Hệ tiêu hóa của bé còn chưa ổn định nên rất dễ bị rối loạn, gây đầy bụng, khó tiêu. Khi tình trạng này diễn ra, các con đều rất khó chịu, quấy khóc và không muốn ăn gì. Vậy bé bị đầy bụng có nên uống sữa không? Nên cho trẻ ăn gì, kiêng gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bé bị đầy bụng có nên uống sữa không?
Với trẻ bú mẹ dừng sữa là việc không nên. Với sữa công thức trong trường hợp dị ứng đạm, mẹ nên tạm dừng sữa bò, thay vào đó là chuyển sang sữa hạt, sữa thủy phân một phần, hoặc toàn phần. Cụ thể:
Đối với trẻ bú sữa mẹ
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là khởi đầu cho trẻ. Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, sữa mẹ còn rất dễ hấp thu đối với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Tuy nhiên, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa. Nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học, sữa sẽ có mùi hôi, khó chịu, trẻ dung nạp sẽ phát sinh các vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, nhiều mẹ không khỏi lo lắng, bé bị đầy bụng có nên uống sữa không?
Trên thực tế, trẻ bị đầy bụng nếu đang bú sữa mẹ thì không cần thiết phải ngừng. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng của con. Mẹ vẫn nên duy trì cho bé bú sữa đều đặn để đảm bảo cho phát triển. Đồng thời thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống thanh đạm hơn
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay những thực phẩm gây đầy hơi như các loại đậu, cải bắp,…
- Theo dõi tần suất đi cầu của trẻ sau khi thay đổi chế độ ăn
- Cho bé bú với tần suất thường xuyên hơn để tránh nguy cơ mất nước
- Nếu tình trạng không mấy khả quan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời
Đối với trẻ uống sữa công thức
Bên cạnh sữa mẹ, nhiều bé còn được bổ sung thêm sữa công thức. Vậy trẻ bị đầy bụng có nên uống sữa công thức hay không? Lúc này tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mẹ có thể lựa chọn phương án dưới đây.
- Đổi sữa mới: Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên khi uống sữa công thức thường găp các vấn đề như bất dung nạp lactose hoặc dị ứng đạm bò. Việc mắc các hội chứng này có thể gây ra triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân chua, nhầy máu. Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để khắc phục tình trạng đầy hơi do không hợp sữa công thức là đổi sang loại sữa phù hợp, thân thiện với hệ tiêu hóa. Tùy vào từng trường hợp mà việc đổi sữa sẽ được các bác sĩ tư vấn khác nhau. Với trẻ bất dung nạp lactose sẽ được chỉ định sữa free lactose. Với trẻ dị ứng đạm bò có thể chuyển sang sữa thủy phân,…
- Ngừng sữa: Trong một số trường hợp đặc biệt khi bị dị ứng sữa bò nặng, xuất hiện dấu hiệu hệ đường hô hấp như khò khè, viêm phế quản hoặc ở đường tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài, phân nhầy máu và bị viêm da cơ địa nặng bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ hoàn toàn sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò. Sau một thời gian ổn định trẻ sẽ được chỉ định uống sữa thực vật để theo dõi.
Cách xử lý khi bé bị đầy bụng do uống sữa?
Sữa là thức ăn chính của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì vậy trong trường hợp uống sữa bị đầy bụng mẹ có thể áp dụng các cách xử lý dưới đây.
- Massage cho trẻ: Sau khi cho bú, hãy dùng 2 ngón tay trỏ và giữa massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Làm như vậy sẽ giúp bé đẩy bớt khí dư ra ngoài, để bé dễ chịu hơn
- Vỗ ợ hơi: Để tránh trẻ bị đầy bụng sau khi bú sữa mẹ nhớ vỗ hơi cho con. Đặt bé ngồi thẳng trên tay của mình, cằm đặt trên vai sau đó từ từ vỗ nhẹ vào lưng. Làm như vậy khi dư trong dạ dày sẽ bị đẩy bớt ra ngoài.
- Cho bú đúng tư thế: Duy trì tư thế bú đúng cũng là cách giảm tình trạng đầy bụng cho con. Theo đó, khi bú hãy giữ đầu bé cao hơn phần bụng để sữa dễ dàng chảy xuống dạ dày. Điều này sẽ giúp giảm bớt không khí nuốt vào bụng, hạn chế trào ngược. Còn với trẻ bú bình hãy nghiêng một góc 45 độ để sữa đầy ở núm vú, tránh cho không khí lọt vào trong.
- Cho bé đi khám: Đầy bụng ở trẻ sơ sinh đa phần không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài kèm theo dấu hiệu sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, đi ngoài mẹ nên đưa bé đi khám.
Trên đây là giải đáp “bé bị đầy bụng có nên uống sữa?”. Hy vọng những thông tin Fitobimbi cung cấp sẽ là hành trang hữu ích trong quá trình nuôi dạy bé!