Nội dung chính

9 dấu hiệu trẻ mọc răng cần nhận biết sớm

Trải nghiệm mọc răng không mấy thú vị đối với bé. Ngược lại, mọc răng còn khiến bé khó chịu và đau đớn. Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ mọc răng sẽ giúp mẹ chủ động tìm ra phương pháp giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn khi trải qua giai đoạn này!

>>> Xem nhiều hơn:

9 dấu hiệu trẻ mọc răng cần nhận biết sớm
9 dấu hiệu trẻ mọc răng cần nhận biết sớm

Các dấu hiệu trẻ mọc răng ở trẻ

Mọc răng ở trẻ là quá trình kéo dài đến vài năm. Trong thời gian trẻ mọc răng, con sẽ có những tín hiệu về sự thay đổi mà ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để chủ động chăm sóc bé tốt hơn.

Trằn trọc, khó ngủ, ngủ không yên giấc

Sự xuất hiện của những chiếc răng xinh sẽ giúp bé khám phá và trải nghiệm được nhiều món ăn hơn. Nhưng trước đó, chúng cũng khiến bé phải trải qua muôn vàn sự khó và có cả đau đớn. Chính điều này khiến con cảm thấy bứt rứt trong người, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban ngày mà còn khiến bé ngủ không yên giấc vào ban đêm.

Vì vậy, nếu mẹ thấy bé đột nhiên khó tính hơn bình thường thì mọc răng có thể là nguyên nhân. Giải pháp cho mẹ là hãy cố gắng duy trì thói quen và giờ giấc ngủ nghỉ của bé. Đồng thời ôm ấp, dỗ dành trẻ nếu con thấy khó chịu.

Trẻ trằn trọc, khó ngủ
Trẻ trằn trọc, khó ngủ

Chảy nước dãi, phát ban khắp mặt

Khả năng điều tiết nước bọt của trẻ sơ sinh còn hạn chế nên sẽ thấy hầu hết các bé đều chảy một ít nước dãi. Nhưng nếu mẹ thấy cằm bé lúc nào cũng ẩm ướt thì đây có thể là một dấu hiệu trẻ mọc răng. Quá trình mọc răng khiến dây thần kinh số 5 bị kích thích, làm tuyến nước bọt trong khoang miệng tiết ra nhiều hơn. Khi nước dãi chảy nhiều, vùng da quanh miệng của bé sẽ bị mẩn đỏ và ngứa ngáy. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu trẻ mọc răng này, các mẹ chú ý thường xuyên lau sạch nước dãi, bôi kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da cho bé nhé!

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng có phải vấn đề đáng lo?

Mả ứng hồng

Đây cũng là một dấu hiệu thường thấy khi trẻ mọc răng. Nguyên nhân có thể do nướu bị nứt gây kích ứng khiến má bé đỏ lên. Mẹ có cảm thấy má bé lúc nào cũng ấm.

Nướu sưng

Để những chiếc răng có thể trồi lên, phần nướu sẽ bị nứt. Kích thích này khiến nướu bé sưng và đỏ bất thường. Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng mà ba mẹ cần hết sức chú ý. Bởi lúc này các bé thường có xu hướng cho tay vào miệng hoặc gặm nhấm đồ vật cứng nào đó để làm giảm cảm giác khó chịu này!

Chồi răng xuất hiện

Nếu quan sát trong khoang miệng trẻ, mẹ sẽ thấy sự xuất hiện của những chồi răng nhỏ có màu trắng. Nếu bạn chạm nhẹ ngón tay lên chúng sẽ cảm thấy chiếc răng cứng bên dưới.

Chồi răng xuất hiện
Chồi răng xuất hiện

Cố gắng cắn, nhai và ngậm đồ vật

Trẻ sơ sinh tỏ ra thích thú với mọi đồ vật ở tầm mắt chúng. Do đó, các bé thường có sở thích đưa đồ vật lên miệng. Tuy nhiên, nếu con bạn bắt đầu gặm nhấm chúng, thì rất đây là dấu hiệu trẻ mọc răng. Ngậm mút tay hay đồ vật là một thói quen xấu. Không chỉ làm tổn thương nướu còn mà tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập khoang miệng. Vì vậy, mẹ có thể thử cho bé ngậm núm vú giả, thay vì để bé ngậm tay hay cắn đồ vật.

