Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Thông tin hữu ích:
Biểu hiện trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt
Nổi mẩn mô tả nhiều dạng tổn thương da khác nhau, có thể là những nốt mụn li ti hoặc nốt sần phù như mề đay. Phần lớn trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt đều không đáng lo ngại và sẽ biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ngoài da.
Cách tốt nhất là mẹ cần theo dõi những biểu hiện của bé để xử lý kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt mà mẹ nên chú ý:
- Nốt mẩn đỏ mọc rải rác hoặc từng đám trên vùng da mặt, da đầu, da má hoặc thậm chí mọc ở toàn thân của bé
- Mụn đỏ có thể xuất hiện trên một vùng da, sau đó lan rộng sang vùng da lân cận hoặc toàn thân
- Vùng da xung quanh nốt mụn sẽ có màu đỏ
- Da nổi mẩn đỏ sẽ thô táp hơn, kèm theo hiện tượng chảy nước, lở loét và đóng vảy. Tình trạng này khiến bé khó chịu nên có thể gãi, gây trầy xước
Ngoài nổi mẩn đỏ ở mặt mà bé còn nổi mẩn đỏ ở người thì mẹ xem ngay: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn trên mặt
Nổi mẩn đỏ ở mặt có thể do một số bệnh lý ngoài da phổ biến sau:
Mụn sữa
Mụn sữa là biểu hiện sinh lý rất thường gặp, xuất hiện do hormone trẻ nhận từ mẹ. Mụn sữa có thể xuất hiện ở mặt, lưng, tay chân và cổ. Những nốt mẩn đỏ ở mặt do mụn sữa không quá đáng lo và cũng không gây khó chịu cho trẻ. Tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần can thiệp.
Rôm sảy
Điều kiện khí hậu đặc thù ở Việt Nam khiến da trẻ sơ sinh rất dễ bị rôm sảy. Ngoài ra, thói quen sợ bé lạnh, quấn tã quá kỹ của các mẹ cũng khiến da đổ nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng rôm sảy. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do rôm sảy thường xuất hiện thành từng mảng đỏ, khiến bé ngứa ngáy và khó chịu.
Ban đỏ
Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên da có thể là dấu hiệu của bệnh ban đỏ. Bệnh này phổ biến ở trẻ sinh nhẹ cân, tỷ lệ mắc khoảng 40 – 70%. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị ban đỏ còn kèm theo các triệu chứng khác như da rát đỏ, sần sùi, mụn nước, thậm chí có mủ. Số lượng và vị trí tổn thương sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Biểu hiện ban đỏ có thể xuất hiện sau khi sinh, nhưng cũng có trường hợp khởi phát sau 14 ngày.
Dị ứng
Làn da bé vô cùng nhạy cảm và mỏng mạnh. Khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, da bé có thể bị ngứa ngáy và mẩn đỏ. Một số em bé có thể bị mẩn đỏ do dị ứng với thành phần đạm trong sữa bò. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ nổi nốt đỏ quanh miệng. Trường hợp này thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa.
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân. Bệnh gây bởi nấm Malassezia spp dẫn đến một số triệu chứng như:
- Da có hiện tượng bong tróc vảy màu vàng
- Ngứa ngáy, khó chịu
- Da có cảm giác nhờn
Tổn thương da do viêm da tiết bã thường tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã như mặt, đầu và vùng thân trên cơ thể.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là một trong những nguyên nhân chính khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Bệnh gây bởi nhiều tác nhân, nhưng chủ yếu là vi trùng, chiếm khoảng 17% các trường hợp đến phòng khám. Mỗi loại nhiễm trùng da sẽ có biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung bé sẽ có một số tổn thương như sau:
- Ngứa ngáy, khó chịu
- Vùng da tổn thương có hiện tượng sưng, nóng đỏ
- Xuất hiện bóng nước, mụn nước
- Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng toàn thân như: biếng ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ đến cao,…
Em bé bị nổi mẩn đỏ trên mặt có sao không?
Thông thường, các nốt mẩn đỏ trên mặt ở trẻ sẽ không kéo dài quá lâu và biến mất sau khoảng một vài tuần nếu không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, nôn trớ, sốt cao,…
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý, hiện tượng mẩn đỏ ở mặt của trẻ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đề kháng của bé đang bị suy giảm. Đặc biệt là khi trẻ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng kể trên. Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc mà chưa thông qua bác sĩ. Thay vào đó, hãy áp dụng một số mẹo chăm sóc trẻ nổi mẩn đỏ được gợi ý dưới đây!
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Tùy vào nguyên nhân nổi mẩn đỏ trên mặt, trẻ sẽ được điều trị với cách tương ứng. Nhưng nhìn chung, các mẹ cần thực hiện những điều sau:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh da là bước quan trọng trong chu trình chăm sóc bé. Tuy nhiên, khi bé nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân, cha mẹ sẽ phải có cách vệ sinh ra phù hợp, tránh tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một vài lưu ý khi vệ sinh da cho bé:
- Dùng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh da cho bé
- Thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, không chà mạnh khiến da trầy xước
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều xà phòng, chất tẩy rửa và mùi hương
- Để tăng hiệu quả, mẹ có thể chọn tắm cho bé bằng các loại lá như trà xanh, khổ qua, kinh giới,…
Tránh tác nhân gây dị ứng
Khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, để tình trạng sớm được cải thiện, mẹ nên tránh để con tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng da. Chẳng hạn như bụi bẩn, phấn hóa, lông vật nuôi, hóa chất,…
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú ý giữ vệ sinh thân thể cho bé thật sạch, không cho bé sinh hoạt ở những nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng. Sau khi bé bú, mẹ cần lau miệng cho bé, lau sạch quầng vú và núm vú để tránh nhiễm khuẩn.
Lựa chọn quần áo phù hợp
Thời điểm trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt, mẹ cần lưu ý khi lựa chọn trang phục cho bé. Da bé nhạy cảm nên sẽ cảm thấy khó chịu khi mặc các bộ đồ quá chất hoặc chất liệu không mềm mại. Bởi chúng gây cọ xát vào vết mẩn, làm bé ngứa rát hay đau rát. Thay vào đó, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại hoặc có thể mặc quần áo trái để tránh các đường chỉ khâu cọ xát lên da bé.
Chú ý đến dinh dưỡng
Với bé đang còn bú, mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, hay đồ ăn quá mặn và nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm có tính mát như rau xanh, trái cây, yến mạch, hạt lanh, thịt lợn,…
Trên đây là một số thông tin về trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích với mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!