Nội dung chính

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh ngủ ngáy mẹ có biết?

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là gì?

Trẻ sơ sinh khi thở thường tạo ra âm thanh đặc biệt, nhất là lúc ngủ. Những âm thanh này được ba mẹ trẻ nghe như tiếng ngáy. Trong phần lớn trường hợp thì việc trẻ có âm thanh khi ngủ không phải dấu hiệu nguy hiểm.

Bởi vì ở trẻ sơ sinh đường thở cũng như hốc mũi rất nhỏ. Do đó, một sự ứ đọng dịch tiết ở mũi cũng sẽ có thể làm trẻ ngủ ngáy. Tuy nhiên mẹ không  phải lo. Bởi khi lớn lên, đường thở của trẻ sẽ thông, tình trạng ngủ ngáy sẽ được cải thiện.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?

Hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là kết quả của việc tắc nghẽn phía trong đường thở khiến cho không khí hít vào làm rung mô các mô ở khu vực này. Từ đó tạo ra âm thanh. Dưới đây là những lý do khiến trẻ sơ sinh bị ngáy khi ngủ.

Ngủ ngáy sinh lý

Vách ngăn mũi bị lệch

Vách ngăn mũi bị lệch là một trong những dị tật của đường hô hấp. Tình trạng này khiến cho một bên hốc mũi của trẻ bị tắc, trong khi đó bên còn lại có xu hướng bù trừ. Từ đó khiến lượng không khí hít thở nhiều và mạnh hơn, gây ra tiếng ngáy.

Trẻ sinh non

Sinh non cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy. Lý do là bởi việc trẻ sinh non khiến cho hệ thống hô hấp chưa được hoàn thiện. Vì vậy khi thở thường sẽ phát ra âm thanh.

Mềm sụn thanh quản

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy cũng có thể là dấu hiệu của việc bị mềm thanh quản. Tình trạng này sẽ làm cấu trúc thanh quản dị dạng khiến cho các mô rơi xuống cửa thông và bị chặn lại ở vị trí đó. Theo các chuyên gia khoảng 90% trường hợp trẻ nhỏ gặp tình trạng này sẽ tự khỏi sau 18-20 tháng tuổi mà không cần đến điều trị.

Mềm sụn thanh quản khiến trẻ ngủ ngáy
Mềm sụn thanh quản khiến trẻ ngủ ngáy

Ngủ ngáy bệnh lý

Nghẹt mũi

Là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy. Theo chuyên gia, tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện bằng vài biện pháp đơn giản như nhỏ nước muối sinh lý.

Viêm amidan

Khi hệ hô hấp của trẻ nhiễm trùng con sẽ có thể ngủ ngáy do bị khó thở, thở hổn hển,… Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện khi các ổ viêm chấm dứt.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang mũi gây ra tắc nghẽn và đau nhức. Khi bị tắc nghẽn, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở, đặc biệt là khi nằm ngủ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngủ ngáy và giảm chất lượng giấc ngủ của bé.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể ngủ ngáy do cảm giác không thoải mái hoặc khó khăn trong việc hít thở. Trẻ ngủ ngáy trong trường hợp này khá nguy hiểm, vì có thể làm giảm lưu lượng không khí vào phổi. Do đó, việc theo dõi sát sao và điều trị nhanh chóng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.

Polyp mũi

Polyp mũi ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các triệu chứng như ngủ ngáy, khó thở và khó nuột. Polyp mũi là một khối u không độc hại phát triển từ niêm mạc mũi và xoang mũi, có thể gây ra tắc nghẽn đường hô hấp và các vấn đề hô hấp khác khi trẻ ngủ. Nếu bé ngủ ngáy, kèm theo các dấu hiệu bất thường, hãy đưa ngay đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Trẻ thừa cân

Trẻ thừa cân cũng có thể gặp vấn đề giấc ngủ. Ngủ ngáy thường xảy ra khi cơ họng của trẻ bị rung lên và tạo ra âm thanh khi trẻ ngủ. Trẻ thừa cân có thể có một lượng mỡ quá nhiều tích tụ xung quanh cổ và họng, gây áp lực lên đường hô hấp và làm tắc nghẽn đường khí. Hậu quả là trẻ có thể bị ngủ ngáy về đêm.

Ảnh hưởng của ngủ ngáy bệnh lý

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy do bệnh lý thường kèm theo tình trạng rối loạn thở hoặc ngưng thở khi ngủ. Rối loạn thở chỉ tình trạng khó thở trong suốt quá trình ngủ, còn ngưng thở khi ngủ là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần đường thở. Khi hơi thở bị giãn đoạn trong lúc ngủ có thể kéo theo nhiều hệ lụy xấu như tăng huyết áp, nồng độ oxy giảm, tỉnh giấc, não bị kích thích,… Cụ thể như sau:

  • Trẻ không ngủ giấc vào ban đêm sẽ thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, người uể oải, kém tập trung, làm giảm khả năng học tập
  • Rối loạn thở khi ngủ làm tăng sản xuất nước tiểu, dẫn đến đái dầm ở trẻ
  • Giảm sản xuất hormone tăng trưởng, dẫn đến chậm phát triển chiều cao
  • Rối loạn thở khi ngủ có thể làm tăng việc đề kháng với insulin hay do mệt mỏi nên trẻ giảm hoạt động thể chất, dẫn đến thừa cân, béo phì
  • Tăng nguy cơ bệnh lý ở phổi, rối loạn tim mạch, tăng huyết áp
    Thường xuyên thiếu oxy cung cấp cho máu và não cũng dẫn đến giảm khả năng học tập, chú ý

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp. Theo các chuyên gia, nếu bé thỉnh thoảng ngủ ngáy và vẫn thở bằng đường miệng thì đây là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân có thể là do bị ngạt gỉ mũi khiến cho đường thở bị cản và gây ra hiện tượng này. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi trẻ lớn lên hoặc bước vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ.

