Nội dung chính

9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh mẹ đừng bỏ lỡ!

Sau khi chào đời, bé phải đối mặt với nhiều thứ mới lạ bên ngoài thế giới. Một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ đó là hiện tượng gắt ngủ. Vậy làm thế nào để trẻ hết gắt ngủ? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi nhé!

9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh giúp mẹ “xử đẹp”
9 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh giúp mẹ “xử đẹp”

Trẻ sơ sinh gắt ngủ nguyên nhân do đâu?

Trước khi khám phá mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé!

Gắt ngủ, ngủ không sâu giấc là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này gây ra bởi một vài nguyên nhân sau:

  • Vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ ngắn và không sâu giấc. Do đó, trẻ sẽ dễ tỉnh giấc và gắt ngủ
  • Trẻ sơ sinh đói bụng cũng gặp hiện tượng gắt ngủ, khó duy trì giấc ngủ lâu dài
  • Bé mặt phải một số bệnh về đường hô hấp, dị ứng da,… Lúc này, mẹ hãy giải quyết căn nguyên để bé hết khó chịu
  • Ngoài ra, trẻ có hệ thần kinh chưa hoàn thiện cũng rất hay quấy khóc, giật mình và gắt ngủ

9 Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ gắt ngủ làm thế nào? Dưới đây là một số cách giúp bé không gắt ngủ. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Xông phòng bằng tinh dầu bồ kết

Bé gắt ngủ phải làm sao? Gợi ý đầu tiên cho mẹ chính là cách xông phòng bằng tinh dầu bồ kết. Hương thơm của bồ kết sẽ giúp bé thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, cách làm này còn giúp loại bỏ luồng khí xấu và hỗ trợ sát khuẩn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 quả bồ kết khô, đem nướng rồi đặt trong phòng bé là được.

2. Đặt dao đầu giường ngủ

Nếu bé sơ sinh thường xuyên gắt ngủ, quấy khóc vào ban đêm, mẹ hãy thử đặt chiếc dao cùi dưới đầu giường. Quan niệm này được coi là giúp trẻ xua đuổi vía xấu, năng lượng không tốt.

15 cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ xua tan cơn quấy khóc

3. Treo tỏi đầu giường

Người xưa cho rằng, tỏi có tác dụng xua đuổi tà khí, trấn an tình thần. Bên cạnh đó, theo y học hiện đại, tỏi có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên rất mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, trả lại bầu không khí thoáng mát, sạch sẽ cho căn phòng của trẻ. Vì vậy, nếu mẹ đang thắc mắc trẻ sơ sinh gắt ngủ phải làm sao, hãy tham khảo ngay mẹo dân gian hữu ích này nhé!

Treo tỏi đầu giường
Treo tỏi đầu giường

4. Đặt vỏ cam, chanh, quýt ở trong phòng

Sử dụng vỏ cam, chanh hoặc quýt đặt trong phòng là mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh áp dụng. Các loại vỏ nhà họ cam vốn chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng thư giãn tinh thần, điều hòa lưu thông máu và giúp trẻ giảm gắt ngủ để có giấc ngủ ngon.

5. Dùng cành dâu tằm

Theo quan niệm xưa, trẻ có “vía yếu” dễ bị ma quỷ trêu trọc dẫn đến khó ngủ, ngủ hay giật mình, quấy khóc. Vậy nên, nhiều cha mẹ thường đặt cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé. Bởi họ cho rằng, dâu tằm có thể xua đuổi tà khí, ma quỷ, giúp bé không bị quấy nhiễu.

6. Làm gối đinh lăng

Cho bé gối đầu lá đinh lăng là mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Loại gối này được bày bán nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tự làm vì cách thực hiện cũng khá đơn giản.

Làm gối đinh lăng
Làm gối đinh lăng

7. Sử dụng cây trúc đùi gà

Một cách trị gắt ngủ ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả đó là sử dụng cành trúc đùi gà (còn có tên gọi là trúc quan âm hay trúc ống điếu), chặt lấy 3 khúc rồi “lén” đặt trong phòng ngủ của bé. Điều đặc biệt là không nên cho ai biết thì mẹo mới phát huy hiệu nghiệm.

8. Dùng trà tươi

Khi trẻ gắt ngủ, khóc đêm dai dẳng, mẹ có thể chuẩn bị 1 nhúm lá trà tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và đặt vào rốn của trẻ. Sau đó, dùng băng y tế quấn lại.

9. Hạt bìm bìm – Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Hạt bìm bìm là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc đông y. Nó có tác dụng giảm chứng khóc đêm, gắt ngủ, giúp bé ngủ sâu giấc Mẹ cần chuẩn bị 4g hạt bìm bìm, xay bột, sau đó hòa với nước rồi bôi vào rốn trẻ là được.

