Nội dung chính

Làm gì khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân?

Trẻ sơ sinh không thể nói chuyện. Vì vậy, khóc là cách duy nhất để bé bày tỏ nhu cầu của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dù mẹ tìm mọi cách xoa dịu bé khóc “dữ dội”. Vậy trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân mẹ nên làm gì? Cùng tham khảo bài viết sau để bỏ túi những giải pháp hay.

Vì sao trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân?

Khóc là cách mà trẻ sơ sinh thông báo với mẹ nhu cầu của mình chẳng hạn như đói, đau bụng, buồn ngủ, sợ hãi,… Lúc này, chỉ cần đáp ứng là bé sẽ ngoan ngay. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ quấy khóc mà mẹ không rõ nguyên nhân. Những cơn khóc này thường sẽ xuất ở 3 tháng đầu, kéo dài hàng giờ và không thể dỗ nín. 

Theo chuyên giá mặc dù không biết nguyên nhân chính xác, nhưng tiếng khóc của trẻ có thể xuất phát vì các yếu tố sau:

Một số yếu tố có thể là nguyên nhân trẻ khóc
Một số yếu tố có thể là nguyên nhân trẻ khóc
  • Trẻ sơ sinh bị kích thích quá mức hoặc khó tự xoa dịu bản thân. Điều này khiến con bực bội và muốn giải tỏa bằng tiếng khóc
  • Trẻ khó chịu do đầy hơi, mọc răng, hăm tã. Những yếu tố này nếu được đáp ứng bé sẽ lập tức “nín ngay”
  • Bé dị ứng với thực phẩm mẹ ăn hoặc nhạy cảm với sữa bò, đậu nành, lactose trong sữa bột dẫn đến đầy hơi, đau bụng.
  • Bé các bệnh như trào ngược dạ dày, sốt, nhiễm trùng tai, viêm đường hô hấp
  • Con đói, buồn ngủ, hoặc do chướng bụng vì ăn quá nhiều
  • Phòng ngủ nóng bức, quần áo quá chật hoặc thiếu vitamin D3, canxi cũng sẽ làm bé khó chịu, cáu gắt và khóc dữ dội
  • Ngoài ra, đôi khi quấy khóc cũng là một phần của quá trình phát triển. Thường gặp nhất là khi trẻ bước vào tuần khủng hoảng, hoặc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng đột ngột, học kỹ năng mới ở các tuần như 6, 12, 18,….

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân có biểu hiện gì?

Ở những bé quấy khóc không rõ nguyên nhân mẹ sẽ thấy những dấu hiệu như:

Dấu hiệu khi trẻ quấy khóc mà mẹ không biết nguyên nhân
Dấu hiệu khi trẻ quấy khóc mà mẹ không biết nguyên nhân
  • Tiếng khóc không dừng cho tới khi bố mẹ bắt được tín hiệu của bé
  • Bé vẫn khóc dữ dội mặc dù đã được ăn no, thay tã sạch, ôm ấp, vỗ về
  • Trẻ khóc một cách bất thường, dữ dội, tiếng khóc nghe khác với mọi ngày
  • Trẻ quấy khóc kèm theo triệu chứng ưỡn mình, gồng đỏ mặt
  • Khóc khó dỗ, đi kèm với đó là các dấu hiệu như thân nhiệt tăng, ngủ li bì,…
  • Tình trạng quấy khóc không rõ nguyên nhân xuất hiện khi trẻ vừa học được kỹ năng mới chẳng hạn như lẫy, bò, tập đi,….

Hậu quả khi trẻ quấy khóc bất thường kéo dài

Việc trẻ khóc đêm bất thường, không rõ nguyên nhân nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé và cả gia đình. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến bé

  • Thiếu ngủ, mệt mỏi dẫn đến suy giảm miễn dịch, bé dễ mắc bệnh hơn
  • Hormone tăng trưởng giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
  • Khóc đêm kéo dài cũng sẽ khiến cho tâm lý của bé bất an, con dễ cáu kỉnh, khó chịu
  • Bé chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức sau này

Ảnh hưởng đến gia đình

  • Mẹ bị stress, dẫn tới trầm cảm sau sinh. Nặng hơn là mất sữa do thức đêm kéo dài
  • Cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình xáo trộn, hiệu suất lao động giảm

