Dấu hiệu trẻ tăng động là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các phụ huynh. Bởi ở giai đoạn này, rất khó để bố mẹ nhận biết hành vi của trẻ như thế nào được coi là tăng động hay chỉ là hiếu động đơn thuần?
???Dinh dưỡng cho trẻ tăng động: Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: Con khỏe, mẹ vui
Trẻ tăng động là gì? Phân biệt với trẻ hiếu động
Đây là một hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) phổ biến ở trẻ từ 3 – 12 tuổi. Trẻ thuộc nhóm này sẽ thường có những hành vi tăng động quá mức bình thường. Điều đó gây gián đoạn đến những nhiệm vụ trước mắt mà chúng đang thực hiện. Chẳng hạn như việc học, sinh hoạt thường ngày,…
Với hội chứng này, nhiều trẻ sẽ thể hiện sự tăng động. Trong khi đó, số trẻ khác lại biểu hiện bệnh ở sự khó chú ý, giảm tập trung. Và đặc biệt, có những trẻ lại biểu hiện bệnh ở cả 2 khía cạnh, cả tăng động và giảm chú ý.
Nhiều mẹ sẽ không rõ con mình là hiếu động hay tăng động. Bởi trẻ nhỏ bao giờ cũng nghịch ngợm, khó ngồi yên và tập trung. Vậy ranh giới nào để phân định rõ hai khái niệm này để bố mẹ không có sự hiểu lầm?
Đặc điểm duy nhất để phân biệt được 2 nhóm trẻ này đó là khả năng điều chỉnh hành vi. Trẻ hiếu động có hành động nghịch ngợm nhưng không liên tục và thường có chú tâm. Trong khi đó, trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng điều chỉnh hành vi, không biết khi nào có thể tự do chơi đùa, khi nào cần kiếm chế.
Dấu hiệu trẻ tăng động
Các triệu chứng của trẻ tăng động cụ thể như sau:
Thiếu chú ý
Giảm chú ý, thiếu tập trung là biểu hiện của trẻ tăng động. Cho dù là ở nhà hay ở trưởng, trẻ ADHD vẫn thường xuyên có những giây phút lơ đãng, không tập trung. Điều này cản trở tới khả năng lắng nghe, nắm bắt thông tin và giải quyết vấn đề ở trẻ. Con bạn sẽ có thể gặp khó khăn:
- Chú ý đến các chi tiết hoặc dễ mắc lỗi bất cẩn
- Tuân thủ luật khi chơi trò đòi hỏi tính kiên trì
- Lắng nghe khi bạn hoặc giáo viên nói chuyện trực tiếp
- Làm theo chỉ dẫn, bài tập về nhà hoặc công việc gia đình
- Tổ chức các nhiệm vụ hoặc hoạt động
- Hoàn thành các công việc đòi hỏi nỗ lực trí óc trong một thời gian dài và bày tỏ sự không thích hoặc hoàn toàn tránh những điều này
- Theo dõi đồ đạc của họ, chẳng hạn như đồ dùng học tập, kính hoặc điện thoại
Bốc đồng, hiếu động thái quá
Trẻ ADHD lúc nào cũng nhiều năng lượng, chúng có thể chạy nhảy, di chuyển và nói chuyện không ngừng. Những hành vi này có thể gây rắc rối cho trẻ, đặc biệt là ở trường học. Dấu hiệu trẻ tăng động cụ thể là:
- Lo lắng, vặn vẹo và liên tục gõ vào tay hoặc chân của chúng
- Ra khỏi chỗ ngồi trong khi đang học trên lớp hoặc các tình huống khác mà yêu cầu trẻ nên ngồi yên, tập trung
- Chạy và leo treo ở những nơi hoặc tình huống không thích hợp
- Không thể chơi hoặc tham gia các hoạt động giải trí một cách lặng lẽ
- Luôn di chuyển, không thể ngồi yên một chỗ
- Nói quá mức
- Trả lời trước khi câu hỏi được hoàn thành
- Gặp khó khăn khi xếp hàng chờ đến lượt
- Làm gián đoạn cuộc trò chuyện và trò chơi
- Không có khả năng tiết chế cảm xúc và hành vi của mình
Mơ mộng
Trái ngược với nhóm trẻ tăng động luôn ồn ào, di chuyển không ngừng, một số trẻ ADHD lại có tính cách khá im lặng, ít nói, rất ít tham gia vào các hoạt động giải trí. Chúng có thể nhìn hàng giờ ra ngoài cửa sổ, ánh mắt mơ màng, không rõ điểm nhìn và phớt lờ mọi thứ diễn ra trên bục giảng, bạn bè xung quanh và ngay chính cô giáo của mình.
Hay quên
Dấu hiệu trẻ tăng động của thể hiện ở khả năng ghi nhớ. Trẻ ADHD có trí nhớ không tốt, hay quên. Những việc làm không gây hứng thú với trẻ, chúng sẽ nhanh chóng quên. Điển hình như bài tập về nhà. Bên cạnh đó, vì trí nhớ không tốt, thờ ơ nên trẻ tăng động còn rất dễ làm mất đồ, những đồ dùng học tập thân thuộc.
Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý với trẻ
Tăng động, giảm chú ý sẽ gây cản trở đến mọi lĩnh vực trong đời sống của trẻ. Cụ thể như:
- Học tập: Khó khăn trong việc học kỹ năng đọc, nói, nghe, viết, tư duy. Điều dẫn đến hậu quả cho việc này đó chính là trẻ không tập trung, chú ý
- Giao tiếp: Hung hăng với mọi người, có những hành vi khó kiểm soát nên hầu như trẻ ADHD rất ít bạn bè
- Sự nghiệp: Hậu quả của hội chứng này sẽ theo trẻ đến sau này nếu như không được điều trị. Trong công việc, do tính bốc đồng, chúng sẽ khó có mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp – nguồn cơn dẫn đến sự bất hòa. Bên cạnh đó, sự thiếu tập trung, chú ý cũng khiến chúng làm việc với hiệu suất kém
Trên đây là một số dấu hiệu trẻ tăng động. Mong rằng với chia sẻ này, bố mẹ sẽ sớm nhận biết được tình trạng của con để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ!