Nội dung chính

Mẹo hay chữa vặn mình rặn è è ở trẻ sơ sinh

“Ăn no, ngủ kỹ” vốn là ngạn ngữ nổi tiếng khi nói về trẻ. Thế nhưng ở một số bé, nhất là các bạn sơ sinh lại hay gặp tình trạng vặn mình và rặn è è. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Giải pháp khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è ra sao? Tất cả những bí mật này sẽ được FITOBIMBI bật mí ngay sau.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Mặc dù phần lớn nguyên nhân của tình trạng này đến từ yếu tố môi trường nhưng cũng không thể loại trừ lý do bệnh lý. Dưới đây là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è.

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è do nguyên nhân sinh lý

Trẻ vặn mình rặn è è khoảng 2-3 phút nhưng vẫn tăng cân bình thường thì đây là dấu hiệu sinh lý, do những nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh ngủ vặn mình, rặn è è
Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh ngủ vặn mình, rặn è è
  • Nơi ngủ không thoải mái, có quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng, thời tiết tác động khiến bé ngủ không ngon giấc và hay vặn mình.
  • Bé ngủ sai tư thế, chẳng hạn như nằm úp, nhộng quấn quá chặt hoặc nhiều chăn đệm chèn quanh. Điều này khiến con khó chịu, vặn vẹo và rên è è.
  • Bé bị đói bụng về đêm do khả năng dự trữ thức ăn của dạ dày thấp. Do đó vặn mình và rặn è è chính là hình thức báo hiệu mẹ dậy cho ăn.
  • Bé gặp khó khăn khi tiểu hoặc đại tiện cũng sẽ è è, gồng mình để rặn. Thường gặp nhất là ở trẻ táo bón.
  • Ngoài ra, khi vừa sinh cơ thể của trẻ chưa kịp thích nghi với môi trường ngoài. Các tế bào thần kinh chưa biệt hóa nên bé thường có động thái lăn lộn, ngọ nguậy, vặn mình và phát ra âm thanh è è.

Nếu bé nhà mẹ vẫn vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ và tăng cân tốt thì rất có thể do những nguyên nhân trên. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển từng ngày.

2. Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è do bệnh lý

Đa phần vặn mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh là do sinh lý. Tuy nhiên vẫn có khoảng 1% nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh lý.

Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến bé vặn mình, rặn è è
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến bé vặn mình, rặn è è
  • Thiếu canxi: Ở một số bé sinh non, chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu hụt con dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi. Điều này thường được thể hiện bằng các biểu hiện như khó ngủ, vặn mình, rên è è, còi xương, chậm lớn, dễ bị kích thích bởi tiếng ồn, ánh sáng.
  • Trào ngược dạ dày: Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang nên dễ trào ngược. Khi trẻ nằm ngửa, sữa có thể bị đẩy lên thực quản, đọng lại khoang miệng phát ra âm thanh è è.
  • Vấn đề về hô hấp: Việc mắc các bệnh về đường hô hấp có thể khiến mũi hoặc họng của con xuất tiết. Trong khi đó, đường thở còn hẹp. Vì vậy khi thở sẽ tạo ra tiếng khò khè. Bé khó chịu nên vặn mình, rên rỉ.
  • Một số bệnh lý khác: Như bị tổn thương, côn trùng cắn, đốt hoặc chui vào tai cũng có thể khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è lúc ngủ.

Vặn mình và rặn è è ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ngủ rặn è è gồng mình đỏ mặt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở những tháng đầu, nhất là khi trẻ được 2-3 tuần tuổi. Lúc này do các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa, cấu tạo vỏ não, thể vân cũng chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. 

Do đó, bé thường xuyên có các biểu hiện rướn người, vặn mình, chân tay vận động liên tục. Nếu các biểu hiện này chỉ ở mức sinh lý, tức là diễn ra trong khoảng 2-3 phút và không kéo dài thì mẹ không cần lo lắng. Đây là biểu hiện bình thường mà bé nào cũng sẽ gặp, khoảng 4-5 tháng tuổi sẽ tự hết.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài kèm theo các dấu hiệu như đổ mồ hôi trộm, bé hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế kiểm tra. Đây là dấu hiệu của các bệnh lý như trào ngược, thiếu canxi. Nếu để lâu dài sẽ khiến giấc ngủ ảnh hưởng, bé chậm tăng cân, suy giảm miễn dịch ảnh hưởng sự phát triển não bộ,….

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ vặn mình rặn è è?

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, dù là nguyên nhân sinh lý hay là yếu tố bệnh lý thì mẹ cũng nên tìm cách khắc phục.

