Nội dung chính

Trẻ ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào?

Giật mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Ngoài góc độ khoa học căn bệnh này còn được lý giải theo nhiều khía cạnh tâm linh. Vậy ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào? Hiện tượng này có tốt cho sức khỏe hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải mẹ nhé.

Hiện tượng trẻ ngủ hay bị giật mình là gì?

Ngủ hay giật mình là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là các bé sơ sinh. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do các cơ co giật đột ngột trong vài giờ đầu giấc khiến cho nhịp tim, hơi thở của bé chậm lại.

Theo chuyên gia, đặc điểm chính của hiện tượng ngủ giật mình đó là nó diễn ra đột ngột và có thể phá giấc ngủ của con, khiến trẻ tỉnh giấc giữa đêm.

Tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Có một vài yếu tố được cho rằng sẽ khiến trẻ giật mình khi ngủ đó là tâm lý căng thẳng, nằm sai tư thế, hoặc có thói quen ngủ xấu,…

Trẻ ngủ hay bị giật mình
Trẻ ngủ hay bị giật mình

Ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào?

Theo quan niệm tâm linh của người Việt thì con người ta sinh ra tồn tại phần xác và hồn. Đối với đàn ông có ba hồn bảy vía, đàn bà có ba hồn, chín vía. Trong vía này có vía nặng, vía nhẹ. Trường hợp trẻ ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích là do vía nhẹ.

Do đó, mặc dù cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi nhưng cái hồn này lại nhìn thấy thứ không mấy tốt đẹp của thế giới âm. Điều này khiến hồn vía trẻ khiếp sợ, giật mình, hoảng hốt nên hay tỉnh giấc giữa đêm.

Với những trẻ khó ngủ, việc hay giật mình thường khó ngủ lại. Thậm chí còn mất ngủ trắng đêm sau khi tỉnh giấc. Tình trạng này nếu kéo dài ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi nó có thể khiến bé rơi vào trạng thái đột ngột ngừng thở bất cứ lúc nào.

Tâm linh giải thích hiện tượng trẻ giật mình khi ngủ
Tâm linh giải thích hiện tượng trẻ giật mình khi ngủ

Trẻ ngủ hay giật mình có ảnh hưởng gì?

Ngoài thắc mắc trẻ ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào, mẹ bỉm còn muốn biết xem hiện tượng này có gây nguy hiểm cho bé. Theo chuyên gia, việc ngủ giật mình kéo dài có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ với trẻ. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng hệ thần kinh: Trẻ nhỏ giật mình trí não thường không phát triển toàn diện. Việc bị co giật, tỉnh giấc thường xuyên sẽ khiến tâm lý con nhỏ không được ổn định. Bên cạnh đó, giấc ngủ không sâu nên trẻ thường dễ mắc bệnh về hệ thần kinh
  • Mất ngủ: Trẻ nhỏ  giật mình sẽ có tâm lý sợ hãi, lo âu khiến cho giấc ngủ không sâu, ngủ không ngon giấc nên thường mắc phải tình trạng mất ngủ. Tình trạng này nếu để kéo dài con trẻ sẽ thiếu tỉnh táo, không tập trung và kém phát triển so với bạn bè trang lứa
  • Co giật: Trẻ ngủ hay bị giật mình có thể dẫn đến co giật và các hiện tượng tương tự. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thần kinh của bé nhạy cảm. Vì vậy mẹ cần nhận biết, khắc phục từ sớm cho trẻ

Trẻ ngủ hay giật mình khoa học giải thích thế nào?

Bên cạnh, ngủ hay bị giật mình tâm linh thì khoa học còn lý giải vấn đề này dưới nhiều góc độ. Cụ thể, những nguyên nhân chính khiến bé giật mình giữa đêm gồm:

Ngủ sai tư thế có thể khiến bé dễ giật mình
Ngủ sai tư thế có thể khiến bé dễ giật mình
  • Nằm ngủ sai tư thế: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình đó là nằm sai tư thế. Khi trẻ ngủ sai tư thế não bộ sẽ nhận thức rằng  cơ thể có mối nguy hiểm. Do đó, bé ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh giấc, giật mình giữa đêm
  • Do tâm lý căng thẳng: Tâm lý căng thẳng cũng là lý do khiến trẻ ngủ hay giật mình. Theo chuyên gia, sự lo âu, căng thẳng ban ngày có thể gây ra áp lực đè nặng lên hệ thần kinh, phản xạ tới não khi ngủ. Do đó đặc điểm ở những trẻ hay bị giật mình đó là thường xuyên đối mặt với sự lo lắng, mệt mỏi ở trường, lớp
  • Thiếu canxi: Canxi không chỉ có vai trò lớn với hệ xương, răng mà còn giúp hệ thần kinh hoạt động khỏe mạnh. Đồng thời tham gia hoạt động co giãn linh hoạt của tim mạch, cơ bắp. Việc thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng co cơ và dây thần kinh khiến bé thường xuyên giật mình khi ngủ

Ngoài những lý do kể trên thì trẻ ngủ hay bị giật mình còn có thể do thực hiện những bài tập nặng vào buổi tối hoặc thiếu magie, sắt,…

Cách phòng ngừa trẻ ngủ hay bị giật mình

Từ nguyên nhân ngủ hay bị giật mình tâm linh và các yếu tố khoa học mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp các bé hạn chế tình trạng này.

Cho bé ngủ đúng tư thế

Hai tư thế ngủ được các bác sĩ y khoa khuyến cáo nên cho bé ngủ đó là nằm nghiêng và ngửa sao cho lưng thẳng. Đặc biệt, việc lựa chọn một chiếc nệm êm cũng sẽ giúp con có được giấc ngủ ngon hơn, tránh bị giật mình khi ngủ.

Không để trẻ căng thẳng khi đi ngủ

Có nhiều cách giúp mẹ hạn chế tình trạng căng thẳng cho bé như đi dạo ngoài, hít thở không khí trong lành hoặc không la mắng, ép buộc con trẻ làm theo ý mình. Mẹ nên tránh để các bé làm việc hoặc là học tập quá sức. Tốt nhất là nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tránh suy nghĩ tiêu cực tác động lên con những lúc đi ngủ.

Ăn uống lành mạnh

Mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ magie, canxi trong chế độ ăn của bé để phòng ngừa các cơn co giật thần kinh. Hãy cố gắng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung rau xanh và vitamin cũng như hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối,… Gợi ý cho mẹ là hãy cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép để cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ ngủ ngon
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ ngủ ngon

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời câu hỏi “trẻ ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào”. Tình trạng giật mình kéo dài rất dễ dẫn đến đột quỵ, ảnh hưởng sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ cần quan sát, tìm cách khắc phục để cải thiện tốt giấc ngủ của con.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này