Nội dung chính

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và khi bị nhiễm trùng

Kể từ giây phút chào đời, nhất cử nhất động của bé đều được bố mẹ quan tâm. Trong đó dây rốn là bộ phận mà mẹ tuyệt đối không thể bỏ qua. Vậy mẹ có biết rốn trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Biểu hiện của một chiếc rốn “đẹp” ra sao? Hãy cùng Fitobimbi điểm qua hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và bị nhiễm trùng dưới đây.

Rốn trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Dây rốn chính là nguồn sống của trẻ trong suốt 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên sau sinh, bộ phận này sẽ bị cắt bỏ vì không còn cần. Vậy rốn của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường, hình ảnh nhận biết ra sao?

Tìm hiểu về rốn của trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu hình ảnh rốn trẻ sơ sinh, mẹ cần biết được thông tin cơ bản về bộ phận này. Theo chuyên gia, rốn trẻ sơ sinh là vết sẹo lõm hình thành sau khi dây rốn rụng đi. Thông thường rốn sẽ nằm giữa đường ngang qua 2 mào chậu và không có mỡ dưới da. Cấu trúc của bộ phận này gồm có:

  • Lớp biểu bì
  • Mô liên kết dày đặc. Phần mô liên kết sẽ được nối liền với phúc mạc nằm ngay phía trong của ruột
  • Ngoài ra dưới rốn còn có mạng lưới động mạch, tĩnh mạch và mao mạch dồi dào
Rốn của trẻ sơ sinh gồm những bộ phận nào?
Rốn của trẻ sơ sinh gồm những bộ phận nào?

Chức năng của dây rốn

Theo các chuyên gia, dây rốn vốn dĩ là điểm kết nối giữa mẹ và bé. Nó được bắt nguồn từ 1 lỗ mở ở trong dạ dày tới nhau thai của mẹ. Trung bình dây rốn sẽ có chiều dài khoảng 50cm. Vì thế, nó không chỉ là bộ phận dẫn truyền dinh dưỡng mà còn là một sợi dây vô hình gắn kết để bé nhớ đến công ơn sinh thành của mẹ.

Để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu, bộ phận này sẽ được cấu tạo như sau:

  • 1 tĩnh mạch chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng
  • 2 động mạch mang máu và chất thải như carbon dioxide từ thai nhi trở lại nhau thai

Những mạch máu này sẽ được bao phủ bảo một lớp sáp gọi là Wharton. Đến cuối thai kỳ, thông qua dây rốn nhau thai sẽ truyền kháng thể từ mẹ sang con. Lượng kháng thể này sẽ giúp cung cấp khả năng miễn dịch để bé chống lại nguy cơ nhiễm trùng trong 3 tháng đầu.

Quá trình rụng dây rốn của trẻ

Tìm hiểu quá trình rụng rốn mẹ sẽ biết được hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường hoặc bị nhiễm trùng thế nào. Sau khi các bé chào đời, các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ tiến hành kẹp dây rốn cách khoảng 3-4 cm tính từ đầu rốn. Sau đó tiến hành kẹp tiếp ở đầu còn lại của dây rốn về phía nhau thai. Dây rốn sẽ được cắt ở khoảng giữa hai kẹp, để lại gốc rốn dài khoảng 2-3 cm trên bụng của con. Theo các bác sĩ nhi khoa, dây rốn vốn không có dây thần kinh nên khi cắt bỏ sẽ không gây đau cho bé.

Rốn trẻ sơ sinh rụng khi nào?

Ngoài việc muốn biết hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường, rất nhiều mẹ bỉm còn thắc mắc rằng không biết bao lâu thì trẻ sơ sinh rụng rốn. Theo chuyên gia, dây rốn của trẻ sơ sinh vốn có màu vàng. Nhưng khi đã khô nó sẽ chuyển sang nâu hoặc xám, thậm chí có thể là xanh.

Khoảng 8-10 ngày sau sinh, gốc rốn của bé sẽ khô và rụng. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải mất 2 tuần con mới rụng rốn. Nếu không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ không cần lo lắng. Bởi việc rụng sớm hay muộn còn phải tùy thuộc cơ địa cũng như biện pháp chăm sóc.

Sau 8-10 ngày sau sinh rốn của bé sẽ rụng
Sau 8-10 ngày sau sinh rốn của bé sẽ rụng

Lý do rốn của một số trẻ sơ sinh bị lâu rụng

Thông thường rốn của các bé sơ sinh sẽ rụng trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp, bé mọc hạt rốn hoặc các mạch máu chậm khô đến  cuống rốn rụng chậm. Vì thế nếu sau 10 ngày mà rốn của bé chưa rụng mẹ không cần phải lo lắng. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, theo dõi sát sao để phát hiện ra dấu hiệu bất thường.

Trường hợp, rốn trẻ xuất hiện dịch mủ, kèm theo dấu hiệu bị sốt, quấy khóc thì cần đưa con đi gặp bác sĩ. Vì rất có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng.

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường

Hiểu một cách đơn giản, rốn trẻ sơ sinh bình thường là một chiếc rốn rụng đúng thời gian, khô ráo, sạch sẽ và không có mùi. Đôi khi sẽ có một số vấn đề phát sinh xuất hiện như có máu sau rụng rốn hoặc cuống rốn có vảy. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần lo. Dưới đây là những hình ảnh cho thấy rốn trẻ sơ sinh vẫn đang bình thường.

