Nhiều trẻ sinh ra đã có thói quen ngủ ngày li bì nhưng đêm thì “quẩy” đến sáng. Nhịp sinh học này khiến cho cha mẹ mệt mỏi rã rời. Vậy làm sao để thoát cảnh “trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm”. Hãy cùng Fitobimbi đi tìm lời giải trong bài viết sau mẹ nhé.
1. Thời gian ngủ bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Dưới đây là các giai đoạn và thời gian ngủ trung bình tương ứng:
- Trẻ sơ sinh 0 – 3 tháng: Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường được chia thành nhiều giấc ngắn suốt cả ngày và đêm.
- Trẻ 4 – 11 tháng: Trẻ ở độ tuổi này thường ngủ từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Trong đó, giấc ngủ ban đêm dài hơn và có thể kéo dài từ 9 đến 12 giờ, cộng thêm 2 – 4 giấc ngủ ngắn ban ngày.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: Trẻ ở độ tuổi này cần khoảng 11 đến 14 giờ ngủ mỗi ngày. Giấc ngủ ban đêm thường kéo dài từ 11 đến 12 giờ, cộng thêm 1 – 2 giấc ngủ ngắn ban ngày.
- Trẻ 3 – 6 tuổi: Trẻ mẫu giáo thường cần ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ ban đêm kéo dài từ 10 đến 12 giờ và thường chỉ còn một giấc ngủ ngắn ban ngày hoặc có thể không cần ngủ ngắn.
Lưu ý rằng mỗi trẻ có thể có nhu cầu ngủ khác nhau, quan trọng nhất là trẻ cảm thấy thoải mái và tỉnh táo khi thức dậy.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm
Nhiều người cho rằng ngủ ngày cày đêm là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nó còn có thể khởi phát bởi những lý do dưới đây.
- Nhầm lẫn giữa ngày và đêm: Trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu chưa phân biệt được ngày và đêm do bé chưa tập làm quen với môi trường ngoài.
- Do quá no hoặc đói: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên không thể tiêu hóa thức ăn một lúc quá nhiều. Trung bình cứ khoảng 2-3 tiếng bé sẽ thức dậy để ăn một lần. Nếu mẹ cho bé ăn uống quá no hoặc đói sẽ khiến con bị khó chịu, không thể ngủ ngon.
- Thiếu chất: Tình trạng ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh còn có thể xuất hiện khi bị thiếu chất, nhất là vi khoáng như canxi, kẽm, vitamin D. Đây là vi chất có vai trò rất quan trọng với giấc ngủ của các cơn. Việc thiếu hụt sẽ khiến trẻ trằn trọc, lăn lộn, ngủ không sâu.
- Bệnh lý: Trẻ ngủ ngày cày đêm còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý chẳng hạn như phế quản, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan,…Việc mắc những bệnh lý này thường khiến trẻ gặp khó khăn hô hấp, buộc phải thở bằng miệng nên không thể ngủ ngon giấc.
Ngoài ra, tình trạng “cày đêm” ở trẻ sơ sinh còn có thể khởi phát do ánh sáng phòng ngủ quá mạnh, âm thanh lớn hoặc tã/ bỉm bẩn khiến con không thể vào giấc.
3. Trẻ mấy tháng hết ngủ ngày cày đêm?
Trẻ sơ sinh thường mất khoảng 9 tháng để điều chỉnh giấc ngủ và ngừng việc ngủ ngày thức đêm. Từ khoảng 4 – 6 tháng tuổi, nhiều trẻ bắt đầu có thể ngủ xuyên đêm trong vòng 4 – 5 tiếng mà không cần bú đêm nhiều nữa, vì dạ dày của con đã đủ lớn để chứa nhiều dưỡng chất từ sữa hơn và giúp con no lâu hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác khiến trẻ có thể tỉnh giấc vào ban đêm. Vì vậy, cha mẹ nên ở bên cạnh để dỗ bé trở lại giấc ngủ khi bé thức giấc và giúp bé hình thành thói quen ngủ suốt đêm để tránh việc tỉnh giấc giữa đêm.
4. Lợi ích của việc tập cho trẻ ngủ đúng giờ
Việc tập cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả con và cha mẹ.
Dưới đây là một số lợi ích chính của việc ngủ đúng giờ đối với trẻ:
- Phát triển thể chất và tinh thần: Giấc ngủ đủ và đúng giờ giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển não bộ. Giấc ngủ sâu và đủ giấc cũng giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Giấc ngủ đủ giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng.
- Cải thiện tâm trạng và hành vi: Trẻ được ngủ đủ và đúng giờ thường có tâm trạng tốt hơn, ít cáu kỉnh và dễ dỗ hơn. Giấc ngủ đều đặn giúp trẻ cảm thấy thư thái và ổn định hơn trong các hoạt động hàng ngày.