Cách xử lý khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Khi trẻ khóc không rõ nguyên nhân mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để xoa dịu bé:

Giải pháp bé ngủ ngon, hạn chế quấy khóc
Giải pháp bé ngủ ngon, hạn chế quấy khóc
  • Kiểm tra và loại trừ nguyên nhân: Việc đầu tiên và quan trọng nhất khi trẻ quấy khóc mà mẹ không rõ nguyên nhân là hãy kiểm tra và xem biểu hiện của bé đến từ yếu tố nào. Việc loại bỏ bớt lý do khiến trẻ khó chịu sẽ giúp quy vùng lý do, tìm ra giải pháp phù hợp nhanh chóng.
  • Đáp ứng nhu cầu của bé: Các nhu cầu này là nguyên nhân chính khiến trẻ quấy khóc. Vì vậy mẹ nên nhanh chóng đoán ý, đáp ứng nhu cầu của con. Các nhu cầu thường thấy của bé đó là đòi ăn, đi ngủ, thay tã, ợ hơi hay chỉnh nhiệt độ phòng.
  • Ôm ấp vỗ về con: Trẻ nhỏ thích được ôm ấp, vỗ về. Vì vậy khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân mẹ nên vỗ về, an ủi xoa dịu cơn khóc của con. Fitobimbi gợi ý cho mẹ một vài mẹo nhỏ chẳng hạn như vuốt lưng, hát ru để bé cảm thấy an toàn.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái: Theo nhận định, trẻ được ngủ trong môi trường êm ái, an toàn sẽ ít có các biểu hiện quấy khóc ban đêm. Vì vậy mẹ hãy tạo dựng không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng mờ, nhiệt độ vừa phải để bé hạn chế khóc đêm.
  • Thiết lập thói quen: Ngủ nhiều ban ngày, đêm đến trẻ rất khó ngủ, quấy khóc. Do đó, mẹ hãy thiết lập đồng hồ sinh học cho bé bằng cách cho con đi ngủ một giờ cố định trong ngày. Thói quen này sẽ giúp bé bớt giật mình, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  •  Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Với những bé đang bú sữa mẹ, khẩu phần ăn của mẹ cần đủ chất nhưng phải tránh thực phẩm dị ứng, nhất là trứng, sữa, hải sản, đậu phộng. Với những bé đã bắt bổ sung sữa ngoài, mẹ nên cân nhắc chọn dòng sữa mát, thân thiện với hệ tiêu hóa non nớt của con.
  • Bổ sung vi chất cho bé: Để giảm tình trạng quấy khóc không rõ nguyên nhân, mẹ nên cân nhắc bổ sung vi chất cho con, nhất là canxi, vitamin D3. Những vi chất này tham gia trực tiếp vào việc điều tiết giấc ngủ nên sẽ góp phần giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Những việc không nên làm khi trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Song song với việc nên làm, quá trình dỗ bé quấy khóc không rõ nguyên nhân mẹ cần tránh:

  • Đừng để bé khóc lóc thảm thiết: Việc để cơn khóc kéo dài, trở nên thảm thiết sẽ khiến cơ thể tiết ra hormone stress cortisol, gây tổn thương não bộ. Do đó, ở trẻ sơ sinh chưa ý thức được hành động mẹ nên tiến hành vỗ về cơn khóc ngay cả khi không rõ nguyên nhân.
  • Tuyệt đối không rung lắc để dỗ bé: Rất nhiều phụ huynh khi thấy con khóc tiến hành rung lắc mong bé dễ chịu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc rung lắc mạnh nhất là ở bé sơ sinh sẽ dễ gây ra biến chứng chấn thương sọ não. Vì vậy trong mọi trường hợp mẹ tuyệt đối không áp dụng phương pháp này. Hãy cố ôm ấp, vỗ về để trấn tĩnh bé và nhanh tìm ra giải pháp để thuyên giảm cơn khóc này/

Lời kết:

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân đòi hỏi phụ huynh cần phải kiên nhẫn. Bằng sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương bé cùng những biện pháp mà Fitobimbi gợi ý chắc chắn có thể sẽ giúp bé yêu của mẹ cảm thấy an toàn, thoải mái và ít quấy khóc hơn.  Và đừng quên, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng này không cải thiện mẹ nhé.

Chia sẻ bài viết này