Nội dung chính

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có đáng lo?

Mặc dù chỉ là bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng thóp có vai trò cực kỳ quan trọng. cho phép não và hộp sọ phát triển. Bởi vậy, tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm khiến nhiều bậc phụ huynh hết sức lo lắng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị trong bài viết dưới đây!

thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Hộp sọ của con người được tạo thành từ một số xương được nối với nhau bằng mô sợi cứng gọi là đường khớp đầu. Những đường khớp bầu này giúp hộp sọ linh hoạt hơn, cho phép đầu lọt qua ống sinh. Nơi các đường khớp đầu gặp nhau, chúng gọi là thóp. Thóp làm cho hộp sọ đủ linh hoạt để não phát triển. Khi một đứa trẻ được sinh ra, nó sẽ có nhiều hơn một thóp trên hộp sọ, nhưng thóp phía sau và đỉnh của đầu là hai cái tên quan trọng hơn cả. Thóp có đặc điểm là mềm, không cứng như các xương sọ xung quanh.

Khi chạm vào thóp, mẹ sẽ cảm thấy vùng này không cứng như xương sọ mà ngược lại, rất mềm mại. Hơn nữa, khi bé khóc to, mẹ cũng có thể quan sát thấy thóp phập phồng.Thóp  sẽ được kéo căng ra trong 2 – 3 tháng đầu tiên và sau đó bắt đầu đóng lại. Thông thường, thóp sau sẽ đóng trước, khi bé được 2 – 4 tháng tuổi. Còn thóp trước sẽ đóng khi bé được khoảng 18 – 24 tháng tuổi. Sau khi thóp liền hoàn toàn, khu vực này sẽ có hình dạng bẹp, không lõm, không phồng ra mà phẳng so với đầu của bé. Đây chính là trạng thái bình thường của thóp trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể nhận biết rõ ràng hơn qua một số hình ảnh thóp trẻ sơ sinh dưới đây:

Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường 1

Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường 2

Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường 3

Nguyên nhân thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm là khi bị thụt sâu vào trong nhiều hơn bình thường. Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị lõm thóp sẽ trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một và triệu chứng ở bé mà ba mẹ nên chú ý. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến thóp lõm ở trẻ sơ sinh?

Bé bị mất nước

Mất nước xảy ra khi trẻ sơ sinh không có đủ chất lỏng trong cơ thể để duy trì hoạt động bình thường. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, không uống đủ nước, đi tiểu qua thường xuyên. Mất nước ở trẻ có thể từ nhẹ đến nặng. Các trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh các biến chứng.

Trẻ bị lõm thóp do mất nước
Trẻ bị lõm thóp do mất nước

Bé bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng thóp lõm ở trẻ. Tình trạng này đi kèm với dấu hiệu mất nước sẽ khiến tình trạng thóp lõm ở trẻ sơ sinh trở nên nguy hiểm hơn. Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng thường có dấu hiệu nhận biết sau: mệt mỏi, thiếu cân, tóc khô dễ rụng, đồ đàn hồi da kém.

Bé mắc bệnh Megacolon

Megacolon là dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa gây nên sự giãn nở bất thường của đại tràng. Đây là tình trạng hiếm xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhưng lại vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng. Trong đó, bệnh lý bẩm sinh này có thể khiến bé bị lõm thóp.

Hội chứng Kwashiorkor

Kwashiorkor là một dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu protein. Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến thóp trẻ sơ sinh bị lõm.

Trẻ bị lõm thóp do mắc hội chứng Kwashiorkor
Trẻ bị lõm thóp do mắc hội chứng Kwashiorkor

Thóp lõm do đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt xảy ra khi thận của trẻ không thể giữ nước. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể tạo ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm.

Chẩn đoán thóp lõm ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán trẻ sơ sinh có bị lõm thóp hay không được thực hiện theo các bước sau:

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra và cảm nhận khu vực thóp. Từ đó xác định lõm trẻ có bất thường hay không
  • Xem xét dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc mất nước của trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể theo dõi thêm nhịp thở, nhịp tim và quan sát xem da bé có bị khô hay mất đi độ đàn hồi không
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi người thân về thời điểm đầu tiên thấy lõm trẻ bị thóp, trũng
  • Cuối cùng là đặt những câu hỏi về tình trạng sức khỏe của bé (bé có tiêu chảy, sốt hay nôn mửa không, cũng như thói quen ăn uống, đi vệ sinh

Điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Điều trị thóp lõm và trũng sâu sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định:

Trẻ bị lõm thóp do mất nước

Trong trường hợp này, trẻ sẽ được yêu cầu nhập viện. Theo đó, bác sĩ sẽ bù chất lỏng cho bé nhanh chóng qua đường uống hoặc qua tĩnh mạch, nếu bé có hiện tượng nôn ói.

Trẻ bị lõm thóp do suy dinh dưỡng

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng chất điện giải có công thức riêng trong điều trị thóp đầu lõm ở trẻ nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bé đang bị thiếu nước thì phương pháp này sẽ không còn phù hợp, vì nó sẽ gây mất nước thêm cho bé.

Bé bị lõm thóp cần được đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám và điều trị
Bé bị lõm thóp cần được đưa ngay đến bệnh viện để thăm khám và điều trị

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh thóp lõm

Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Thỉnh thoảng quan sát và sờ nhẹ nhàng vào thóp trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Ba mẹ không nên quá mạnh tay khiến trẻ đau và sợ
  • Có thể dùng mũ che thóp để giữ ấm cho bé, nhất là sau khi tắm gội xong
  • Cho bé bú đủ, bú khi có nhu cầu
  • Tắm nắng cho bé mỗi ngày để phòng chống còi xương, suy dinh dưỡng. Lưu ý, không tắm cho trẻ sơ sinh trong khung giờ từ 10 – 14 giờ vì sẽ gây hại cho da bé
  • Không để vật ngọn đụng vào thóp trẻ

Bài viết trên đã giúp ba mẹ xác định nguyên nhân thóp trẻ sơ sinh bị lõm cũng như cung cấp những giải pháp điều trị và phòng ngừa. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho phụ huynh trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này