Bỏ bú

Cảm giác trẻ trải qua trong quá trình mọc răng là không dễ dàng. Chưa kể, nướu còn bị sưng đỏ, đau. Điều này khiến bé không mấy tha thiết chuyện ăn uống. Nếu bé còn đang bú mẹ, bạn hãy chia nhỏ cữ bú, cho bé uống vào nhiều thời điểm trong ngày. Nếu con bạn đã bắt đầu ăn dặm, hãy thử với các món ăn mềm, lạnh để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Khó chịu, quấy khóc

Một dấu hiệu trẻ mọc răng mà mẹ cần chú ý nữa đó là quấy khóc, hay cáu kỉnh. Cơn đau do mọc răng khiến bé khó tính hơn nhiều. Điều mẹ cần làm lúc này là dành cho bé nhiều sự yêu thương, ôm ấp và vỗ về để bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

Trẻ quấy khóc, khó chịu
Trẻ quấy khóc, khó chịu

Kéo tai, bóp má

Lợi, tai và má có cùng chung một đường dây thần kinh. Vì vậy, bộ phận này bị tổn thương thì cũng gây kích thích cho các bộ phận còn lại. Đó là lý do vì sao khi bé mọc răng, chúng lại hay lấy tay kéo tai và chào vào má như vậy.

Tất cả các triệu chứng mọc răng có thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng vài ngày hoặc lâu nhất là vài thấy nếu có nhiều răng mọc cùng lúc. Một số trẻ có thể bị chảy nước dãi. Số khác có thể khó ngủ,… chứ không xuất hiện tất cả các triệu chứng nói trên. Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng hoàn toàn gây ra bất kỳ dấu hiệu nào.

Các dấu hiệu không do mọc răng

Mặc dù ba mẹ sẽ thấy những triệu chứng này xuất hiện cùng thời điểm bé mọc răng, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng liên quan. Dưới đây là dấu hiệu không do mọc răng mà ba mẹ cần lưu ý:

Ho

Ho không phải là dấu hiệu trẻ mọc răng. Tuy nhiên, quá trình mọc răng có thể khiến bé bị ho. Khi nước dãi tiết ra nhiều cũng chính là lúc cơn ho húng hắng của bé xuất hiện. Vì vậy, khi thấy bé ho, ba mẹ đừng vội kết thuận rằng con bị cảm mà đó có thể là dấu hiệu bé mọc răng đó!

Sốt nhẹ

Tương tự, sốt cũng không phải dấu hiệu mọc răng mà là hậu quả của việc bé hay cho tay vào miệng. Vi khuẩn, virus từ tay sẽ xâm nhập vào khoang miệng của bé và gây sốt. Trong trường hợp này, bé sẽ chỉ bị sốt nhẹ, khoảng 36.7 – 37.7 độ C. Mẹ chỉ cần chườm ấm và cung cấp đủ nước cho bé là được. Nếu bé sốt cao trên 38 độ C, mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện, bởi nguyên nhân gây sốt không phải là do mọc răng.

Trẻ bị sốt nhẹ
Trẻ bị sốt nhẹ

Tiêu chảy

Dân gian thường gọi là hiện tượng “tướt mọc răng”. Điều này được lý giải là do cơ thể dồn năng lượng cho việc mọc răng khiến sức đề kháng bé yếu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vào thời gian này, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài 3 – 4 lần/ngày, phân lỏng, nhão. Tuy vậy, bé vẫn ăn uống bình thường mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Phân biệt sốt mọc răng và sốt bệnh lý

Một dấu hiệu trẻ mọc răng mà ba mẹ rất quan tâm đó là sốt. Cơ thể của trẻ rất nhạy cảm nên hay bị sốt. Vì vậy, cha mẹ cần phân biệt rõ sốt mọc răng và sốt do bệnh lý thông thường để việc nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai cách.

  • Biểu hiện sốt mọc răng: Trẻ sốt mọc răng thường sốt không quá cao (36.7 – 37.7 độ C). Các hiện tượng như ho, sổ mũi, tiêu chảy hầu như không xảy ra. Bé sốt mọc răng thường chỉ sốt 1 – 2 ngày, nếu trẻ sốt trên 3 ngày thì chắc chắn không phải do mọc răng
  • Biểu hiện sốt thông thường: Với sốt thông thường, thân nhiệt của trẻ thường sốt từ 38 độ C trở lên, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi trộm, uể oải, mệt mỏi, mất nước, đau họng, sổ mũi,… Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt, phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn

Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào?

Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ mọc răng, mẹ nên làm gì để giúp con thoải mái hơn? Tham khảo lời khuyên dưới đây để giúp bé bớt “vật vã” trong quá trình mọc răng nhé!

Cho bé nhai hoặc ngậm đồ lạnh

Giống như khi mẹ bị đau thường dùng đá chườm thì việc cho bé nhai hoặc ngậm đồ lạnh cũng giúp làm dịu cơn đau do mọc răng. Vậy mẹ sẽ chọn món đồ vật gì cho bé ngậm để đảm bảo an toàn?

  • Chọn đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng: Mẹ có thể tìm mua những món đồ này tại các cửa hàng mẹ và bé. Lưu ý, nên chọn sản phẩm có chất liệu an toàn, thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho bé
  • Cho nước vào tủ lạnh để bé ngậm. Hoặc mẹ cũng có thể để một cái khăn sạch vào tủ lạnh rồi cho bé cắn
  • Với bé ăn dặm, mẹ có thể thử cho bé ăn trái cây hay rau củ ướp lạnh
Đồ chơi cho bé mọc răng
Đồ chơi cho bé mọc răng

Massage nướu cho bé

Massage nướu sẽ giúp làm dịu cơn đau và cảm giác ngứa khi răng sắp mọc. Dưới đây là các bước massage nướu khi có dấu hiệu trẻ mọc răng:

  • Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng thật sạch, sau đó lau khô
  • Bước 2: Mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn vùng nướu sưng của bé
  • Bước 3: Đặt miếng vải lạnh vào chỗ vừa massage để tăng hiệu quả giảm đau

Giúp bé ăn ngon

Đa phần trẻ mọc răng đều bỏ bú, không chịu ăn uống gì cả. Giải pháp cho điều này là nên ưu tiên cho bé ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp,…. Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi mọc răng cũng cần được bổ sung canxi. Một số thực phẩm giàu canxi nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ như rau màu xanh đậm, đậu tương, cá, ốc, cua, tôm,…

Vỗ về khi có dấu hiệu trẻ mọc răng

Khi trẻ có dấu hiệu mọc răng, con sẽ thích ở gần mẹ để được âu yếm, thương hiệu hơn. Với những bé đang trong giai đoạn ngủ riêng, mẹ vẫn cứ nên duy trì điều này. Tuy nhiên, nếu ban đêm bé cần, mẹ đừng lo là con nhé!

Vỗ về bé khi có dấu hiệu mọc răng
Vỗ về bé khi có dấu hiệu mọc răng

Chuyển sự chú ý của bé vào món đồ chơi nào đó

Mẹ có thể giúp bé dần quên cảm giác khó chịu bằng cách hướng sự chú ý vào món đồ chơi nào đó bé thích. Mỗi ngày mẹ cho bé chơi một món đồ chơi có trong nhà chứ không nhất thiết phải mua mới. Việc thay đổi này sẽ giúp bé hứng thú khám phá món đồ chơi mới hơn, qua đó phân tán sự chú ý của bé với cơn đau do mọc răng.

Khi nào trẻ cần đi khám?

Các dấu hiệu trẻ mọc răng thường xuất hiện ít ngay và biến mất khi sau khi răng nhú lên. Song, nếu các dấu hiệu này vẫn còn, thậm chí có xu hướng tiến triển nặng, hãy đưa bé đi khám ngay. Dưới đây là các dấu hiệu bất thường mà mẹ cần lưu ý:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C
  • Bé trên 3 tháng tuổi bị sốt mọc răng 39 độ C hoặc cao hơn
  • Cơn sốt kéo dài hơn 24 tiếng
  • Trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát ban
  • Ngủ li bì, lơ mơ
  • Quấy khóc không ngừng
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần
  • Trẻ đi ngoài phân có lẫn máu
  • Bé sụt cân đáng kể
  • Có dấu hiệu mất nước (khóc không có nước mắt, tiểu ít, da khô, môi khô,…)

Trên đây là 9 dấu hiệu trẻ mọc răng mà mẹ cần nhận biết sớm. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé.

Chia sẻ bài viết này