Nội dung chính

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Độ tuổi lên 3 là giai đoạn tiền đề để trẻ hình thành, phát triển nhân cách. Tuy nhiên, đây cũng là lúc khủng hoảng tâm lý của bé diễn ra do sự phát triển ngôn ngữ đang được hoàn thiện. Chính vì vậy ở một số bé thường sẽ diễn ra tình trạng khóc đêm. Vậy trẻ 3 tuổi hay khóc đêm nguyên nhân là gì, giải pháp thế nào? Mời đọc bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Dấu hiệu khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ lên 3

3 tuổi, trẻ có thay đổi, rõ rệt về mặt tư duy, nhận thức. Con thích tự ăn, tự ngủ một mình và luôn miệng hỏi “vì sao”. Sự phát triển nhanh về mặt nhận thức khiến trẻ rơi vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ với những dấu hiệu dưới đây.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm có dấu hiệu gì?
Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm có dấu hiệu gì?
  • Thức dậy và khóc nhiều lần trong đêm với tần suất ngày càng tăng
  • Trẻ phải mất hàng giờ để chìm vào giấc ngủ
  • Trẻ luôn tỏ ra lo lắng, không an toàn, khi ngủ muốn có bố mẹ ở bên
  • Trẻ có dấu hiệu căng thẳng, lo lắng vào buổi tối hoặc bóng đêm
  • Bé sợ hãi hoặc sau khi tỉnh giấc có miêu tả về giấc mơ khiến con lo sợ
  • Trẻ trở nên nóng tính, gắt gỏng, khó chịu với tất cả mọi người

Nếu dấu hiệu trên kéo dài phụ huynh nên tìm nguyên nhân để có biện pháp phù hợp.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm

Trên thực tế, trẻ 3 tuổi khóc đêm do nhiều nguyên nhân. Ngoài rối loạn giấc ngủ, bé có thể thiếu chất, hoảng sợ, gặp ác mộng hoặc bị bệnh. Cụ thể:

Một số nguyên nhân khiến bé 3 tuổi khóc đêm
Một số nguyên nhân khiến bé 3 tuổi khóc đêm
  • Khủng hoảng tuổi lên 3: Trẻ lên 3 có nhiều thay đổi về tâm sinh lý như khả năng biểu đạt, ngôn ngữ phát triển, trẻ đi học, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, học được điều mới. Nên não động nhiều gây khó ngủ.
  • Trẻ gặp ác mộng: Với bé ở giai đoạn này, tâm lý rất dễ kích động. Do đó, nếu như ban ngày con bị trêu đùa, dọa nạt hoặc không được đáp ứng hài lòng ban đêm rất dễ giật mình, tỉnh dậy, quấy khóc.
  • Bệnh tật: Việc giật mình quấy khóc ở trẻ 3 tuổi còn có thể bắt nguồn từ sức khỏe. Chẳng hạn như bé bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai hoặc gặp vấn đề về hô hấp.
  • Bé thiếu chất: Thiếu dinh dưỡng có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy nếu bé 3 tuổi bị thiếu canxi, vitamin D3, kẽm, magie, giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Những thay đổi mới: Chẳng hạn như chuyển nhà, chuyển trường hoặc mới đi học mầm non cũng sẽ khiến bé quấy khóc vì tâm lý lo phải tiếp xúc với người lạ.
  • Thay đổi thói quen ngủ: Với bé bện hơi mẹ, đã quen nằm cũi chuyển sang phòng riêng có thể khiến bé thấy bé không an toàn, quấy khóc về đêm.
  • Môi trường ngủ: Ngoài những yếu tố trên thì nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh phòng ngủ cũng tác động đến giấc ngủ của con. Môi trường ngủ không thoải mái sẽ khiến bé 3 tuổi khóc đêm và ngủ không ngon.

Hậu quả khi trẻ 3 tuổi khóc đêm kéo dài

3 tuổi là thời gian vàng để trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ. Vì vậy, việc khóc đêm nhiều sẽ gây hậu quả không chỉ trong thời gian ngắn mà còn cả tương lai của bé. Cụ thể:

Bé 3 tuổi khóc đêm nhiều ảnh hưởng gì?
Bé 3 tuổi khóc đêm nhiều ảnh hưởng gì?
  • Mất ngủ, mệt mỏi: Khóc đêm nhiều làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi, kém phát triển thể chất, tinh thần cũng như suy giảm miễn dịch khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
  • Trẻ chậm lớn: Ở trẻ lên 3, dinh dưỡng – giấc ngủ là 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Do đó mất ngủ kéo dài sẽ khiến bé chậm phát triển so với bạn bè trang lứa.
  • Ảnh hưởng gia đình: Việc trẻ khóc đêm liên tục sẽ gây xáo trộn cuộc sống gia đình. Bố mẹ mất ngủ, mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc hôm sau,….
  • Ảnh hưởng trí não: Trẻ 3 tuổi khóc đêm, ngủ không sâu giấc sẽ làm chậm quá trình phát triển não bộ. Trẻ giảm nhận thức, phản xạ chậm.
  •  Ảnh hưởng tâm lý, tính cách: Khóc đêm nhiều gây ra căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng tiêu cực tâm lý cũng như tính cách của bé. Những trẻ khóc đêm nhiều thường sẽ cáu gắt hoặc không hợp tác với bố mẹ.

Giải pháp nào giúp bé 3 tuổi hay khóc đêm ngủ ngon, tròn giấc

Các nghiên cứu  đã chỉ ra rằng giấc ngủ chất lượng có thể hỗ trợ phát triển cả về về thể chất, nhận thức lẫn cảm xúc của con. Vì lý do này, mà trong mọi trường hợp mẹ cần đảm bảo giấc ngủ của bé đủ cả số lượng lẫn chất lượng. Dưới đây là những giải pháp giúp bé 3 tuổi hay khóc đêm ngủ ngoan trở lại.

Giải pháp giúp bé 3 tuổi  ngủ ngon, hạn chế khóc đêm
Giải pháp giúp bé 3 tuổi  ngủ ngon, hạn chế khóc đêm
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Việc đầu tiên mẹ cần phải làm là hãy tạo dựng cho bé một môi trường ngủ an toàn. Ánh sáng dịu nhẹ, nhiệt độ vừa phải, không có tiếng ồn.
  • Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ: Tiếp đến hãy thiết lập cho bé lịch trình đi ngủ, thức dậy cố định trong ngày. Thói quen đi ngủ đúng giờ sẽ giúp bé tự điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình, hạn chế giật mình, khóc đêm.
  • An ủi khi bé quấy khóc: Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm đa phần là do tâm lý vì vậy khi bé giật mình tỉnh giấc mẹ hãy an ủi, dỗ dành. Ngoài ra để tạo tâm lý thoải mái, trước giờ đi ngủ mẹ nên đọc truyện, hát ru hoặc thực hiện những hoạt động thư giãn để bé dễ dàng ngủ say.
  • Thực đơn phù hợp: Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Vì vậy ở trẻ 3 tuổi mẹ nên xây dựng thực đơn đa dạng. Chú ý đảm bảo dinh dưỡng, nhất là vi chất tác động trực tiếp đến giấc ngủ như canxi, vitamin D, magie,.. 
  • Kiên nhẫn với bé: Đối diện với trẻ 3 tuổi hay khóc đêm do khủng hoảng bố mẹ cần phải kiên nhẫn và yêu thương con. Hãy cố gắng cùng bé vượt qua giai đoạn này để đạt được những cột mốc phát triển mới.
  • Tham khảo siro ngủ ngon: Ngoài ra nếu như tình trạng khóc đêm ở trẻ 3 tuổi kéo dài mẹ có thể tham khảo sử dụng siro ngủ ngon. Ưu tiên những loại lành tính, thảo dược tự nhiên, không chất an thần.  Và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Lời kết:

Khóc đêm kéo dài ở trẻ 3 tuổi không chỉ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé mà còn gây khó khăn cho cả gia đình. Vì vậy mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và biết áp dụng biện pháp cải thiện để con có giấc ngủ ngon sớm. Fitobimbi hy vọng những chia sẻ trên phần nào sẽ giúp ích được cho mẹ.

Chia sẻ bài viết này