Nội dung chính

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét: 6 giải pháp vàng cho mẹ

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải trang bị đầy đủ thông tin về chứng bệnh này để có biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả tình trạng này.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Dấu hiệu và giải pháp hiệu quả

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình

3 tuổi là mốc thời gian mà trẻ phát triển mạnh về tâm lý. Lúc này con sẽ có thể học theo cử chỉ, hành động của người xung quanh. Tuy nhiên do chưa có đủ vốn từ nên giai đoạn này trẻ thường rơi vào khủng hoảng tâm lý. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét.

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình có dấu hiệu nào?
Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình có dấu hiệu nào?
  • Trẻ đang ngủ ngon bỗng giật mình, lăn lộn, vật vã, nhắm mắt và khóc thút thít
  • Trẻ có hiện tượng quẫy đạp mạnh hơn ngay cả khi được mẹ bế
  • Trẻ thường ưỡn cong người để trườn ra khỏi tay mẹ. Nếu lúc này, mẹ thả bé xuống thì con có thể túm lấy cổ áo và đòi bế lên, khi bế rồi thì lại muốn giãy ra
  • Mắt của bé vẫn nhắm chặt, mặt cau có, miệng khóc nức nở, cơn khóc thậm chí có thể kéo dài từ 30-40 phút
  • Bé chỉ ngủ khi mệt và thiếp đi

Vì sao trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình?

Thực tế, có nhiều lý do dẫn đến việc trẻ 3 tuổi quấy khóc vào ban đêm. Cụ thể:

Trẻ thiếu chất dinh dưỡng

Trẻ 3 tuổi quấy khóc ngủ hay giật mình có thể là do con thiếu dinh dưỡng. Theo chuyên gia, giai đoạn 3 tuổi bé cần bổ sung canxi, vitamin D thúc đẩy cơ xương phát triển. Vì vậy nếu như chế độ ăn uống hàng ngày không đủ dinh dưỡng hoặc sự phân bố không được đồng đều bé sẽ có thể khó vào giấc ngủ và quấy khóc nhiều.

Trẻ ngủ chưa sâu hoặc chưa muốn ngủ

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có thể bắt buồn từ việc con chưa muốn ngủ. Tình trạng này chủ yếu do bé ngủ nhiều vào ban ngày. Vì vậy ban đêm con thường không thể sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm.

Để khắc phục tình trạng này mẹ nên xây dựng cho con thời gian biểu ngủ – nghỉ phù hợp. Cụ thể, bé sẽ cần ngủ khoảng 12-13 tiếng/ ngày. Trong đó 2 tiếng vào ban ngày và 10 tiếng còn lại ngủ vào ban đêm.

Ngủ quá nhiều ban ngày sẽ khiến bé khó vào giấc ban đêm
Ngủ quá nhiều ban ngày sẽ khiến bé khó vào giấc ban đêm

Do mắc bệnh lý

Không thể loại trừ nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét. Theo chuyên gia, các bệnh lý bao gồm: trào ngược, viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, bệnh về thần kinh,… có thể khiến bé khó chịu trong người, không thể ngủ được và hay quấy khóc giữa đêm.

Do tâm lý, ám ảnh ban ngày

Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn rất non nớt và dễ tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy nếu bé chơi quá nhiều trong ban ngày hoặc trước khi đi ngủ bị dọa nạt sẽ khiến hệ thống thần kinh căng thẳng. Trẻ khó vào giấc và hay giật mình, khóc thét giữa đêm.

Do những tác động bên ngoài

Một số vấn đề về môi trường như: Không gian ngủ, nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh cũng là lý do khiến trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét. Theo chuyên gia, giai đoạn 3 tuổi, bé thường nhạy cảm nên dù 1 thay đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của con. Do đó mẹ nên hạn chế thay đổi không gian sống để tránh ảnh hưởng giấc ngủ của bé.

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình có sao không?

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình lâu dần sẽ hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng sức khỏe của con. Dưới đây là những hậu quả mà trẻ có thể gặp phải nếu tình trạng này kéo dài.

Bé chậm tăng cân

Giấc ngủ đóng vai trò lớn với việc phục hồi sức khỏe. Khi trẻ ngủ ngon, tuyến yên sẽ tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4-5 lần bình thường. Từ đó giúp bé phát triển tối ưu cả về chiều cao, cân nặng. Vì vậy nếu trẻ thường xuyên giật mình, quấy khóc trong đêm, sẽ khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất trong con.