1. Giải pháp cho các trường hợp sinh lý

Cách đơn giản giúp bé ngủ ngon, không vặn mình
Cách đơn giản giúp bé ngủ ngon, không vặn mình
  • Vệ sinh sạch sẽ cho con. Thay tã, bỉm và quần áo rộng để bé dễ chịu. Phụ huynh nên chọn loại tã có độ thấm hút tốt.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, chú ý nhiệt độ của phòng, không được quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, mẹ nên để phòng yên tĩnh, tránh tiếng ồn lớn làm con giật mình. Ánh sáng phòng ngủ cũng nên vừa phải để bé ngon giấc.
  • Đặt bé ở tư thế ngủ thoải mái, đảm bảo đầu không nghiêng quá nhiều 1 bên để giảm tải áp lực cho dạ dày và phổi.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn quá no một lần mà hãy chia nhỏ khẩu phần để cải thiện chức năng tiêu hóa, tránh việc trào ngược khi ngủ.
  • Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh những vùng nhạy cảm để tránh hiện tượng viêm loét, hăm bẹn hoặc nổi mẩn đỏ khiến con khó chịu.
  • Trường hợp trẻ vặn mình, rặn è è mẹ nên xoa nhẹ, trấn an để bé có lại cảm giác an toàn, thoải mái.
  • Tắm nắng cho con mỗi ngày để tăng hấp thụ vitamin D, canxi, phốt pho. Thời gian lý tưởng để mẹ tắm nắng cho bé là từ 7-9h sáng hoặc sau 5h chiều.

2. Giải pháp cho các trường hợp bệnh lý

Trong trường hợp bệnh lý, tùy vào thể trạng của bé mà mẹ lựa chọn cách làm dưới đây.

Hết bé vặn mình và rặn è è bệnh lý mẹ làm cách này
Hết bé vặn mình và rặn è è bệnh lý mẹ làm cách này
  • Bổ sung canxi: Hạ canxi dễ dẫn đến hiện tượng vặn mình và rặn è è ban đêm. Với trường hợp này ngoài việc tắm nắng mẹ nên tiến hành bổ sung canxi và vitamin D3 cho bé. Ưu tiên những loại canxi hữu cơ để bé hấp thu hiệu quả và hạn chế táo bón. Với D3 mẹ nên chọn loại tinh khiết, có khả năng hấp thu cao. Lưu ý việc bổ sung này cần được tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Làm sạch đường thở cho bé: Ở những bé bị bệnh hô hấp mẹ nên tìm cách hỗ trợ làm sạch đường thở cho con, chủ yếu là mũi để bé không bị khó chịu. Theo đó, hãy nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi sau đó hút sạch. Đồng thời để bé nằm đầu cao hơn tránh gây bít tắc.
  • Cho bé đi khám: Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và rặn è è kéo dài kèm theo dấu hiệu bệnh lý như chậm tăng cân, quấy khóc, gồng mình, kích thích thần kinh cơ, miễn dịch suy giảm mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ giảm vặn mình, giúp bé ngủ ngon sâu giấc

Ngoài những giải pháp trên ba mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ trẻ ngủ ngon, hết vặn mình và rặn è è. Một trong số các sản phẩm đang được tin tưởng hiện nay cả về độ hiệu quả và độ an toàn cho trẻ sơ sinh từ 1 ngày tuổi là TPBVSK Fitobimbi Sonno.

Fitobimbi Sonno được chiết xuất từ lá tía tô đất, hoa đoạn lá bạc, hoa lạc tiên tây giúp hỗ trợ bé ngủ ngon sâu giấc một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé.

sonno giúp trẻ ngủ ngon

Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, dạng nhỏ giọt tiện dụng. Siro thuần thực vật, có vị nguyên bản, dễ uống, không chứa lactose và gluten, đạt tiêu chuẩn FDA, cGMP-Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và được tin dùng bởi hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Fitobimbi Sonno xuất hiện trên 7 năm, được các chuyên gia y tế đầu ngành đánh giá cao, khuyên dùng cho bé từ 1 ngày tuổi đến 12 tuổi, giúp hỗ trợ bé ngủ sâu ngon giấc.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Có nên bế khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è?

Câu trả lời là KHÔNG. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng việc bế trẻ lên lúc này có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Ở giấc ngủ REM theo bản năng trẻ sẽ trằn trọc, xoay người, thậm chí thút thít. Đây hoàn toàn bình thường. Nếu mẹ để yên, con sẽ tự chuyển sang giấc ngủ sâu.

2. Bao giờ trẻ hết vặn mình, rặn è è và ngủ ngon

Khi trẻ được 3-4 tháng tuổi con sẽ ngủ ngon giấc hơn. Lúc này do tế bào não phát triển hoàn thiện, trẻ quen với môi trường ngoài nên con sẽ bớt giật mình hơn. Đặc biệt từ 6 tháng tuổi trẻ đã có thể ngủ đêm liền mạnh.

Lời kết:

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài kèm theo dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đi khám tránh để biến chứng về sau.

Chia sẻ bài viết này