Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi

Chế độ ăn uống của mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và hệ tiêu hóa của con. Vậy trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì? Cùng Fitobimbi điểm danh thực phẩm an toàn và không an toàn cho bé trong thời gian này.

>>> Xem nhiều hơn:

11 thực phẩm mẹ nên ăn khi bé đầy bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng có thể xuất phát từ việc rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn của mẹ không đảm bảo, bé bị bất dung nạp lactose. Vì vậy để đẩy lùi tình trạng này, cách tốt nhất là mẹ nên cải thiện nguồn sữa của mình bằng cách ăn những thực phẩm hỗ trợ dưới đây.

Thực phẩm mẹ nên ăn khi bé đầy bụng
Thực phẩm mẹ nên ăn khi bé đầy bụng

1. Gừng

Là cái tên đầu trong danh sách thực phẩm mà mẹ nên ăn khi con đầy hơi, chướng bụng. Nhờ chứa Gingerol nên gừng giúp tăng tốc độ tiêu hóa, làm trống dạ dày nhanh hơn để tạo điều kiện cho khí di chuyển xuống dưới ruột non. Từ đó, giảm đầy hơi, chướng bụng hiệu quả.

Ngoài việc dùng gừng để gia vị mẹ có thể pha trà thưởng thức mỗi sáng để tăng hiệu quả.

2. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, vì vậy đây được xem là thực phẩm vàng cho trẻ đầy bụng. Theo chuyên gia, phụ nữ đang nuôi con bú nên ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày. Ưu tiên những loại không đường để phù hợp hơn với hệ tiêu hóa non nớt của bé.

3. Nghệ

Nghệ không chỉ tốt cho phụ nữ sau sinh mà còn cải thiện tình trạng đầy bụng cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia, curcumin trong nghệ có tính kiềm, giúp giảm nồng độ axit trong dịch dạ dày nhờ đó cải thiện đầy bụng, ợ hơi hiệu quả.

Mẹ có thể dùng nghệ nấu ăn hoặc pha bột nghệ với một vài muỗng mật ong, uống khi còn ấm.

4. Chuối

Chuối giàu kali và chất xơ hòa tan có thể điều chỉnh lượng muối và ngăn giữ nước hiệu quả. Theo nghiên cứu của đại học Harokopio, ăn chuối mỗi ngày có thể giúp ích cho sự phát triển lợi khuẩn, góp phần làm giảm đầy hơi. Vì vậy trẻ sơ sinh đầy bụng mẹ nên bổ sung mỗi ngày 2-3 quả chuối.

5. Đu đủ

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì đáp án không thể bỏ qua là đủ đủ. Loại quả này chứa nhiều enzyme papain, có khả năng giải phóng khí tích tụ trong dạ dày. Qua đó, cải thiện tình trạng chướng bụng. Với các mẹ bỉm sau sinh có thể ăn đu đủ theo món nộm, hầm hoặc canh đều rất ngon miệng, lợi sữa và tốt cho hệ tiêu hóa của con.

6. Cà rốt

Chất xơ trong cà rốt có khả năng kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa đầy bụng, chương hơi. Vì thế, nếu bé nhà bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thì hãy tích cực bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của bạn.

7. Măng tây

Măng tây có tính lợi tiểu, giúp đào thải muối và nước để giảm đầy hơi. Không chỉ thế, thực phẩm này còn chứa lượng lớn prebiotics, hỗ trợ lợi khuẩn phát triển, giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm hình thành khí trong bụng. Vì thế nó được mệnh danh là siêu thực phẩm chống đầy hơi.

mẹ nên ăn gì khi bé đầy bụng

8. Dưa chuột

Không chỉ hỗ trợ làm đẹp, dưa chuột còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa của bé. Thực phẩm này chứa Flavonoid, giúp ngăn dị ứng và viêm đường ruột một trong những nguyên nhân chính gây ra đầy bụng ở trẻ sơ sinh.

