Trẻ nhỏ thường bị xao nhãng, mất tập trung vào những thứ xung quanh. Dẫn đến các nhiệm vụ trước mặt thường “cả thèm chóng chán”. Vậy làm thế nào để trẻ loại bỏ thói quen xấu đó? Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ kém tập trung. Chắc chắn sẽ hữu ích cho bố mẹ đó!
Trẻ em thường khó tập trung, chú ý hay bị xao nhãng trước tác động từ các yếu tố bên ngoài. Khi được giao một nhiệm vụ mà chúng cho là khó, trẻ sẽ bỏ cuộc trước khi thực sự cố gắng.
Đôi khi người lớn chúng ta cũng thường xuyên rơi vào trạng thái lơ đãng, thiếu tập trung này. Với một đứa trẻ, điều này càng không quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, nếu không được cải thiện, trẻ sẽ hình thành thói quen xấu, tạo tiền đề không tốt cho việc học ở trường và cũng như các hoạt động khác bên ngoài.
??? Ngoài mất tập trung con bạn còn hay cáu gắt thì xem ngay: 1001 cách “đối phó” với trẻ hay cáu gắt – Bố mẹ lưu lại ngay
Bất kỳ kỹ năng nào cũng cần được rèn rũa và sự tập trung, chú ý cũng không ngoại lệ. Nếu bạn nhận thấy trẻ thường xuyên mất tập trung trong các nhiệm vụ khó khăn, thì dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ kém tập trung và cải thiện kết quả chung của các nhiệm vụ:
Chơi trò Head-Toes-Knees-Shoulders
Chắc hẳn bất kỳ bà mẹ nào cũng đều biết đến bài hát Head-Toes-Knees-Shoulders – Dịch ra tiếng Việt là Đầu – Chân – Đầu gối – Vai. Đây là bài hát cực kỳ vui nhộn, có lẽ nhiều mẹ đã cùng bé hát và nhảy theo rất nhiều đúng không?
Nhưng bạn có biết không? Bài hát quen thuộc, đơn giản này lại là phương pháp dạy trẻ kém tập trung tuyệt vời!
Luật chơi của trò này là khi hát đến tai – vai – đầu gối – chân, trẻ sẽ chạm vào bộ phận được đề cập. Tuy nhiên, để rèn luyện sự tập trung, thử thách dành cho bé ở đây là yêu cầu làm ngược lại hành động. Tức là khi bài hát nhắc tới tai thì bé phải chỉ vào vai, khi nhắc tới vai bé sẽ chỉ vào đầu gối,…. Lúc này, bé sẽ phải thực sự tập trung vào cuộc chơi để không được làm sai. Cùng nhau chơi trò này mỗi khi rảnh rỗi, sự tập trung của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể đó!
Loại bỏ phiền nhiễu thị giác
Khi một đứa trẻ đang phải vật lộn với một nhiệm vụ khó nhằn, sự lộn xộn trong lớp học hoặc trên bàn học sẽ khiến bộ não của chúng không thể phát huy được năng lực như mong muốn. Việc loại bỏ những đồ vật, âm thanh không cần thiết ra khỏi tầm mắt sẽ giúp trẻ có ít lý do hơn để không tập trung vào nhiệm vụ mình đang thực hiện.
Chia nhỏ nhiệm vụ
Việc giao cho bé một nhiệm vụ lớn, tốn nhiều thời gian sẽ chỉ làm cho bé cảm thấy chán nản. Từ đó trong đầu trẻ sẽ đặt ra câu hỏi “việc này quá khó, con không thể làm”, “sao con phải làm việc này?”,…
Thay vào đó, mỗi khi giao cho bé một nhiệm vụ nào đó, mẹ hãy cố gắng hướng dẫn bé chia nhỏ công việc cần làm để bé biết mình nên bắt đầu từ đâu và bao lâu sẽ kết thúc. Cách này có thể áp dụng vào việc học của bé trên trường. Đây là phương pháp dạy trẻ kém tập trung thực sự có hiệu quả, bố mẹ hãy áp dụng nhé!
Bạn có biết Gaba là gì và tác dụng đối với sức khỏe như thế nào?
Hoạt động thể chất
Những đứa trẻ gặp khó khăn với sự chú ý thường làm tốt hơn nếu chúng được cho nghỉ ngơi một thời gian ngắn để vui chơi, chạy nhảy giải tỏa năng lượng. Do đó, cách dạy trẻ kém tập trung đó là trong mỗi một nhiệm vụ, bạn nên dành 15 phút để cho bé giải lao, vận động với các trò chơi như đá bóng, cầu lông,,… Bắt đầu với 15 phút chơi tích cực trước một nhiệm vụ khó khăn cũng có thể giúp trẻ tăng hiệu suất làm việc và sự tập trung.
Khuyến khích trẻ tham gia các công việc gia đình
Các chuyên gia nói rằng, làm việc nhà thực sự rất tốt cho con bạn. Những lợi ích mà trẻ sẽ nhận được là:
- Kỹ năng xã hội, sự tương tác và học tập tốt hơn
- Tăng tính tự chủ và tự lực
- Giúp trẻ rèn luyện tính trách nhiệm và giải quyết vấn đề
Mẹ hãy để bé lựa chọn các nhiệm vụ theo sở thích và khả năng làm theo tốt hơn. Không nên giao một lúc quá nhiều nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ không rõ ràng. Chẳng hạn như dọn nhà cửa, thay vào đó mẹ hãy bảo trẻ dọn dẹp bàn ăn, bàn học,… hướng dẫn thật cụ thể cho bé cách thực hiện để bé không bị mơ hồ sinh ra tâm lý chán nản, mất tập trung.
Hạn chế ăn đồ ăn vặt
Phương pháp dạy trẻ thiếu tập trung tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý cho các mẹ đó chính là hạn chế cho bé ăn đồ ăn vặt.
Snack, nước ngọt, xúc xích, thịt xông khói,… đều là những món ăn khoái khẩu của bé. Tuy nhiên, việc chiều theo sở thích, cho bạn ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước khi thực hiện nhiệm vụ nào đó sẽ gây ra hiện tượng “sương mù não”. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác buồn ngủ, làm giả khả năng tập trung của trẻ. Đó là lý do vì sao các chuyên gia vẫn thường khuyên bố mẹ xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, sự phát triển thể chất mà còn giúp cho não bộ vận hành tốt hơn.
Bố mẹ ngồi học cùng trẻ
Nhiều khi sự giám sát của bố mẹ là không cần thiết, nhưng trong trường hợp này, trẻ lại rất cần bố mẹ ở bên để hướng dẫn và tạo động lực.
Thống kê cho thấy, trẻ sẽ dành thời gian tập trung học lâu hơn nếu có bố mẹ ngồi bên. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, được quan tâm nên sẽ tập trung, chú ý tốt hơn.
Trên đây là một số phương pháp dạy trẻ kém tập trung. Bố mẹ tuyệt đối không nên áp dụng các biện pháp mạnh như la mắng, đòn ron mỗi khi trẻ không làm theo lời bạn. Hãy lắng nghe ý kiến của bé và giải thích vì sao bé phải thực hiện nhiệm vụ này. Và đừng quên áp dụng những mẹo hay trên nhé!