- Tạo thói quen lành mạnh: Việc duy trì giờ giấc ngủ nhất quán giúp trẻ hình thành thói quen lành mạnh từ nhỏ, tạo nền tảng cho lối sống kỷ luật và tự giác khi lớn lên.
Trẻ ngủ đúng giờ cũng có lợi cho cha mẹ, cụ thể như sau:
- Giảm căng thẳng cho cha mẹ: Khi trẻ có giờ giấc ngủ ổn định, cha mẹ cũng dễ dàng hơn trong việc sắp xếp thời gian và công việc hàng ngày. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng và tạo điều kiện cho cả gia đình có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Hỗ trợ giấc ngủ của cha mẹ: Khi trẻ ngủ đúng giờ, cha mẹ cũng có thể có giấc ngủ ngon hơn, giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần.
Việc tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhất quán từ cha mẹ, nhưng những lợi ích mang lại là rất đáng giá.
5. Mách cha mẹ 15 mẹo trị ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh
Cho dù trẻ ngủ ngày thức đêm gặp phải một trong những vấn đề trên, cha mẹ vẫn có thể cải thiện giấc ngủ cho trẻ bằng cách khắc phục các nguyên nhân do sinh lý và bệnh lý. Từ đó, giúp trẻ ngủ sâu giấc và kéo dài suốt đêm. Dưới đây là những cách khắc phục trẻ ngủ ngày thức đêm nhanh và hiệu quả nhất.
5.1. Dạy trẻ phân biệt ngày đêm
Trẻ ngủ ngày cày đêm phần lớn là do nhầm lẫn hai thời điểm này. Do đó, mẹ hãy dạy cho trẻ phân biệt bằng cách làm sau:
Ban ngày
- Cố gắng giữ trẻ tỉnh táo lâu nhất có thể sau khi thức dậy ở từng cữ ngủ.
- Cho bé tiếp xúc với nguồn ánh sáng mặt trời bằng cách mở cửa, kéo rèm hoặc bật điện sáng
Ban đêm
- Tắt đèn, hạn chế ánh sáng để bé dễ chìm vào giấc
- Tương tự ánh sáng, âm thanh và các hoạt động cũng cần hạn chế để có môi trường yên tĩnh giúp bé ngủ sâu và say.
- Mẹ cũng nên để bé trên nôi hoặc gối mềm ấm, tạo cảm giác an toàn dễ vào giấc hơn.
5.2. Tạo không gian ngủ thoải mái
Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy mẹ nên giữ nhiệt độ phòng đúng mức, đảm bảo đủ tối để bé vào giấc dễ hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng tiếng ồn trắng để loại bỏ tạp chất âm thanh, giúp trẻ ngủ ngon và sâu.
5.3. Dạy bé tự xoa dịu, để trở lại giấc ngủ
Khi trẻ thức dậy vào nửa đêm và quấy khóc, lúc này bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tỉnh giấc là gì. Tuy nhiên, đừng vội kiểm tra, hãy để cho bé 1 thời gian chờ khoảng tầm 5 phút để tự ngủ lại.
Nếu bé không ngủ trở lại và quấy khóc hơn, hãy kiểm tra tã xem có ướt không. Mẹ nên đặt tay lên ngực của bé xoa dịu lo lắng, để trẻ bình tĩnh, thấy mẹ ở bên mà ngủ ngơn hơn.
5.4. Rèn cho bé tự ngủ
Nếu mẹ ẵm bồng để bé ngủ say rồi mới chịu đặt sẽ khiến con bị bám hơi và phải bế ru mới chịu đi ngủ. Thói quen này chính là nguyên nhân khiến một số bé không chịu ngủ đêm khi mẹ đặt xuống.
Vì vậy, mẹ nên hỗ trợ để bé tự ngủ bằng cách: Chuẩn bị môi trường phù hợp sau đó đặt bé nên giường, vỗ nhẹ và ru để con tự chìm vào giấc.
5.5. Không cho bé ăn quá no vào đêm
Thông thường trước khi đi ngủ phụ huynh thường có thói quen cho bé ăn no để giúp ngủ ngon. Tuy nhiên, điều này sẽ phản tác dụng nếu bé no quá. Lúc này trẻ có thể đối mặt với tình trạng trào ngược, ọc sữa nên khó ngủ ngon. Mặt khác, việc cho bé ăn nhiều trước khi đi ngủ cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy mẹ nên hạn chế.
5.6. Cho trẻ đi ngủ vào một giờ nhất định
Nhiều mẹ cố gắng không chó bé ngủ ban ngày với hy vọng đêm con sẽ ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, cách này không mang lại hiệu quả. Việc không cho bé ngủ ngày có thể khiến con rơi vào trạng thái mệt mỏi, bé gắt ngủ, khó vào giấc và quấy nhiều về đêm. Vì vậy cách tốt nhất là hãy xây dựng lịch ngủ khoa học, cho bé đi ngủ vào giờ cố định để con quen dần với nhịp sinh học này. Với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé đi ngủ vào khoảng 6-7 tối.
5.7. Hãy kiên nhẫn
Trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm phải làm sao? Nếu trước đó trẻ đang ngủ suốt đêm bỗng nhiên dừng lại đột ngột, đó có thể là lỗi của giấc ngủ thoái trào hoặc sự tăng trưởng trong quá trình phát triển của trẻ.
Những đợt tăng trưởng thường kéo dài vài ngày, sau đó bé sẽ trở lại bình thường. Quá trình thoái trào có thể kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Hãy kiên nhẫn trong những lúc thế này và tập trung vào thực tế là nó sẽ không kéo dài.
5.8. Cho bé ngậm vú giả
Ngậm ti giả cũng là cách hay để chữa tình trạng thức đêm ở trẻ sơ sinh. Đa số các loại ti giả hiện nay đều được làm từ chất liệu mềm, tương đối giống ti mẹ nên việc sử dụng sẽ giúp vào giấc tốt hơn. Liệu pháp này đang được nhiều mẹ áp dụng để giúp bé tự ngủ ngon. Tuy nhiên mẹ không nên quá lạm dụng. Khi trẻ ngủ say mẹ nên gỡ bỏ để tránh ảnh hưởng đến hàm.
5.9. Không cho bé ngủ quá nhiều vào ngày
Nếu mẹ cho bé ngủ nhiều vào ban ngày đêm đến con sẽ không có cảm giác buồn ngủ. Mà giấc ngủ ban đêm lại rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vì vậy để hạn chế tình trạng ngủ ngày cày đêm mẹ hãy đảm bảo duy trì giấc ngủ ngày khoa học. Tuyệt đối không nên cho bé ngủ ngày quá nhiều. Nếu thấy bé có dấu hiệu ngủ giấc ban ngày quá 2 tiếng hãy mạnh dạn đánh thức bé dậy để ăn, chơi, thay bỉm. Bé cần có khoảng thời gian thức chơi giữa các cữ ngủ trong ngày để tối vào giấc tốt hơn
5.10. Đừng bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ
Cách cuối cùng để trẻ không ngủ ngày cày đêm đó là đừng bỏ qua các dấu hiệu như ngáp vặt, dịu mắt, quấy khóc. Khi trẻ có tín hiệu này mẹ nên chuẩn bị môi trường ngủ phù hợp để bé vào giấc. Việc bỏ lỡ sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái phấn kích, quấy khóc và khó vào giấc hơn.
5.11. Massage cho trẻ dễ ngủ
Cha mẹ có thể sử dụng dầu massage an toàn cho trẻ nhỏ và xoa bóp nhẹ nhàng khắp cơ thể bé. Khi massage cho con, cha mẹ nên tập trung vào các khu vực như lưng, chân và tay. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ.
5.12. Thay tã cho trẻ trước khi cho đi ngủ
Một chiếc tã ẩm ướt thường gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Chính vì vậy, cha mẹ hãy thay tã cho con trước khi con ngủ. Tã khô thoáng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon giấc suốt đêm.
5.13. Cho trẻ bú sữa đúng cữ và ngưng dần vào ban đêm
Việc cho trẻ bú sữa đúng cữ và ngưng dần việc bú đêm sẽ giúp trẻ điều chỉnh lại chu kỳ ngủ. Ban đầu, mẹ hãy đảm bảo con được bú đủ no vào ban ngày, sau đó từ từ giảm lượng sữa vào ban đêm. Điều này giúp trẻ giảm dần thói quen bú đêm và ngủ giấc đêm dài hơn.
5.14. Không để bé hoạt động, vui cười quá nhiều trước khi đi ngủ
Cha mẹ tránh để bé tham gia các hoạt động kích thích quá mức trước giờ đi ngủ. Các hoạt động vui chơi sôi động có thể làm bé tỉnh táo và khó ngủ hơn. Để giúp con dễ vào giấc, cha mẹ hãy tạo ra một không gian yên tĩnh, thư giãn với ánh sáng mờ và những hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách hay hát ru.
5.15. Cho bé mặc đồ thoải mái khi đi ngủ
Cha mẹ nên chọn cho con những bộ đồ ngủ thoải mái, thoáng mát và phù hợp với nhiệt độ phòng. Tránh mặc quần áo quá chật hoặc quá dày, vì chúng có thể làm bé khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đồ ngủ làm từ chất liệu mềm mại và thoáng khí sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và có giấc ngủ ngon hơn.
Trên đây là giải đáp trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe của bé. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý tạo thói quen tốt cho giấc ngủ của bé với 15 giải pháp cải thiện giấc ngủ mà chúng tôi đã nêu trên cho bé ngay từ khi còn nhỏ nhé!