Nội dung chính

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Trẻ ngủ ngày cày đêm là một thách thức phổ biến của các bậc cha mẹ. Trẻ sơ sinh cần phải thức dậy vài giờ một lần để ăn vì dạ dày nhỏ xíu của trẻ không đủ lớn để trữ thức ăn cho cả đêm.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần số lần bú cũng ít hơn. Lúc này cha mẹ thường mong muốn trẻ ngủ suốt đêm, nhưng mọi thứ không như mong đợi. Trẻ sơ sinh cần học cách thức và thời điểm ngủ trước khi ngủ suốt đêm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi “trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao” với 10 lời khuyên giúp trẻ bắt đầu ngủ trong thời gian dài hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm không còn quá xa lạ với gia đình có con nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau như nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm là gì?
Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm là gì?

Nguyên nhân sinh lý

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường chia làm 2 giai đoạn đó là giấc ngủ nhanh (REM) và giấc ngủ chậm (Non REM). Giấc ngủ REM chiếm khoảng 50% thời gian ngủ của trẻ trong ngày. Giấc ngủ Non REM gồm có 4 giai đoạn đó là: buồn ngủ, ngủ lơ mơ, ngủ sâu, ngủ rất sâu.

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn biến tuần từ theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang ngủ REM. Trong những tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ thường bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh hay thức đêm cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

  • Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm đó chính là thiếu dưỡng chất. Việc cơ thể trẻ thiếu các dưỡng chất quan trọng như: Canxi, kẽm, sắt… sẽ khiến trẻ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, trằn trọc và quấy khóc về đêm. Nhất là hội chứng chân không yên thường thấy ở trẻ bị thiếu sắt, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và ngủ không ngon giấc
  • Trẻ bị một số bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan… trẻ mắc một trong những bệnh lý này thường khó ngủ do phải thở bằng miệng, ngủ ngáy khiến trẻ trằn trọc không ngon giấc
  • Trẻ gặp phải các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, trẻ bị viêm tai giữa, trào ngược dạ dày… cũng là những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm

10 cách khắc phục trẻ ngủ ngày thức đêm nhanh và hiệu quả nhất

Cho dù trẻ ngủ ngày thức đêm gặp phải một trong những vấn đề trên, cha mẹ vẫn có thể cải thiện giấc ngủ cho trẻ bằng cách khắc phục các nguyên nhân do sinh lý và bệnh lý. Từ đó, giúp trẻ ngủ sâu giấc và kéo dài suốt đêm. Dưới đây là những cách khắc phục trẻ ngủ ngày thức đêm nhanh và hiệu quả nhất.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao?
Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Thiết lập thói quen cho trẻ trước khi đi ngủ

Không bao giờ là quá sớm để thiết lập thói quen cho trẻ trước khi đi ngủ. Thông thường mẹ nên tạo thói quen cho trẻ trước khi đi ngủ bằng những hành động đơn giản để giúp trẻ dễ làm quen mỗi tối. Việc thay đổi thói quen nhỏ cũng khiến trẻ cảm thấy mất hứng thú và đột ngột thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Mẹ có thể thay tã trước khi cho bé đi ngủ, hoặc quấn khăn cho bé, giúp bé làm quen với việc bắt đầu vào giấc ngủ đêm. Thói quen trước khi đi ngủ có thể là những hành động tích cực giúp bé cảm thấy thoải mái nhất để ngủ ngon giấc suốt một đêm dài.

Thiết lập thói quen cho trẻ trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết
Thiết lập thói quen cho trẻ trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết

Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé

Cách khắc phục trẻ ngủ ngày thức đêm chính là tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Giờ giấc đi ngủ của trẻ không giống với người lớn là điều dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, việc cho bé đi ngủ đúng giờ là việc làm hết sức cần thiết, mẹ cần uốn nắn trẻ ngủ đúng giờ ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không trẻ sẽ hình thành thói quen không tốt về sau, đi ngủ không đúng giờ giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy, việc cho trẻ đi ngủ vào một giờ nhất định sẽ đảm bảo được sự phát triển tốt nhất cho trẻ. Hãy áp dụng thói quen này hàng ngày, đến giờ đi ngủ, bạn hãy tắt điện, tạo không gian yên tĩnh để bé tự ý thức vào giấc ngủ, dần dần bé sẽ hình thành thói quen tốt. Thời gian đầu sẽ gặp một số khó khăn tuy nhiên sau nhiều lần làm quen trẻ sẽ nghỉ ngơi đúng giờ, khoa học hơn.

Tạo không gian ngủ yên tĩnh

Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Giữ nhiệt độ phòng đúng mức quy định, đảm bảo phòng luôn tối và thậm chí thử cho trẻ nghe tiếng ồn trắng. Những âm thanh nhẹ nhàng nhất có thể khiến trẻ tỉnh giấc vào ban đêm, tiếng ồn trắng sẽ tạo ra âm thanh nhẹ nhàng nhất quán để bé đi vào giấc ngủ và nó sẽ át đi mọi tiếng ồn khác xung quanh phòng ngủ của bé.

