Căng sữa là tình trạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Tình trạng này nếu không kịp thời xử lý có thể gây áp xe, viêm tuyến vú, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ. Có rất nhiều cách để khắc phục, tuy nhiên, mẹo dân gian chữa căng sữa là phương pháp được nhiều mẹ bỉm lựa chọn vì thuần tự nhiên. Dưới đây là 13 cách giảm căng tức sữa mà mẹ có thể bỏ túi.
Mẹo dân gian chữa căng sữa
Căng sữa có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào khi nuôi con bú. Vì vậy tùy vào tình huống mà mẹ có thể lựa chọn cách làm giảm đau dưới đây.
Mẹo chữa căng sữa khi đang nuôi con bú
Đối với trường hợp căng sữa khi nuôi con bú mẹ có thể áp dụng 9 cách đơn giản dưới đây.
1. Cho con bú thường xuyên
Để sữa không bị căng tức mẹ nên cho bé bú trực tiếp và thường xuyên. Nếu bầu vú không quá khó chịu, mẹ nên cho bé bú bên căng trước để dùng lực mạnh hút sữa ra ngoài.
2. Thay đổi tư thế bú cho con lịch hoạt
Cho trẻ bú đúng tư thế cũng là cách hay để giảm căng sữa. Theo đó mẹ có thể cho bé bú tư thế nôi, bế giữ chéo, ôm bóng, tự do, tư thế nằm nghiêng,… Dù ở lựa chọn ở tư thế nào thì việc cho bé bắt đúng khớp ngậm cũng rất quan trọng. Trẻ cần mở to khẩu miệng, đớp trọn quầng vú mới có thể bú hiệu quả để giảm căng tức cho mẹ.
3. Hút sữa
Hút sữa cũng là mẹo chữa tương đối đơn giản và được nhiều mẹ áp dụng. Với những bà mẹ nhiều sữa, nếu con không thể bú hết trong 1 cữ mẹ có thể dùng máy hoặc tay để vắt sữa ra ngoài để giảm căng bớt. Hút sữa đều đặn không chỉ là mẹo chữa căng và tắc tia sữa mà còn giúp mẹ có nhiều sữa hơn.
Mẹo chữa căng sữa khi cai
Cai sữa đồng nghĩa với việc lượng sữa của mẹ không được tiêu thụ thường xuyên nên sẽ dẫn tới tình trạng căng tức bầu ngực. Để giảm khó chịu cho mình mẹ có thể áp dụng một số mẹo vặt dưới đây.
1. Đắp lá bắp cải lên ngực
Trong lá bắp cải chứa một lượng lớn Phytoestrogen nên có thể làm giảm sưng ở các mô, giúp mạch máu co lại, lưu lượng máu giảm đi. Từ đó, vùng ngực của mẹ sẽ bớt sưng đau. Dưới đây là một số bước thực hiện mẹo vặt này.
- Lá bắp cải rửa sạch, cắt theo khuôn ngực rồi đục một lỗ để hở đầu ti
- Cho bắp lá bắp cải vào tủ lạnh ướp. Đến khi đủ lạnh thì dùng đắp lên bầu ngực, để hở núm ti trong 20 phút
- Kế đến, dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau quanh bầu ngực
- Thực hiện điều này 3 lần/ ngày sẽ giúp giảm căng
2. Sử dụng lá mít
Mẹo dân gian chữa căng sữa bằng lá mít cực kỳ đơn giản vì vậy được nhiều mẹ dùng.
- Lấy lá mít tươi sau đó hơ nóng
- Đặt lên ngực rồi massage thật nhẹ nhàng
- Kết hợp với việc dùng tay ấn mạnh, từ từ theo chiều từ trên xuống dưới
- Làm liên tục như vậy vài lần một ngày và vài ngày chắc chắn sẽ có hiệu quả.
3. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng là phương pháp làm hết căng sữa hữu hiệu. Nước ấm từ vòi hoa sen phun trực tiếp lên ngực theo chiều từ trên xuống dưới sẽ làm giảm bớt tình trạng căng tức để ngực mềm ra. Khi tắm mẹ có thể kết hợp dùng tay xoa bóp “núi đôi” để phần sữa thừa chảy ra, giảm bớt căng sưng.
4. Dùng các thực phẩm tiêu sữa
Mẹo chữa căng sữa khi cai được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là sử dụng thực phẩm tiêu sữa. Cụ thể như: lá lốt, măng tươi, lá dâu,… đều có công dụng làm mất sữa rất nhanh chóng.
Do đó, các mẹ chỉ cần sử dụng những nguyên liệu này vào thực đơn hàng ngày là sẽ làm sữa tự mất và giảm tình trạng căng tức, khó chịu.
5. Chườm nóng hoặc lạnh
Mẹo dân gian chữa căng sữa bằng cách chườm nóng hoặc lạnh cũng là cách hay được nhiều bà mẹ áp dụng. Theo đó mẹ có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước nóng sau đó đắp lên bầu ngực trong khoảng vài phút.
Hơi nóng tỏa ra khi chườm sẽ làm mềm vú, hạn chế lưu lượng máu chảy đến vú. Từ đó, hạn chế việc sản xuất sữa. Ngoài ra, chườm ấm thì chị em cũng có thể chườm lạnh. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm tình trạng căng sữa, bớt đau và giúp các mẹ dễ chịu hơn.
