Nội dung chính

Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi, sặc sữa

Bé bú bình bị đầy hơi là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt lá với những bé mới tập bú bình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình không bị đầy hơi. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì, không nên ăn gì?

Hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị đầy hơi, ọc sữa
Hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị đầy hơi, ọc sữa

Nguyên nhân bé bú bình bị đầy hơi, sặc sữa

Với những trẻ bú bình chuyện đầy hơi, sặc sữa xảy ra như chuyện “thường ngày ở huyện”. Vậy tại sao lại có hiện tượng này. Hãy cùng Fitobimbi điểm qua những nguyên nhân chính dưới đây.

1. Bé bú bình quá nhanh

Nếu mẹ cho bé ăn khi đói bụng, bé sẽ bú với tốc độ nhanh để ti được nhiều. Những lúc như vậy, em bé dẫn đến nuốt phải bọt khí vào dạ dày, gây nên chướng bụng, đầy hơi.

Bé bú bình quá nhanh gây đầy hơi
Bé bú bình quá nhanh gây đầy hơi

2. Do chưa đợi tan hết bọt trong bình bú

Trẻ bú bình đa phần đều sẽ sử dụng sữa công thức. Nếu không biết cách nếu mẹ lắc không đều, trên bề mặt sẽ nổi lên những bọt khí. Chúng đi theo dòng sữa vào bụng bé, từ đó làm bé bị đầy hơi.

3. Bé bú bình sai tư thế

Nhiều mẹ hay có thói quen cho bé nằm giường bú bình để con vừa ăn vừa ngủ. Tuy nhiên, trong lúc bú rất có thể bé sẽ ngủ quên, miệng ngậm bú vú nhưng không nuốt sữa. Khi thở mạnh bé vô tính sẽ hít sữa lên mũi vào phế quản dẫn đến tình trạng sặc sữa, khó thở.

4. Đặt trẻ nằm ngay sau bú

Trẻ sơ sinh đang bú hoặc sau bú no thường dễ chìm vào giấc ngủ. Nhiều mẹ thấy vậy thường đặt con xuống ngủ ngay. Tuy nhiên tình trạng này khá nguy hiểm. Bởi khi bú bình trẻ đã nuốt một lượng khí khá nhiều, nếu không được vỗ ợ hơi mà đặt ngay xuống, khả năng đầy bụng, trớ sữa rất cao.

5. Núm ti không phù hợp

Việc sử dụng núm ti có kích thước không phù hợp với khẩu miệng bé. Lỗ tiết sữa của bình quá to, sữa nhảy mạnh khiến trẻ nuốt không kịp. Dễ bị tình trạng sặc hoặc ọc sữa

6. Do bé không tiêu hóa được protein trong sữa

Bé bú bình bị đầy hơi cũng có thể do mẹ đổi sữa mới cho bé Lúc này, hệ tiêu hóa của con chưa kịp thích nghi nên không chuyển hóa được protein trong sữa, gây tích tụ, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi.

7. Do bé không dung nạp đường Lactose

Lactose là một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa. Nếu cơ thể không sản sinh đủ lactase – enzyme giúp tiêu hóa và phân giải lactose từ sữa, bé sẽ không chuyển hóa được đường này, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.

Bên cạnh đầy hơi, chướng bụng, bé bất dung nạp lactose sẽ kèm theo những dấu hiệu khác như sau: quấy khóc, xì hơi nhiều, nôn trớ buồn nôn, tiêu chảy,…

Trẻ bị đầy hơi khi bất dung nạp Lactose
Trẻ bị đầy hơi khi bất dung nạp Lactose

Dấu hiệu nhận biết bé bú bình bị đầy hơi

Trẻ bị đầy hơi khi đang bú bình có thể dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên ưỡn lưng, co chân sau khi ăn
  • Quấy khóc, từ chối bú sữa bình
  • Nhăn mặt, vặn vẹo người khi mẹ đặt bé, bởi bé sẽ thấy dễ chịu hơn khi được bế
  • Bụng cứng, phình bất thường
  • Bé buồn nôn và có thể nôn trớ
  • Xì hơi nhiều
  • Bé khó ngủ vào ban đêm
  • Màu phân không giống bình thường, lỏng hoặc sệt trong nhiều ngày. Đây là biểu hiện cho thấy thức ăn chưa tiêu, làm thay đổi tình trạng phân

4 bước bú bình để bé không bị đầy hơi

Để bé không còn bị cơn đầy hơi, chướng bụng làm phiền, điều quan trọng mẹ cần phải làm đó chính là giảm đến mức tối thiểu không khí trong bình sữa. Dưới đây, Fitobimbi mách mẹ cách cho bé bú bình đơn giảm để tránh con nuốt phải không khí vào bụng nhé!