Giúp trẻ phân biệt ngày, đêm

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày mẹ phải làm sao? Nhiều mẹ khi nghe đến phương pháp này đều không đồng tình bởi bé còn nhỏ để có thể phân biệt được ngày và đêm? Tuy nhiên, cách đơn giản mà mẹ cần sử dụng các yếu tố tác động giúp trẻ nhận biết được ngày và đêm để hạn chế tình trạng bé ngủ ngày thức đêm. Từ đó, trẻ sẽ có đồng hồ sinh hoạt phù hợp và hình thành thói quen tốt mỗi khi đi ngủ.

Ví dụ: Ban ngày mẹ có thể bật đèn, mở cửa sổ, bật nhạc vui nhộn để bé chơi đùa nhiều hơn, điều này cũng khiến bé thức nhiều hơn vào ban ngày. Còn vào ban đêm, mẹ cần tạo một không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn, tắt điện để trẻ nhận thức được đây là khoảng thời gian trẻ cần đi ngủ.

Dạy bé tự xoa dịu, để trở lại giấc ngủ

Khi trẻ thức dậy vào nửa đêm và quấy khóc, lúc này bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tỉnh giấc là gì. Tuy nhiên, đừng vội kiểm tra, hãy để cho bé 1 khoảng thời gian chờ để tự ngủ trở lại.

Lúc này, nếu bé không tiếp tục ngủ được trở lại và quấy khóc hơn, bạn cần kiểm tra tã xem có ướt không. Đặt tay của bạn lên ngực để giúp trẻ bình tĩnh trở lại. Điều này giúp xoa dịu sự lo lắng, để trẻ có thể tự trấn an rằng bạn vẫn còn ở đó và quay trở lại giấc ngủ.

Đặt tay của bạn lên ngực để giúp trẻ bình tĩnh trở lại
Đặt tay của bạn lên ngực để giúp trẻ bình tĩnh trở lại

Rèn cho bé tự ngủ

Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh cần bế ẵm nhiều cho bé ngủ ngon giấc. Thậm chí, nhiều mẹ còn có thói quen bế bé để rung cho bé ngủ hoặc bật nhạc để đưa bé vào giấc ngủ. Điều này khiến giấc ngủ của bé bị phụ thuộc vào người khác.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp rèn ngủ cho bé đơn giản như: phương pháp khóc, không khóc, bế lên đặt xuống… để giúp trẻ có thể tự ngủ sau một vài ngày áp dụng. Đối với việc áp dụng phương pháp rèn ngủ cho bé, bạn cần kiên trì, không thể ngày một ngày hai, đừng vì bé khóc mà đã bỏ cuộc bạn nhé!

Loại bỏ các thói quen xấu vào ban đêm

Sau khi được bác sĩ đồng ý ngừng cho bé bú đêm, bạn nên từ từ giảm bớt cữ bú. Trong nhiều trường hợp, việc cho trẻ bú trở thành một liên tưởng đến giấc ngủ của trẻ vì bạn đã cho bé bú mỗi khi thức dậy. Chính vì vậy, bạn cần cai sữa đêm cho bé từ từ, cho trẻ ăn ít hơn và không thường xuyên trong vài ngày hoặc một tuần để trẻ quen với việc không bú mỗi khi thức dậy.

Bú đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vì mỗi lần thức dậy sau đó bú và khó có thể trở lại giấc ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.

Cai sữa đêm cho trẻ ngủ ngon giấc hơn
Cai sữa đêm cho trẻ ngủ ngon giấc hơn

Cho trẻ đi ngủ vào một giờ nhất định

Bạn cố gắng cho bé ngủ muộn hơn vào buổi tối để hy vọng rằng trẻ sẽ dậy muộn hơn vào buổi sáng. Tuy nhiên, cách này vẫn không mang lại hiệu quả. Nếu bạn đang tuân thủ theo một lịch trình, điều quan trọng đó là giữ giờ đi ngủ thích hợp cho trẻ, giúp trẻ đi đúng hướng, nghỉ ngơi khoa học.

Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh không có giờ đi ngủ cố định, bởi chúng chỉ ngủ bất cứ khi nào chúng cần. Nhưng khoảng 3 tháng tuổi, bạn có thể thiết lập một giờ đi ngủ lành mạnh để đi kèm với lịch trình ngủ của mình.

Hãy kiên nhẫn

Trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm phải làm sao? Nếu trước đó trẻ đang ngủ suốt đêm bỗng nhiên dừng lại đột ngột, đó có thể là lỗi của giấc ngủ thoái trào hoặc sự tăng trưởng trong quá trình phát triển của trẻ.

Những đợt tăng trưởng thường kéo dài vài ngày, sau đó bé sẽ trở lại bình thường. Quá trình thoái trào có thể kéo dài từ 1 đến 4 tuần. Hãy kiên nhẫn trong những lúc thế này và tập trung vào thực tế là nó sẽ không kéo dài.

Mẹ cần kiên nhẫn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn
Mẹ cần kiên nhẫn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn

Chú ý đến giấc ngủ của con

Bên cạnh việc cho trẻ đi ngủ đúng giờ, bạn cần chú ý đến giấc ngủ của trẻ bằng cách thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng. Kiểm tra xung quanh bé có muỗi, hay con gì đốt bé cũng khiến bé tỉnh giấc.

Trên đây là giải đáp trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe của bé. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý tạo thói quen tốt cho giấc ngủ của bé với 10 giải pháp cải thiện giấc ngủ mà chúng tôi đã nêu trên cho bé ngay từ khi còn nhỏ nhé!

Tham khảo thêm:

Chia sẻ bài viết này