Tư thế nằm là một trong những yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ của con. Vậy mẹ đã biết cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ an toàn, thoải mái nhất chưa? Hãy cùng Fitobimbi đi tìm lời giải trong bài viết sau.
Vai trò của tư thế ngủ với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Vì vậy giấc ngủ có vai trò lớn với sự phát triển của bé. Một tư thế ngủ an toàn sẽ giúp bảo vệ chăm sóc giấc ngủ của con.
Theo thống kế, rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh tử vong vì hội chứng đột tử (tên tiếng Anh là đột tử trẻ sơ sinh) có liên quan đến tư thế ngủ không an toàn. Hơn 80% trường hợp trẻ em tử vong bất ngờ ở Mỹ là do hội chứng này.
Vì vậy việc đặt các bé nằm ngủ đúng cách có vai trò lớn với sự phát triển. Mỗi một tư thế khác nhau sẽ mang lại những lợi ích riêng như giảm nôn ọe, ngủ sâu, phát triển chiều cao, bớt ngạt,…

Các cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ đúng tư thế
Vì những nguy cơ tiềm ẩn, nêm việc đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ sao cho đúng nhất được nhiều phụ huynh quan tâm. Về cơ bản, có rất nhiều cách đặt ngủ giúp bé thoải mái. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định đâu là cách làm tốt nhất. Vì chúng đều có những ưu, nhược riêng. Vì vậy tùy vào sức khỏe từng bé mà mẹ có thể lựa chọn cách làm khác nhau. Cụ thể:
Cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ tư thế ngửa
Nằm ngửa là một trong những cách đặt trẻ sơ sinh mà các mẹ bỉm hay làm. Cách này có những ưu, nhược điểm dưới đây.
Ưu điểm:
- Tính an toàn cao
- Lỗ mũi của bé không bị chặn hoặc các vật dụng bên ngoài che đậy gây nghẹt
- Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, bàng quang
- Không chỉ thế, với tư thế này bố mẹ có thể nhìn qua là biết trạng thái ngủ của bé, thuận lợi chăm sóc ở bất kỳ thời điểm nào
Nhược điểm:
Tuy nhiên ở cách đặt này, trẻ nhỏ có thể sẽ gặp một số ảnh hưởng như sau:
- Nằm ngửa lâu đầu trẻ dễ bẹp
- Việc nằm ngửa không có vật gì chặn cạnh mang lại cảm giác thiếu an toàn cho con
- Nằm ngừa có thể giúp trẻ thư giãn nhưng lại làm cho cuống lưỡi đổ lùi về sau, trở ngại cho việc hô hấp
- Nếu trẻ có chứng nghẹt mũi, nằm ngửa sẽ làm khó thở, gây ngáy
- Đặc biệt, sau khi uống sữa nếu đặt nằm ngửa có thể gây trớ
Cách thực hiện:
- Cuộn một chiếc khăn lớn thành ổ
- Gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai bé
- Đặt trẻ vào ổ, sao cho ôm sát cơ thể của con
- Đặt chân bé sát thân mình. Bàn chân chạm vào mặt khăn, hai tay mở ngang, cẳng và bàn tay hướng lên trên đầu

Cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ tư thế nghiêng
Tư thế nằm nghiêng là cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ mang lại lợi ích hơn cả. Cụ thể:
Ưu điểm:
- Theo các chuyên gia, khi nằm nghiêng, trẻ sẽ ít bị ngạt thở
- Đồng thời cải thiện tối đa tình trạng ngủ ngáy, ngủ khò khè
Nhược điểm:
- Tuy nhiên việc nằm nghiêng nhiều lại gây ảnh hưởng đến hình dạng tai
- Theo chuyên gia, trẻ nằm nghiêng vòng tai sẽ bị chèn ép do đó dễ bị biến dạng
- Nằm nghiêng lâu cũng làm cho đầu của bé dẹt một bên. Do đó khoảng 3-4 tiếng mẹ nên cho bé đổi tư thế 1 lần
Cách thực hiện:
- Cho trẻ nằm nghiêng một bên
- Cuốn ổ đến ngực của bé, đặt hai tay và chân ôm sát ổ cuốn
Cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ tư thế sấp
Nhiều bé rất thích tư thế nằm sấp vì con cảm thấy dễ chịu và ấm cúng hơn. Vì vậy tư thế ngủ tự nhiên với khả năng bảo vệ này cũng là cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ mà mẹ có thể tham khảo. Dưới đây là ưu, nhược điểm mà mẹ nên cân nhắc.
Ưu điểm:
- Mang lại cảm giác an toàn. Bởi vì trong bụng của mẹ thai nhi cũng nằm ở tư thế này
- Ngoài ra khi trẻ nằm sấp, các chất sẽ được tan nhanh, không lưu lại ở thực quản và cổ nên bé ít bị nôn hơn
- Đây cũng là tư thế giúp con phát triển và có lợi thế lật, bò
Nhược điểm:
- Tuy nhiên, việc nằm sấp nhiều lại dễ gây nghẹt cho bé. Lý do là bởi đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây nghẹt
- Không chỉ thế, tư thế này còn khiến cho bé khó tản được nhiệt bởi vì phần bụng gắn chặt với nệm làm dịch mồ hôi không kịp tản ra, có thể gây chàm cho bé
Cách thực hiện:
- Đặt bé nằm sấp trên khăn mềm
- Bàn tay trẻ ôm vào khăn
- Không để hông và đùi của bé gấp quá 90 độ

Những lưu ý vàng để trẻ có giấc ngủ ngon
Ngoài việc lựa chọn cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ theo gợi ý trên mẹ bỉm cũng cần bỏ túi những lưu ý sau để con có một giấc ngủ tròn đầy.
Tránh cho bé nằm giường chìm
Tốt nhất, mẹ nên sử dụng tấm nệm chắc chắn cho con thay vì tấm nệm mềm hoặc là thấm nước. Chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không nên sử dụng gối mềm, thú bông ở trong chỗ ngủ của trẻ. Nói chung là nên tránh xa bất cứ thứ gì có thể trùm hoặc che đầu bé khi nằm.
Tránh không trùm kín đầu trẻ
Chỉ nên trùm chăn ngang ngực và để tay bé ra khỏi chăn để ngăn tình trạng xê dịch. Việc trùm kín chăn có thể khiến trẻ dễ ngạt. Gợi ý cho mẹ là hãy sử dụng chăn bằng bông nhẹ hoặc màn để con không lăn hoặc quấn vào.
Tránh để trẻ nóng
Khi ngủ mẹ nên cho bé mặc đồ mỏng nhẹ. Không bó hoặc quấn quá chặt, đồng thời kiểm tra thường xuyên bằng cách sờ vào da bé xem có bị nóng hay không.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
Một điều quan trọng không kém để bé ngủ ngon là hãy tạo dựng môi trường mát mẻ, thoải mái với nhiệt độ khoảng 20 độ C. Điều này sẽ giúp cho bé chìm vào giấc ngủ tốt hơn.
Sử dụng núm vú giả
Theo như nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng núm vú giả có thể ngăn ngừa SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh). Tuy nhiên nếu bé không muốn sử dụng hoặc núm vú giả thường xuyên rơi ra khỏi miệng thì đừng ép bé.

Tránh dùng chung giường
Chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh không nên chung giường cùng với bố mẹ, người lớn, anh chị em hoặc những trẻ khác. Việc ngủ chung giường với bé, đặc biệt là khi uống rượu hoặc thuốc có thể gây ngạt cho con.
Trên đây là cách đặt trẻ sơ sinh nằm ngủ mà mẹ có thể tham khảo. Mỗi cách có một ưu, nhược điểm riêng vì vậy mẹ nên cân nhắc lựa chọn phù hợp.