9. Rau chân vịt

Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ và có dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng mẹ nên bổ sung rau chân vịt vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Với hàm lượng magie dồi dào thực phẩm này giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa đầy hơi, chướng bụng, táo bón ở trẻ tối ưu.

10. Cần tây

Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ cần tây còn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Thực phẩm này chứa kali và chất xơ hòa tan có thể giảm khó tiêu, đầy hơi một cách hiệu quả. Vì vậy nếu bé gặp tình trạng này mẹ nhớ tăng cường trong khẩu phần ăn của mình.

11. Trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc như bạc hà, hoa cúc cũng có tác dụng rất tốt trong việc giãn cơ, đẩy khí trong hệ tiêu hóa. Từ đó giảm căng tức, chướng bụng, đầy hơi một cách hiệu quả. Giai đoạn nuôi con bú mẹ có thể bổ sung trà thảo mộc vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả tối ưu.

6 thực phẩm mẹ nên tránh xa khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng

Giai đoạn nuôi con bú nếu bé đầy bụng, khó tiêu mẹ nên xem xét lại chế độ ăn của mình. Hạn chế 7 thực phẩm sau, chắc chắn bé yêu của bạn sẽ không bao giờ bị đầy bụng “hỏi thăm”.

Bé đầy bụng mẹ nên kiêng ăn gì
Bé đầy bụng mẹ nên kiêng ăn gì

1. Các loại rau nhà cải

Cải xoăn, bắp cải hay bông cải xanh là những thực phẩm chứa một lượng lớn raffinose. Đây là loại đường phức tạp, rất khó tiêu hóa. Chúng chỉ bị phân hủy khi vi khuẩn trong đường ruột lên men. Vì vậy dễ tạo bọt khí, khiến bé đầy hơi.

Tuy nhiên hầu hết các loại rau họ cải đều giàu dinh dưỡng. Vì vậy, Fitobimbi mách mẹ mẹo nhỏ để cải thiện tình trạng này là hãy luộc chín để làm mềm chất xơ, giúp chúng dễ tiêu.

2. Các loại đậu

Đậu lăng, đậu nành hay đậu Hà Lan cũng là thực phẩm dễ gây đầy hơi mà mẹ cần phải hạn chế khi nuôi con bú. Các loại đậu này lại chứa đường và chất xơ rất lớn mà cơ thể khó hấp thu. Vì vậy khi đến ruột già sẽ được vi khuẩn xử lý sinh ra khí, bọt khiến bé đầy hơi.

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Phô mai, bơ, váng sữa là những chế phẩm từ sữa có lượng lactose cao. Khi mẹ tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Trẻ bú vào có thể gặp các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu.

4. Các món mặn chứa nhiều natri

Ăn thực phẩm chứa natri cao có thể giữ nước, khiến bạn đầy hơi. Vì vậy giai đoạn nuôi con bú mẹ nên hạn chế tối đa nhóm thực phẩm này. Trên thực tế, việc tránh natri không chỉ đơn giản là hạn chế muối bình thường. Natri có trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ đóng hộp. Do đó, hãy tự nấu nướng để nêm gia vị vừa phải mẹ nha.

5. Đồ uống có gas

Sử dụng đồ uống có gas sẽ khiến sữa mẹ tích tụ lượng lớn carbon dioxide dưới dạng khí. Từ đó gây đầy hơi, căng tức, thậm chí đau bụng ở trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ tuyệt đối không tiêu thụ nhóm đồ uống này.

6. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu chứa lượng chất béo chuyển hóa, có khả năng làm biến đổi lượng sữa mẹ. Do đó, trẻ sơ sinh bú vào sẽ dễ gặp các vấn đề ở hệ tiêu hóa chẳng hạn như nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu.

Lời kết:

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ nên ăn gì bài viết trên đã gợi ý 11 thực phẩm nên được bổ sung. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó tiêu, đầy bụng của bé không được cải thiện mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Chia sẻ bài viết này