Nội dung chính

Nấm miệng ở trẻ 2 – 3 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi – 3 tuổi nguyên nhân ra sao? và cách điều trị thế nào. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh khiến mẹ rùng mình

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi
Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi là như thế nào?

Nấm miệng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ từ 2 – 3 tuổi. Đây là tình trạng lưỡi của bé xuất hiện những mảng vảy trắng, có dấu hiệu nổi cục ở vòm miệng, trong lưỡi, má và cả ngôi. Ban đầu, tổn thương do nấm miệng không gây đau đớn cho bé. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, những nốt này sẽ lây lan xuống vòm họng, amidan dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tiêu chảy,…

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ 2 – 3 tuổi

Nấm Candida Albican là thủ phạm gây nấm miệng ở trẻ. Loại nấm này thường cư trú trên cơ thể con người và không gây hại. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển ở mức độ quá mức sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Dưới đây là một số yếu tố kích thích nấm Candida phát triển:

Do mẹ bị nấm sinh dục

Khi còn trong bụng mẹ, nếu mẹ bị nhiễm nấm sinh dục, trẻ sinh ra có thể mang mầm bệnh này. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để được bác sĩ khám và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ 2 - 3 tuổi
Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ 2 – 3 tuổi

Do hệ thống miễn dịch của trẻ

Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân hàng đầu khiến các trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm miệng cao hơn lứa tuổi trưởng thành. Đặc biệt là những trẻ sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Lạm dụng kháng sinh

Nấm miệng ở trẻ 2 tuổi còn có thể xảy ra nếu phụ huynh không cho trẻ sử dụng đúng cách. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn. Từ đó tạo điều kiện cho nấm miệng sinh sôi và phát triển.

Ngoài ra, nấm miệng ở trẻ 2 – 3 tuổi còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi khoang miệng của trẻ rất dễ bị đóng cặn sau khi bú sữa. Nếu trẻ không được vệ sinh thường xuyên, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, khi trẻ bú bình, các dụng cụ như ti giả, núm vú, vòng ngậm nướu,… bị nhiễm nấm thì trẻ cũng có thể bị nấm miệng.

Điều trị nấm miệng ở trẻ 2 tuổi

Hiện nay, trên các diễn đàn xuất hiện rất nhiều bài viết với nội dung trị nấm miệng cho bé bằng mẹo dân gian. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, ba mẹ không nên tự ý áp dụng. Bởi những mẹo này chưa được kiểm định về hiệu quả và tính an toàn. Vì vậy, độ rủi ro là rất cao khi áp dụng cho bé.

Điều trị nấm miệng ở trẻ 2 tuổi cần thực hiện dứt điểm, nếu chủ quan sẽ rất dễ tái phát, làm tăng nguy cơ lây lan đến các cơ quan khác như thực quản, khí quản,… dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm phổi,…

>>> Xem thêm:

Điều trị nấm miệng ở trẻ 2 tuổi
Điều trị nấm miệng ở trẻ 2 tuổi

Để đảm bảo an toàn cũng như giúp tình trạng nấm ở trẻ sớm cải thiện, ba mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị nấm miệng cho trẻ 2 – 3 tuổi:

  • Dung dịch Nystatin: Dùng để rơ lưỡi cho bé, thực hiện 4 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày
  • Ketoconazole: Dòng thuốc kháng nấm dành cho trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi
  • Amphotericin B, Itraconazole: Thuốc điều trị cho trường hợp trẻ bị nấm miệng nặng

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi bị nấm miệng

Trong quá trình điều trị trẻ bị nấm miệng, ba mẹ cần chú ý những điều sau:

Rơ lưỡi và khoang miệng cho bé đúng cách

Để hạn chế tình trạng buồn nôn khi rơ lưỡi cho bé, mẹ không nên đưa tay vào quá sâu. Đồng thời nên rơ lưỡi cho bé khi đang đói, dạ dày còn rỗng. Các bước rơ lưỡi cho bé như sau:

  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi rơ miệng cho trẻ
  • Đeo gạc mềm vào ngón tay trỏ, sau đó thấm dung dịch nước muối hoặc thuốc trị nấm
  • Đưa tay lau nhẹ nhàng lên nướu, vòm miệng, lưỡi và hai bên mã
  • Thay miếng gạc mới và thực hiện lặp lại động tác
  • Rơ lưỡi, miệng cho bé từ 1 – 2 lần để tình trạng nấm sớm được cải thiện
Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Thực phẩm trẻ bị nấm miệng nên ăn

Việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị nấm miệng là hết sức cần thiết để cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch. Những thực phẩm trẻ nên ăn trong giai đoạn điều trị là:

  • Trái cây: Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây như măng cụt, quýt, táo, nho, kiwi,…
  • Rau củ: Tương tự như vậy, các loại rau xanh như bắp cải, rau bina, súp lơ xanh, rau cải ngọt,… cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của bé
  • Sữa chua: Khi trẻ bị nấm miệng, tức hệ vi sinh đang bị mất cân đối. Vì vậy, việc bổ sung thêm lợi khuẩn từ sữa chua là rất cần thiết, giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng

Thực phẩm trẻ bị nấm miệng nên tránh

Đối với trường hợp nấm miệng ở trẻ 2 tuổi, ba mẹ nên hạn chế thêm vào thực đơn của bé các thực phẩm sau:

  • Đường: Nước ngọt có gas, mạch nha, bánh, kẹo,…
  • Hải sản: Hàu, ghẹ, cua, tôm, cá biển,…
  • Các gia vị mạnh: Tiêu, ớt, tỏi,…

Qua một số thông tin về tình trạng nấm miệng ở trẻ 2 tuổi, mong rằng Fitobimbi đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Để phòng ngừa nấm miệng, phụ huynh nên có phương pháp vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, cũng như chủ động đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám khi phát hiện dấu hiệu để được xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết này