Nội dung chính

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô

Trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô có sao không? Cách chăm sóc rốn của trẻ sau khi rụng như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Chuyên gia chỉ  mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô
Chuyên gia chỉ  mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có sao không?

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh diễn ra nhanh hay chậm tùy vào cơ địa và cách mẹ chăm sóc. Thông thường, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong 8 – 10 ngày sau sinh, đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy vậy, có một số trẻ sau 2 tuần mới rụng rốn. Trường hợp này vẫn coi là bình thường nếu rốn trẻ khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng.

Thông thường, trước khi rốn rụng, phần chân rốn có thể rỉ chút dịch màu nâu do dính máu ở mặt cắt cuống rốt. Vì vậy, trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô là hiện tượng hết sức bình thường. Nhưng tuyệt đối không được xuất hiện mủ vàng hoặc xanh, xung quanh chân rốn không bị sưng đỏ, không có mùi hôi, bé không đi kèm sốt. Mẹ cần giữ cho vùng rốn của bé được thông thoáng, không cần dùng băng quấn. Đồng thời, vệ sinh rốn hàng ngày, tránh không để rốn tiếp xúc với phân và nước tiểu.

Trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô liên quan đến bệnh lý nào?

Trường hợp rốn trẻ đã rụng nhưng chưa khô, đi kèm với hiện tượng chảy dịch vàng, mùi hôi, xung quanh vùng rốn bị sưng đỏ, tình trường này được xem là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến rốn. Chẳng hạn như sau:

Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô đi kèm với các biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô đi kèm với các biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm
  • Viêm rốn: Tình trạng này thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, với các triệu chứng như xuất hiện dịch vàng, vùng rốn phù nề, trẻ bị sốt nhẹ, quấy khóc
  • Nhiễm khuẩn rốn: Bệnh lý này có thể nhận biết dựa trên những triệu chứng như chảy mủ, sưng đỏ, kèm theo tiết dịch. Nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời, trẻ có thể bị chướng bụng, rốn loại tiêu hóa và toàn thân sưng đỏ
  • Hoại tử rốn: Đây là dạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, với các biểu hiện như rốn bị chảy máu hoặc chảy dịch, mùi hôi khó chịu, xung quanh rốn bị bầm tím hoặc sưng đỏ
  • Viêm mạch máu quanh rốn: Vi khuẩn tấn công sâu vào mạch máu có thể gây viêm nhiễm nặng. Bởi vậy, nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây đe dọa tới tính mạng

Bé bị nhiễm trùng rốn sau bao lâu khỏi?

Bé bị nhiễm trùng rốn sau bao lâu khỏi tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm là ít hay nhiều:

  • Nếu rốn trẻ sơ sinh chỉ bị ướt nhẹ sau khi rụng, bác sĩ chỉ cần kê đơn thuốc bôi để mẹ thoa vài lần mỗi ngày quanh rốn. Bé sẽ ăn ngủ bình thường và hồi phục nhanh sau vài ngày
  • Nếu tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các vùng da xung quanh, nhiều khả năng trẻ sẽ phải nhập viện để bác sĩ tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch. Ngoài ra, trẻ có thể phải dùng thêm kháng sinh đường uống
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng nữa cần phải hút dịch ra ngoài, mất vài tuần để phục hồi. Nếu viêm nhiễm khiến mô chết, trẻ sẽ cần phải phẫu thuật để cắt bỏ tế bào chết

Quá trình điều trị này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi và sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở rốn để đưa trẻ đến thăm khám kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô

Quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn trọng. Theo đó, mẹ cần vệ sinh rốn trẻ sơ sinh theo quy trình sau:

Giữ gốc rốn luôn sạch

Mẹ cần vệ sinh gốc rốn của trẻ mỗi ngày một lần, bằng cách dùng bông y tế hoặc vải sạch đã làm ướt. Sau đó lau nhẹ nhàng vùng gốc rốn để loại bỏ chất bẩn. Lưu ý, không sử dụng cồn rửa hay xà phòng để vệ sinh gốc rốn của trẻ, vì có thể gây kích ứng da.

Vệ sinh đúng cách rốn của trẻ sẽ không bị viêm
Vệ sinh đúng cách rốn của trẻ sẽ không bị viêm

Giữ gốc rốn luôn khô

Với trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô, mẹ tuyệt đối không được băng lại. Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được “thở”, vì không khí tự nhiên sẽ giúp rốn trẻ được khô thoáng. Mẹ nên mặc tã hoặc quấn khăn cho trẻ dưới vùng vốn để tránh bị cọ xát, gây bí.

Tắm cho trẻ sơ sinh

Sau khi rốn đã rụng, mẹ có thể tắm cho bé một cách thoải mái, không sợ nước vào rốn nữa. Việc làm này sẽ giúp vệ sinh rốn một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không để rốn trẻ tiếp xúc với nước tắm quá lâu. Đặc biệt, sau khi tắm cần lau thật khô.

Cần thận khi thay tã

Đa phần các loại bỉm của trẻ sơ sinh đều mặc đến phần eo. Vì vậy, bạn cần gấp phần tã thấp xuống để tránh cọ xát và làm ướt rốn.

Chọn trang phục phù hợp

Khi trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô, mẹ nên chú ý trong việc chọn trang phục cho bé. Ưu tiên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc quần áo bó sát, quá chặt khiến bé khó chịu.

Với chia sẻ trên, hy vọng rằng mẹ đã biết thêm được những thông tin hữu ích về hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng rốn nhưng chưa khô. Nếu rốn của trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường, cha mẹ và người thân cần đưa đi khám ngay!

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này