Hình ảnh kẹp cuống rốn
Hình ảnh kẹp cuống rốn
Rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô
Rốn của trẻ sơ sinh bình thường khi khô
Khi rốn của bé có màu đen tức là sắp rụng
Khi rốn của bé có màu đen tức là sắp rụng
Vệ sinh đúng cách rốn của trẻ sẽ không bị viêm
Vệ sinh đúng cách rốn của trẻ sẽ không bị viêm
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường sau rụng
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường sau rụng

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau rụng

Ngoài việc biết được hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường, nhiều bậc phụ huynh còn thắc mắc rằng không biết chăm sóc thế nào để rốn nhanh rụng và không bị viêm. Dưới đây là những gợi ý giúp mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh hiệu quả.

  • Vệ sinh cuống rốn sạch sẽ cho con bằng muối sinh lý mỗi ngày 1 lần
  • Cẩn thận khi tắm cho trẻ, tuyệt đối không để cuống rốn bị ướt
  • Mẹ nên quấn tã dưới rốn, giữ cho cuống rốn của con được khô
  • Chú ý chăm sóc vùng rốn, khi mặc quần áo nên giữ cho rốn hở nhiều

Nhận biết hình ảnh rốn trẻ sơ sinh nhiễm trùng

Rốn là bộ phận vô cùng nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu không chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Dưới đây là những thông tin liên quan đến việc trẻ sơ sinh nhiễm trùng rốn.

Nguyên nhân khiến rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Trước khi tìm hiểu hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mẹ cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Theo chuyên gia, nhiễm trùng rốn là hiện tượng cuống rốn sau sinh bị các vi khuẩn xâm nhập, gây viêm. Tình trạng này có thể lan rộng ra nhiều khu vực. Một số trường hợp, bé nhiễm trùng rốn kèm theo xuất huyết ra cả thành bụng. Nhiễm trùng rốn nếu để kéo dài có thể dẫn đến uốn ván- một trong những nguyên nhân hàng đầu gây từ vong ở trẻ sơ sinh.

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng cuống rốn:

  • Do các loại vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào rốn
  • Vi trùng gam (-) có nguồn gốc từ đường ruột thông qua phân xâm nhập vào rốn
  • Vi trùng uốn ván có trong dụng cụ hỗ trợ sinh sản không được vô trùng xâm nhập
  • Ngoài ra việc chăm sóc, vệ sinh rốn sai cách của mẹ cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng
Vi trùng uốn ván xâm nhập sẽ khiến các bé nhiễm trùng
Vi trùng uốn ván xâm nhập sẽ khiến các bé nhiễm trùng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Quá trình tìm hiểu hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mẹ sẽ nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây.

  • Trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu
  • Phần chân rốn của bé bị sưng và đỏ
  • Vùng da xung quanh rốn bị sưng tấy
  • Rốn bé tiết ra một chất dịch mủ có màu hôi
  • Rốn vẫn còn ướt sau khi rụng
  • Ngoài ra bé còn có các dấu hiệu khác như thở nhanh, sốt cao, vàng da,…

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mẹ dễ nhận biết

Trẻ bị nhiễm trùng cuống rốn nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Dưới đây là những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh nhiễm trùng mà mẹ có thể tham khảo, nhận biết để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh nhiễm trùng xuất hiện dịch mủ
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh nhiễm trùng xuất hiện dịch mủ
Khi nhiễm trùng vùng rốn của bé bị sưng và chảy máu
Khi nhiễm trùng vùng rốn của bé bị sưng và chảy máu
Phía chân rốn nhiễm trùng có dịch vàng mùi hôi
Phía chân rốn nhiễm trùng có dịch vàng mùi hôi
Vệ sinh sai cách khiến trẻ bị nhiễm trùng rốn
Vệ sinh sai cách khiến trẻ bị nhiễm trùng rốn

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cho thấy trẻ rất khó chịu khi gặp phải tình trạng này. Dưới đây là cách khắc phục hiệu quả mà mẹ có thể bỏ túi.

Khi rốn của trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng như tiết mủ, có dịch, mùi hôi thì điều đầu tiên mẹ cần phải làm là hãy đưa con đến gặp bác sĩ. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ lấy dịch mủ và làm xét nghiệm để biết chính xác vi khuẩn gây viêm. Tùy vào mức độ nhiễm trùng mà trẻ sẽ được điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Ở mức độ nhẹ, chân rốn của trẻ thường chỉ bị sưng, đỏ chứ không tiết dịch. Do đó biện pháp tốt nhất trong trường hợp này là hãy cho bé uống kháng sinh kết hợp vệ sinh rốn bằng cồn 70 độ
  • Với mức độ trung bình, phần chân rốn sẽ xuất hiện vết sưng, đỏ, đường kính khoảng 2cm kèm theo hiệu tượng sốt, vàng da. Với trường hợp này mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ. Trung bình thời gian để điều trị khỏi mức độ này là 7 ngày
  • Ở mức độ nặng, phần chân rốn của trẻ sẽ bị sưng đỏ và lan rộng ra khu vực xung quanh, đường kính lớn hơn 2cm và bắt đầu có dấu hiệu hoại tử. Một số triệu chứng kèm theo như sốc phản vệ, nhiễm trùng máu. Với trường hợp này mẹ cần đưa con tới bệnh viện để tiêm kháng sinh và điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị có thể lên đến 14 ngày

Trên đây là những chia sẻ về hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường. Hy vọng với thông tin này, mẹ bỉm sẽ biết chăm sóc, vệ sinh vùng rốn cho bé tốt hơn. Từ đó tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Nếu thấy xuất hiện hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị tốt hơn.

Nguồn: stanford, istockphoto

https://med.stanford.edu/newborns/professional-education/photo-gallery/umbilical-cord.html
https://www.istockphoto.com/vi/b%E1%BB%A9c-%E1%BA%A3nh/umbilical-cord
Chia sẻ bài viết này