-4cm, rộng khoảng 6-20mm. Hoa hình cúc, mọc thành cụm, thường tập trung ở đầu ngọn.
Cỏ chân vịt có tên tiếng anh là Hygroryza aristata Nees, thuộc họ lúa. Dân gian thường gọi loại cây này với nhiều tên gọi như cỏ chửa, cỏ lia thia, thủy hảo,… Trong đông y, cỏ chân việt có tính mát, ôn, lành tính, vị chát, mang lại công dụng giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh ngoài da như zona, sốt phát ban, thủy đậu,… Với những đặc tính này, cây cỏ chân vịt đã được ác lương y sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh được cỏ chân vịt có khả năng chống viêm, sát khuẩn rất tốt. Sử dụng cỏ chân vịt trong điều trị bệnh thủy đậu sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của tổn thương cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, vì là thảo dược tự nhiên nên tác dụng của loại cây này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Với những người hợp thuốc sẽ nhận được kết quả điều trị vô cùng khả quan.
Cách tắm lá chân vịt chữa thủy đậu:
- Nguyên liệu chuẩn bị: Lá cỏ chân vịt, lá mùi mác, lá dâu tằm, cỏ nhọ nồi, cây nọc rắn, thanh hao, rau má, mỗi thứ một nắm
- Cho tất cả các nguyên liệu trên đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá được loại bỏ
- Sử dụng cối để giã nát các nguyên liệu, thêm chút nước sạch rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã
- Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị thủy đậu
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất
Lá khế
Tất cả các bộ phận của cây kế đều có thể tận dụng chữa bệnh. Trong đó, hoa kế có thể chữa nóng rét, giải độc. Quả khế trị phong nhiệt, lợi tuổi. Lá khế có tác dụng chữa mẩn ngứa, ung nhọt. Còn rễ khế có tác dụng giảm đau xương khớp và đau đầu.
Dựa trên những cơ sở trên, trong danh sách bệnh thủy đậu tắm lá gì nghiễm nhiên có sự có mặt của lá khế.
Bạn có thể áp dụng cách tắm lá khế để trị thủy đậu thông qua các bước sau:
- Chuẩn bị khoảng 200g lá khế, ngâm với nước muối pha loãng cho sạch, sau đó rửa lại với nước
- Vo lá bỏ vào nồi, đun sôi khoảng 15 phút rồi cho ít muối trắng vào và để nguội
- Pha hỗn hợp với nước mát và tắm như bình thường
Lá mướp đắng
Lá mướp đắng có vị đắng, tính mát, khả năng tiêu viêm, giảm mụn hiệu quả. Do đó, người bị thủy đậu có thể sử dụng lá mướp đắng để tắm rửa, nhằm cải thiện tình trạng ngứa, mụn trên da.
Không chỉ vậy, nghiên cứu cho thấy, lá mướp đắng còn có tác dụng làm mịn và làm lành vết thương.
Cách sử dụng lá mướp đắng chữa bệnh thủy đậu:
- Bạn chuẩn bị 10g lá và dây của cây khổ qua rừng
- Đem hỗn hợp nấu cùng với 2 lít nước
- Pha nước vừa nấu với nước mát và tắm để trị mụn thủy đậu trên da
Trên đây là giải đáp bệnh thủy đậu tắm lá gì? Với những gợi ý này hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp, giúp bệnh nhanh khỏi.
Nguồn: Tổng hợp