Bước 1: Chọn bình sữa có van thoát khí tốt

Bước đầu tiên và quan trọng nhất để bé bú bình không bị đầy hơi sặc sữa là phải chọn được bình sữa có hệ thống van thoát khí tốt. Núm ti mềm, độc đàn hồi tốt, lỗ chảy sữa phù hợp với tháng tuổi của bé. Fitobimbi gợi ý cho mẹ những cách dưới đây

  • Bình sữa có van một chiều: Loại này có van một chiều ở đầu, giúp bé dễ bú mà không xuất hiện nhiều bọt khí
  • Bình sữa có ống hút như lỗ thông hơi: Ống hút hoạt động như một lỗ thông hơi giúp bé bú dễ dàng và không nuốt phải bất cứ bong bóng khí nào
  • Bình sữa chống sặc: Giúp bé không bị sắc khi ti sữa mạnh
Chọn bình sữa tốt cho bé
Chọn bình sữa tốt cho bé

Bước 2: Pha hoặc đổ sữa nhẹ nhàng

Bước này rất quan trọng trong bởi nếu không cẩn thận, các bọt khí dễ hình thành. 

  • Với sữa bột: Trong lúc pha sữa, mẹ nên dùng thìa khuấy nhẹ để tránh tạo bong bóng khí. Tuyệt đối không lắc chai.
  • Với sữa mẹ: Nên đổ sữa vào bình từ từ, không nên rót sữa vào bình quá nhiều, vì lúc này, sữa sẽ rơi xuống đáy bình, dễ tạo bọt khí.
  • Không cho bé bú ngay sau khi pha sữa: Mẹ nên chờ khoảng 5 – 10 phút sau khi pha sữa rồi mới cho bé bú. Thời gian chờ này sẽ giúp các bọt khí được phân hủy, tránh hình thành quá nhiều

Bước 3: Ấn van thoát khí và kiểm tra tốc độ chảy

Bước này rất quan trọng, giúp loại bỏ một lượng lớn khí thừa ra ngoài. Theo đó cho sữa vào bình mẹ nên dùng tay ấn nhẹ 2-3 cái ở van thoát khí để giúp loại bỏ khí dư ra ngoài. Sau đó kiểm tra lực chảy của sữa bằng cách lật ngược bình xuống. Nếu sữa chảy đều bé sẽ hít phải ít bọt khí hơn. Trung bình mỗi giây chảy xuống một giọt là được. Lúc này mẹ hãy nới lỏng nắp bình một chút để bé bú sữa dễ hơn. Nhưng cần chắc chắn sữa không bị đổ ra ngoài.

Cẩn thận khi rót sữa vào bình
Cẩn thận khi rót sữa vào bình

Bước 3: Cho bé bú đúng tư thế và đúng thời điểm

Là bước quan trọng nhất để giúp hạn chế tình trạng đầy bụng, sặc sữa. Theo đó, mẹ nên cho bé bú khi  chớm đói, tránh việc đói lâu khiến bé mút mạnh và nhanh. Ngoài ra, tư thế bú cũng cần cân nhắc theo cách dưới đây.

  • Nâng cao đầu bé: Đặt bé nằm ngửa trên đùi, đầu nâng cao. Tử thế này cho phép mang sữa xuống dạ dày của bé dễ dàng. Đồng thời giúp bé nuốt và thở tốt
  • Đặt bình sữa: Giữ bình sữa nghiêng 1 góc 45 độ so với bé, sao cho sữa lấp đầy toàn bộ núm vú trong suốt quá trình bú để không khí không lọt vào

Bước 4: Vỗ ợ hơi sau bú

Sau khi bé bú xong, mẹ cần thực hiện thêm một bước nữa, đó là vỗ ợ hơi. Có 3 vị trí vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Bế bé lên, mặt quay ra sau, cằm dựa vai mẹ rồi nhẹ nhàng vỗ lưng
  • Cho bé ngồi lên đùi, mặt quay sang bên, rồi vỗ lưng cho bé
  • Đặt bé nằm trên đùi mẹ, vỗ lưng nhẹ nhàng

Lưu ý: Lưng của bé sơ sinh còn yếu, vì vậy mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương xương sống của bé.

Cách xử lý khi trẻ bú bình đầy hơi, sặc sữa

Đầy hơi, sặc sữa ở trẻ sơ sinh nếu không biết cách xử trí có thể khiến con tím tái, ảnh hưởng hô hấp và tính mạng. Nếu trong tình huống xấu, bé bị sặc sữa, đầy hơi mẹ nên áp dụng biện pháp xử lý sau.

  • Cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay bên trái. Sau đó khum bàn tay phải vỗ mạnh và nhanh vào lưng của bé. Khoảng 5-6 cái liên tiếp để tăng áp lực, tống sữa ra ngoài.
  • Nếu bé vẫn bị khó thở, tím tái mẹ hãy đặt con nằm ngừa trên mặt phẳng cứng. Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa ấn mạnh 5 cái ở vị trí dưới xương ức
  • Lặp lại động tác này đến khi bé có dấu hiệu hồng hào trở lại
  • Dùng miệng hoặc dụng cụ hút mũi hút nhanh lượng sữa còn sót lại ở mũi và họng của bé tránh sữa tràn vào khí quản gây tắc đường hô hấp
  • Trường hợp bé có dấu hiệu ngừng thở, mẹ nên tiến hành hà hơi thổi ngạt rồi đưa bé đi cấp cứu.

Trên đây là hướng dẫn cách cho bé bú bình không bị đầy hơi. Trẻ bị đầy hơi không quá khó xử lý, mẹ hãy bình tĩnh và thực hiện đúng cách nhé!

Chia sẻ bài viết này