Ngủ không ngon khiến trẻ chậm tăng cân
Ngủ không ngon khiến trẻ chậm tăng cân

Ảnh hưởng nhận thức

Bộ não của trẻ 3 tuổi vẫn còn mỏng mảnh. Vì vậy nếu như não bộ kích thích bởi các yếu tố bên ngoài thì khả năng học hỏi, khám phá với các tình huống sẽ giảm rõ rệt với trẻ ngủ ngon.

Không chỉ vậy, hiện tượng trẻ bị thức giấc khi ngủ còn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả như: giảm sản xuất hormone tăng trưởng, hệ miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế khiến bé dễ ốm đau, nhiễm trùng,…

Tăng nguy cơ đột tử

Hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở, tăng nguy cơ đột tử.

Trẻ 3 tuổi hay quấy khóc mẹ nên làm gì cải thiện giấc ngủ?

Để trẻ 3 tuổi có thể khắc phục tình trạng quấy khóc, giật mình mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là những gợi ý cho mẹ.

1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con

Trẻ 3 tuổi là giai đoạn cần phát triển mạnh về cả trí não lẫn thể chất. Vì vậy mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất thiết yếu cho con như vitamin, chất đạm, chất khoáng, chất xơ, vi lượng, canxi, sắt, kẽm…. để con có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Không chỉ thế việc đủ canxi và sắt cũng là lý do khiến bé không bị khóc đêm.

Mẹo dân gian chữa giật mình ở trẻ sơ sinh dễ làm

2. Tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái

Không gian yên tĩnh, sạch sẽ giúp trẻ có giấc ngủ sâu. Do đó, trước khi đi ngủ mẹ hãy tắt hết thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, đèn ngủ để tránh ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, nhiệt độ phòng cũng nên để ở 27-28 độ C, giúp tạo cảm giác thoải mái, dễ vào giấc hơn cho bé.

Giúp bé có môi trường ngủ thoải mái
Giúp bé có môi trường ngủ thoải mái

3. Hạn chế cho trẻ vui đùa quá mức vào ban ngày

Việc để các bé đùa nghịch quá nhiều ở ban ngày hoặc trước giờ đi ngủ sẽ khiến tâm lý của con kích động, dễ bị giật mình, tỉnh giấc trong đêm. Do đó, cha mẹ cần phải hạn chế các hoạt động này trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

4. Trò chuyện, vỗ về giúp bé ổn định tâm lý

Trẻ 3 tuổi đang trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý. Vì vậy để con ngủ ngon, không gặp ác mộng mẹ hãy trò chuyện, vỗ về các bé nhằm giúp trẻ ổn định tâm lý vượt qua nỗi sợ và ngủ tốt hơn. Cách làm này tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả đáng gờm đó mẹ.

5. Bổ sung vi chất

Để bé 3 tuổi ngủ ngon, không bị giật mình mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất sau: canxi, D3, sắt, kẽm, vitamin, chất xơ. Ngoài việc giúp trẻ phát triển thể lực, trí não, vào giấc ngủ sâu và ngon. Các hoạt chất này còn giúp tăng cường đề kháng, giảm thiểu ốm vặt để bé phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn quá trình sử dung vi chất cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong đó D3 là hoạt chất cần được bổ sung ngay khi chào đời và duy trì tối thiểuđến khi 2 tuổi. Với sắt, kẽm, canxi mẹ có thể bổ sung theo liều dự phòng khoảng 2-3 đợt trong năm tùy theo nhu cầu.

6. Chọn trang phục phù hợp với bé

Những bộ quần áo phù hợp, chất liệu thoáng mát theo mùa sẽ giúp bé đi vào giấc dễ dàng và ngủ sâu hơn. Fitobimbi gợi ý cho mẹ cách chọn quần áo cho bé theo những tiêu chí dưới đây

  • Trên 26 độ: Chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton hoặc muslin, áo cộc, quần ngắn.
  • Từ 24-25 độ: Mặc cho bé chiếc áo cộc tay ban ngày, khoác thêm áo mỏng.
  • Từ 22-23 độ: Mặc cho bé bộ quần áo dài tay, giữ kín cổ
  • Từ 20-21 độ: Mẹ chọn những bộ quần áo dài tay, khoác thêm áo mỏng. Khi ngủ nhớ đắp thêm chăn cho bé
  • Dưới 16 độ: Lựa chọn những bộ quần áo ấm dài tay, áo body, áo phao dày, kết hợp đeo tất và mũ, đắp thêm chăn bông.

Với thông tin này, chắc hẳn mẹ bỉm đã có cho mình thêm nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ, nhất là trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét về đêm. Trường hợp bé có triệu chứng bất thường như co giật, mộng du, hoảng sợ,… mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.

Chia sẻ bài viết này