Nội dung chính

Trẻ ngủ không ngon giấc mẹ phải làm sao?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tâm trạng của bé lẫn cả gia đình. Vậy mẹ phải làm thế nào để cải thiện?

Khi mới sinh, giấc ngủ của trẻ không tuân theo một lịch trình cụ thể nào, thậm chí có nhiều trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày và liên tục thức, quấy khóc vào ban đêm. Đa phần trẻ sơ sinh không ngủ liền mạch từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm cho đến khi chúng được 3 tháng tuổi, thậm chí có nhiều trường hợp, trẻ thường xuyên thức đêm cho đến khi được 1 tuổi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con mà còn khiến nhiều bố mẹ lo lắng và kiệt sức.

Theo nhóm tác giả tại Khoa Thần kinh và Phát triển Nhi khoa, Đại học British Columbia, Canada thì thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất melatonin của tuyến nội tiết, gây xáo trộn sinh lý sinh học của tế bào, cơ quan thần kinh và các chức năng trao đổi chất khác. Điều này gây suy giảm nhận thức, trí nhớ, thậm chí là giảm chỉ số IQ của trẻ và ảnh hưởng đến kết quả học tập của con.

Tác giả Jun Kohyama làm việc tại Khoa Nhi, Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia thì cũng cho rằng thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và các chức năng nhận thức thần kinh của trẻ, nặng hơn có thể dẫn đến tăng huyết áp động mạch phổi hoặc tăng huyết áp toàn thân và suy tim bao gồm cả rối loạn nhịp tim. Trẻ em bị thiếu ngủ kéo dài cũng có thể bị chậm phát triển, chậm nói, gia tăng những vấn đề về hành vi như hiếu động thái quá, cáu gắt, lo âu, hiệu quả học tập và nhận thức kém. Chính vì vậy, các mẹ nên có phương pháp phù hợp để hỗ trợ con ngủ ngon, sâu giấc, phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là 5 phương pháp mà mẹ có thể áp dụng ngay để cải thiện giấc ngủ cho con:


1. Hiểu nhu cầu giấc ngủ của trẻ

Nhu cầu và mô hình giấc ngủ của trẻ em ở các độ tuổi là khác nhau. Ví dụ, một trẻ khi lớn lên, sẽ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, và thời gian ngủ của trẻ cũng rút ngắn lại. Vì vậy, trẻ em ở mọi lứa tuổi cần ngủ đủ theo nhu cầu để có thể chơi, học và tập trung trong ngày.

Trải qua từng giai đoạn, giấc ngủ trẻ sơ sinh thay đổi như sau

Trẻ 1 tuần-2 tháng tuổi

Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ có thể ngủ nhiều nhất đến 18-20 giờ/ngày và ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc của trẻ có thể kéo dài trong khoảng 30 phút-3, 4 giờ. Trung bình, trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể ngủ 16-18 giờ mỗi ngày.

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi

Từ 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ thay đổi, trẻ có thể ngủ dài hơn và ngủ theo nhu cầu. Trung bình trẻ có thể ngủ từ 14-16 giờ mỗi ngày, trong đó, giấc ngủ ngày có thể từ 3.5-5.5 giờ và giấc ngủ đêm kéo dài từ 9.5-11.5 giờ.

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Giấc ngủ trẻ trong giai đoạn này đã thay đổi nhiều, trẻ có thể ngủ theo nhu cầu, giờ ngủ và nhịp sinh học của trẻ có thể đã được hình thành và giống như người lớn. Trung bình trẻ có thể ngủ 14 giờ mỗi ngày, trong đó, các giấc ngủ ngày giảm còn  -2 giấc. Sau 1.5 tuổi, giấc ngủ của trẻ đã thay đổi rất nhiều và gần giống người lớn hoàn toàn. Trung bình, trẻ từ 1-5 tuổi có thể ngủ từ 10-12 giờ mỗi ngày.

2. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Nếu bố mẹ thiết lập cho con thói quen làm những việc thư giãn giống nhau theo cùng một trật tự và vào cùng một thời điểm mỗi đêm sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Cho trẻ tắm nước ấm sẽ giúp bé thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ. Giữ đèn mờ trong không gian ngủ để kích thích cơ thể trẻ sản xuất hormone ngủ – melatonin. Khi trẻ đã lên giường, khuyến khích trẻ đọc thầm hoặc nghe một vài bản nhạc thư giãn hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ.

3. Kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng

Một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon, mẹ nên chú ý điều chỉnh ánh sáng không quá chói, không gian yên tĩnh, thông gió tốt và gọn gàng.

Mẹ nên lưu tâm, ánh sáng xanh từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng có thể làm giảm tiết hóc môn melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Bố mẹ nên tắt những thứ này ít nhất một giờ trước khi đi ngủ hoặc để màn hình ra khỏi phòng con vào ban đêm.


4. Bảo đảm trẻ thấy an toàn vào ban đêm

Nhiều trẻ nhỏ sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng khi ở trong bóng tối, nên bố mẹ chú ý đảm bảo cho con trẻ thấy an toàn vào ban đêm. Nếu trẻ thực sự cảm thấy sợ hãi về việc lên giường, mẹ có thể khen ngợi và thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ can đảm.

Đồng thời, hạn chế tối đa các chương trình TV, phim ảnh và trò chơi điện tử kinh dị, thay vào đó có thể cho bé nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng như lắp ghép gỗ, xếp hình. Một số trẻ sợ hãi khi đi ngủ có thể cảm thấy tốt hơn khi có đèn ngủ.

5. Dinh dưỡng giúp trẻ giảm quấy khóc, ngủ ngon tròn giấc

Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với thức ăn nên mẹ cần lưu ý tránh các chất kích thích như caffeine, socola, tránh các sản phẩm từ sữa nếu bé bị dị ứng với chúng. Ngoài việc điều chỉnh thức ăn thì mẹ nên bổ sung thêm sản phẩm giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên như TPBVSK Fitobimbi Sonno. Sản phẩm được chiết xuất từ lá tía tô đất, hoa đoạn lá bạc, hoa lạc tiên tây giúp hỗ trợ bé ngủ ngon sâu giấc một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé.

Fitobimbi Sonno được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, dạng nhỏ giọt tiện dụng. Siro thuần thực vật, có vị nguyên bản, dễ uống, không chứa lactose và gluten, đạt tiêu chuẩn FDA, cGMP-Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên bổ sung cho bé từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả.

Sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và được tin dùng bởi hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Fitobimbi Sonno xuất hiện trên 7 năm, được các chuyên gia y tế đầu ngành đánh giá cao, khuyên dùng cho bé từ 1 ngày tuổi đến 12 tuổi, giúp hỗ trợ bé ngủ sâu ngon giấc.

Chia sẻ bài viết này