6. Cách chăm sóc giúp bé sơ sinh không gắt ngủ

Bên cạnh các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, bạn nên tham khảo những lời khuyên khi chăm sóc trẻ của chuyên gia dưới đây:

1. Biết con bạn nên ngủ bao nhiêu

Nhu cầu giấc ngủ ở trẻ em ở các độ tuổi là khác nhau. Từ tổng số giờ ngủ mỗi ngày, trẻ ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm, đến thói quen ngủ trưa, hiểu được nhu cầu ngủ của con bạn sẽ giúp bạn dễ dàng lập thời gian biểu phù hợp. Dưới đây là biểu đồ tóm tắt lịch ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn:

Tháng tuổiThời gian thức tối đa mỗi lần (giờ)Tổng thời gian ngủ (giờ)Tổng thời gian thức tối đa trong ngày
00.5 – 0.7516 – 213.5 – 5
1115.5 – 185 – 6
21. 5 – 216 – 186 – 7
31. 5 – 2168
42 – 2.5168
53 – 3.515 – 168.5
64159
74159
84159
951410
105 – 5.51411 – 12
11 – 1561411 – 12

2. Thiết lập thói quen ngủ cho bé

Đưa con bạn vào thói quen đi ngủ hàng đêm giúp chúng phát triển các liên kết về giấc ngủ, từ đó sẵn sàng cho một đêm ngon giấc. Bạn nên bắt đầu nghi thức đi ngủ bằng cách thư giãn. Điều này có thể bao gồm việc cho bé nghe nhạc, nói chuyện nhẹ nhàng, đọc truyện, tắm thư giãn, mặc đồ ngủ, tắt bớt đèn. Tất cả những dấu hiệu này sẽ giúp con bạn nhận ra giờ đi ngủ đang đến gần.

Thiết lập thói quen ngủ cho bé
Thiết lập thói quen ngủ cho bé

3. Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Bên cạnh các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh thì tạo môi trường lý tưởng là lựa chọn tốt cho giấc ngủ của bé. Tốt nhất nên giữ phòng tối, yên tĩnh và mát mẻ. Một số trẻ muốn có chút ánh sáng trong phòng của chúng hoặc ngủ với chăn hoặc đồ chơi nhồi bông yêu thích. Mẹ nên tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu của bé.

4. Giúp bé vận động

Trẻ sơ sinh chưa biết đi nên ít khi vận động, dẫn đến khả năng tiêu hao năng lượng kém, khiến trẻ hay gắt ngủ. Do đó, mẹ nên hỗ trợ bé tập những bài tập đơn giản như duỗi tay, duỗi chân. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp massage và vỗ về để bé cảm nhận được tình yêu thương mà bạn dành cho.

Giúp bé vận động
Giúp bé vận động

5. Sử dụng âm thanh quen thuộc

Sử dụng âm thanh quen thuộc cũng là mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Rất nhiều bé chỉ ngừng khóc khi nghe những âm thanh đều đều như bản nhạc, tiếng máy sấy tóc,…

Do đó, nếu bé bị gắt ngủ, mẹ có thể sử dụng những âm thanh tương tự, giúp bé thư giãn và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

6. Khi bé ngủ say không nên cho bú

Một số mẹ có cách chăm sóc trẻ khá máy móc như cứ canh 30 phút – 1 tiếng là cho bé bú 1 lần. Vì vậy, nhiều khi bé đang ngủ sâu giấc lại bị mẹ đánh thức. Đây chính là nguyên nhân làm giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn và lâu dần khiến trẻ gắt ngủ.

Khi nào bé gắt ngủ trở nên đáng lo?

Trẻ sơ sinh hay gắt ngủ là phản xạ sinh lý bình thường. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa nó không đáng lo ngại nên không cần quan tâm. Thông thường, hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ tròn 3 tháng tuổi.

Vì vậy, nếu sau giai đoạn này, trẻ vẫn thường xuyên khó ngủ đêm, lăn lộn, gắt ngủ, tổng số giờ ngủ dưới 18 giờ/ngày thì đây là dấu hiệu đáng báo đậu. Cha mẹ cần theo dõi thêm những dấu hiệu khác của trẻ như đi ngoài, da xanh xao, mệt mỏi, bỏ bú, biếng ăn,… Nếu có hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh gắt ngủ đi kèm với dấu hiệu bất thường thì cần đưa đến bệnh viện ngay!
Trẻ sơ sinh gắt ngủ đi kèm với dấu hiệu bất thường thì cần đưa đến bệnh viện ngay!

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn. Cùng theo dõi Fitobimbi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Chia sẻ bài viết này