Tuy nhiên nếu như trẻ ngủ ngáy lớn, kéo dài 3 ngày hoặc trong nhiều tuần, xảy ra tình trạng tạm ngừng thở thì đây được xem là dấu hiệu cảnh báo hệ thống hô hấp đang có vấn đề. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não của con do thiếu oxy. Không chỉ thế, chỉ số thông minh cũng sẽ thấp hơn bé khác, con không tập trung hoặc hiếu động quá.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng trẻ sơ sinh ngủ ngáy sẽ có khuôn mặt biến dạng với các biểu hiện điển hình như da xanh, chóp mũi nhỏ, môi tều, mặt dài, cằm nhô,… Nguy hiểm hơn, trẻ còn có thể đối mặt với nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí.

Cách cải thiện tình trạng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà dưới đây.

Xông mũi cho con

Với trẻ sơ sinh ngủ ngáy do bị ngạt mũi mẹ hãy áp dụng cách này. Theo đó, mẹ chỉ cần ôm bé đứng vào phòng tắm, sau đó bật vòi hoa sen ở chế độ ấm rồi để hơi nước bốc lên. Hơi nước đưa vào đường thở sẽ giúp con thoát tình trạng nghẽn mũi, từ đó ngủ ngon và không bị ngáy.

Dùng nước muối sinh lý

Cách tốt nhất để vệ sinh đường mũi cho trẻ sơ sinh là hãy sử dụng nước muối sinh lý. Mẹ hãy thử nhỏ 2-3 giọt mỗi bên của mũi, ngày 2-3 lần. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm loãng dịch tiết, thông thoáng đường thở để trẻ dễ dàng ngủ hơn.

Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho con
Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho con

Thay đổi tư thế ngủ

Hãy thử thay đổi tư thế cho trẻ sơ sinh khi con ngủ ngáy. Theo các chuyên gia, rất nhiều trẻ nhỏ thường có xu hướng bị ngáy khi con nằm ngửa hoặc sấp. Do đó nằm nghiêng là cách tốt nhất để con có thể cải thiện được tình trạng này.

Trường hợp bé thích nằm ngửa, mẹ hãy nghiêng đầu con sang một bên.

Giữ độ ẩm phòng hợp lý

Việc giữ độ ẩm trong phòng cũng là cách để các bé sơ sinh bớt ngáy khi ngủ. Lý do là bởi nếu không khí khô dịch tiết của trẻ sẽ bị đặc lại. Từ đó khiến con bị ngạt và khó thở hơn. Do đó cách tốt nhất là mẹ hãy sử dụng thêm thiết bị tạo ẩm, đồng thời tránh dùng máy lạnh quá nhiều.

Ngăn tác nhân dị ứng

Để trẻ sơ sinh không ngáy mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn trong trạng thái sạch sẽ, không có bụi bẩn để tránh cảm lạnh, nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế trang trí phòng bằng những chiếc thảm dày hoặc màn cửa nặng bởi chúng sẽ bám bụi nhiều.

Phẫu thuật trẻ ngủ ngáy

Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ngáy do cấu trúc bất thường tại vòm mũi mẹ có thể xem xét phẫu thuật cho con. Tùy vào vị trí các mô gây ngáy mà bác sĩ sẽ chỉ định loại hình phẫu thuật như mũi, hàm, cổ, lưỡi,…

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng ngáy cho bé
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng ngáy cho bé

Khi nào trẻ nên đến gặp bác sĩ?

Có thể mất một thời gian rất dài tình trạng ngủ ngáy của trẻ sơ sinh mới được cải thiện. Do vậy mẹ nên quan sát kỹ  để đảm bảo rằng con không nguy hiểm. Trường hợp có những dấu hiệu bất thường dưới đây, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

  • Tiếng rít hoặc khịt mũi quá lớn: Các trường hợp này cho thấy tình trạng nghẹt thở bất thường ở bé. Vì vậy cần đến bác sĩ sớm hơn để có biện pháp cải thiện
  • Hơi thở thất thường: Trường hợp trẻ sơ sinh ngừng thở khi ngáy, ngay cả khi chỉ kéo dài khoảng 1-2s mẹ cũng cần đưa con đi khám. Bởi đây có thể là vấn đề nghiêm trọng và việc ngừng thở như vậy sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến các cơ quan nội tạng
  • Giấc ngủ gián đoạn: Nếu tiếng ngáy liên tục đánh thức thiên thần khiến bé không thể ngủ ngon mẹ nên tìm đến giúp đỡ từ phía bác sĩ. Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng nếu có những dấu hiệu bất thường mẹ cần để ý và cho con đến bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này