6. Dùng cây xô thơm
Cây xô thơm có chứa estrogen tự nhiên. Do đó có thể giúp mẹ giảm sữa theo thời gian. Đối với phương pháp này, mẹ có thể sử dụng lá xô thơm để pha trà theo các bước sau:
- Mẹ nấu nước sôi rồi đổ ra ly
- Cho lá xô thơm vào ngâm khoảng 5-7 phút
- Vớt lá ra và thêm vào một ít sữa đặc hoặc mật ong để thưởng thức
7. Dùng lá lốt
Mẹo dân gian chữa căng sữa được lưu truyền nhiều đó là sử dụng lá lốt. Việc ăn lá lốt khi cai sữa sẽ giúp khí huyết trong cơ thể mẹ ứ trệ, làm giảm lượng sữa tiết ra cho tới khi mất hoàn toàn.
Mẹ có thể dùng lá lốt để nấu canh, cuốn thịt hoặc làm món xào giúp giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu.
8. Dùng hoa nhài
Dân gian truyền tai việc dùng hoa nhài giảm căng sữa. Loại hoa này có khả năng ức chế sản sinh prolactin, từ đó giúp tiêu trừ sữa hiệu quả cho những người đang muốn cai.
Mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ hoa nhài kết hợp với các thảo mộc pha sẵn để sữa tiêu nhanh.
9. Dầu bạc hà
Theo kinh nghiệm của các mẹ bỉm, sử dụng dầu bạc hà trong thời gian dài cũng sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra, thậm chí ngừng hẳn. Do đó với những bà mẹ căng sữa khi đang cai ti có thể áp dụng mẹo vặt đơn giản này. Cụ thể:
Dùng lá bạc hà bôi trực tiếp lên đầu ngực. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 50g bạc hà/ ngày để tránh ngộ độc.
10. Dùng mùi tây
Tương tự như hoa nhài, thay vì phải dùng đến thuốc tiêu sữa, giảm căng mẹ có thể sử dụng mùi tây làm nước ép hoặc gia vị chế biến món ăn. Mỗi ngày sử dụng khoảng 100g mùi tây, sau 5-7 ngày mẹ sẽ thấy lượng sữa giảm đi rõ rệt, ti bớt căng và khó chịu.
Mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được do đâu?
Căng sữa nhưng sữa không tiết ra ngoài hay còn gọi là tắc sữa, là tình trạng sữa mẹ ứ đọng trong bầu ngực. Mặc dù căng sữa không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như viêm tuyến vú, áp xe vú,… Dưới đây là những nguyên nhân khiến sữa mẹ căng mà không chảy ra ngoài.
- Sữa mẹ nhiều: Đa phần trường hợp căng sữa là do sữa mẹ quá nhiều khiến bé không thể bú hết, dẫn đến ứ đọng, gây tắc ống sữa
- Bé bắt khớp vú sai: Việc ngậm vú sai khiến trẻ không thể bú đủ lượng sữa đã được sản xuất. Lâu ngày khiến sữa tồn đọng trong ngực và gây căng cứng
- Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên và không hút sữa ra ngoài trong vòng 24h cũng sẽ gây tắc và căng bầu ngực
- Ngực chịu áp lực: Một số mẹ bỉm vì muốn giữ dáng sau sinh đã mặc áo ngực quá chật, bó sát hoặc nằm sấp khi ngủ. Điều này cũng gây ảnh hưởng hoạt động tiết sữa của các tuyến nang. Lâu ngày gây tắc và căng
- Đang cai sữa: Hiện tượng căng sữa thường gặp nhất là khi mẹ ngừng cho bé bú. Nguyên nhân là bởi cai sữa đột ngột không thể khiến cơ thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa. Do đó, căng sữa là điều tất yếu. Mẹ có thể gặp một số hiện tượng như căng ngứa, sưng đau, tức ngực, khó chịu do mô tuyến sữa phù nề. Thậm chí một số mẹ còn gặp tình trạng mệt mỏi, sốt cao
Căng sữa có ảnh hưởng gì? Vì sao cần hạn chế?
Tình trạng căng sữa sẽ tự mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần tùy vào cơ thể mỗi người và không có gì nghiêm trọng. Chỉ một số ít trường hợp cần nhờ đến sự giúp đỡ từ y tế. Tuy nhiên, khi sữa bị căng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của mẹ. Những cơn đau có thể làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như quá trình chăm sóc con nhỏ. Vì vậy tốt nhất là khi thấy ngực căng tức, đau nhức kèm theo dấu hiệu bất thường như nóng sốt, đau đầu, mệt mỏi mẹ cần tìm cách khắc phục ngay.
Một số câu hỏi thường gặp
Căng sữa khi cai sữa có nên vắt?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên mẹ không nên vắt quá nhiều. Thay vào đó, hãy vắt lượng sữa vừa đủ. Nếu vắt nhiều sẽ khiến não bộ nhầm tưởng và ra tín hiệu cho các mô vú tiếp tục sản xuất sữa.
Mẹ có thể chuyển từ 2 cữ vắt sữa mỗi ngày sang một cữ để tránh căng. Sau đó tiếp tục giảm bớt số lần cho đến khi sữa hết.
Căng sữa khi cai có nên dùng thuốc tiêu sữa
Dùng thuốc tiêu sữa là cách mà nhiều mẹ bỉm hướng tới khi bị căng sữa lúc cai. Thuốc có tác dụng tiêu sữa rất nhanh, từ đó làm giảm khó chịu cho mẹ. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích việc dùng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ sản như: chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc,… Vì vậy tốt nhất mẹ nên hạn chế dùng loại thuốc này hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ.
Lời kết
Căng sữa là điều không thể tránh khỏi của các mẹ bỉm đang nuôi con nhỏ. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng nếu biết cách khắc phục sẽ giúp mẹ giảm khó chịu để tập trung cho chăm con. Hy vọng với những gợi ý ở trên, Fitobimbi sẽ phần nào giúp mẹ biết cách gỡ rối trong trường hợp này.