Khóc là hành động biểu lộ sự mong muốn, những điều mà trẻ chưa thể nói được. Nếu trẻ 1 tuổi hay khóc đêm, chất lượng giấc ngủ của bé sẽ bị ảnh thưởng. Vậy lúc này, cha mẹ cần làm gì để khắc phục?

- Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Khóc dạ đề là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nguyên nhân trẻ 1 tuổi hay khóc đêm
Trẻ hay khóc đêm là vấn đề trăn trở của nhiều phụ huynh. Nguyên nhân chủ yếu thường là do con bị đói, quá nóng hoặc quá lạnh,… nhưng đôi khi, nguyên nhân lại đến từ những bệnh lý tiềm ẩn. Cụ thể như sau:
Bé đang đói
Trẻ sơ sinh thường có những cữ ăn đêm. Vì vậy, trước và sau cữ bú, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, mè nheo. Trẻ 2 tháng tuổi phải thức giấc 2 lần mỗi đêm để bú. Trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi cần bú một cữ vào ban đêm. Từ 5 tháng tuổi trở đi, bé không cần bú sữa vào ban đêm, thay vào đó thường ngủ liền một mạch đến sáng.
Trẻ cảm thấy mệt mỏi
Nguyên nhân có thể do ban ngày trẻ vận động quá mức. Đôi khi, khóc đêm cũng là dấu hiệu cho thấy bé sắp bị bệnh. Nếu trẻ kèm theo những dấu hiệu khác như biếng ăn, mệt mỏi,… cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhé!

Quá nóng hoặc quá lạnh
Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm do khả năng thích nghi của bé kém khi nhiệt độ tăng, giảm đột ngột. Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ cũng chịu tác động bởi các yếu tố xung quanh khác, chẳng hạn như ánh sáng, tiếng ồn, tã bỉm ẩm ướt… Chúng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc, quấy khóc,…
Cần được an ủi
Một số bé thức giấc giữa đêm có thể tự ngủ lại được rất nhanh sau đó. Tuy nhiên, số khác lại không như vậy, nhiều bé tỉnh giấc do hoảng sợ nên quấy khóc để tìm sự hỗ trợ của bố mẹ. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ phải luôn ở bên, vỗ về trẻ để con không cảm thấy lạc lõng cô đơn.
Chướng bụng
Đầy hơi, chướng bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ. Có thể là do mẹ cho bé ăn hay bú vượt ngưỡng, bé mắc các vấn đề tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc gây chướng bụng đầy hơi. Điều này làm cơ hoành bị kích thích, khiến bé khó thở, dẫn đến khó ngủ, quấy khóc về đêm.

Rối loạn giấc ngủ
Trẻ 1 tuổi, thần kinh con vẫn còn rất nhạy cảm. Nếu vào ban ngày, bé vô tình xem, nghe những hiệu ứng không tốt đối với hệ thần kinh sẽ khiến buổi đêm con sẽ gặp ác mộng, giật mình tỉnh giấc và khóc thét.
Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm do bệnh lý
Khóc đêm là biểu hiện của nhiều bệnh lý, chẳng hạn như thiếu canxi, nhiễm siêu vi, nghẹt mũi, khóc dạ đề,… Mẹ nên chú ý những dấu hiệu khác ngoài khóc đêm để xác định đúng nguyên nhân. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Không rõ nguyên nhân
Kèm với khóc đêm, mẹ có thể thấy bé có các biểu hiện như hắt hơi, nấc cụt,… Đôi khi trẻ sơ sinh khóc đêm không vì nguyên nhân nào cả. Nếu gặp phải tình huống này, mẹ hãy an ủi trẻ bằng cách ôm bé vào lòng, hát ru, nói chuyện,… con sẽ đi vào giấc ngủ ngay thôi!
Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?
Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, tuyến yên sẽ tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Vì vậy, trẻ khóc đêm thường xuyên, thiếu ngủ sẽ làm suy giảm nồng độ hormone tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của bé.
Ảnh hưởng đến bản thân bé
- Khả năng nhận thức của con suy giảm
- Tác động đến hệ miễn dịch, trẻ dễ ốm và mắc các bệnh vặt hơn
- Khóc đêm dẫn đến đường hô hấp bị ức chế, tăng nguy cơ ngưng thở, thậm chí là đột tử khi ngủ
- Làm trẻ chậm tăng cân và chiều cao
- Tăng áp lực máu lên não, huyết áp, gây ra các vấn đề về tim mạch

Trẻ 1 tuổi khóc đêm ảnh hưởng đến mẹ
- Tắt sữa: Mẹ có thể bị mất sữa do phải chăm con, căng thẳng, mệt mỏi từ việc nghe tiếng khóc
- Trầm cảm sau sinh
- Thiếu ngủ, ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau
Bé 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao?
Khi bé khóc đêm, mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và giữ bình tĩnh. Không bao giờ đung đưa hoặc lắc bé để hy vọng bé ngừng khóc. Bởi hành động này có thể gây ra tổn thương não, đe dọa tới sức khỏe sau này của trẻ. Vậy, trẻ 1 tuổi khóc đêm, mẹ phải làm sao?
- Mẹ cần loại trừ những tình huống như: bé có bị đói hay đầy bụng do ăn quá no không, tã có bị ướt không. Và giải quyết những nguyên nhân này
- Kiểm tra xem da bé, nhất là những vùng không có quần áo che chắn xem có bị mẩn đỏ không. Sờ trán bé xem bé có bị sốt không? Bé có bị ho, nghẹt mũi không?
- Nếu mẹ kiểm tra nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao trẻ 1 tuổi hay khóc đêm. Trong khi đó, bé khóc ngày càng lớn thì khả năng cao là do bé bị đau (đau bụng, đau đầu,..). Mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám càng sớm, càng tốt

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý đến những điều sau để tránh giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng:
- Không cho bé ăn tối qua nó
- Thường xuyên thay tã, cố gắng giữ cơ thể bé được khô ráo, thoáng mát
- Cho bé ngủ trong môi trường thoải mái, tránh xa tiếng ồn, ánh sáng mạnh và nhiệt độ khắc nghiệt
- Tập cho bé thói quen sinh hoạt khoa học. Ăn, ngủ và đi vệ sinh đúng giờ
- Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến khó ngủ vào ban đêm
- Không nên cho bé tham gia các hoạt động kích thích mạnh vào ban ngày để tránh gặp ác mộng, giật mình tỉnh giấc
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng trẻ 1 tuổi hay khóc đêm. Nhìn chung, tình trạng này không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời và phù hợp.