Nội dung chính

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng không phải là tình trạng hiếm gặp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin cần biết về tình trạng này ở trẻ. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Đầy bụng ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là gì?

Đầy bụng là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa. Thông thường, khi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, ruột non sẽ hấp thụ các thành phần có thể sử dụng được. Phần thức ăn thừa sẽ được ruột già phân hủy, giải phóng ra carbon dioxide và hydro, sau đó hình thành bong bóng khí. Ợ hơi giúp giảm bớt lượng khí dư thừa, phần còn lại sẽ được tống ra ngoài qua nhu động ruột. Tuy nhiên, khi không khí trong dạ dày không được thoát ra ngoài, nó sẽ tích tụ gây đầy bụng và khó chịu.

Đầy bụng hay đầy hơi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Lúc này, cơ quan tiêu hóa của trẻ còn yếu, trong quá trình hoạt động sản sinh ra nhiều khí. Bên cạnh đó, khí cũng được hình thành khi trẻ bú và khóc. Theo bác sĩ, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ được cải thiện khi trẻ được 1 tuổi.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng có thể do những nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ nuốt phải không khí khi bú mẹ hoặc bú bình, khi ngậm núm ti giả và khi khóc
  • Trẻ bị đầy bụng do bú sai tư thế
  • Trẻ ăn quá nó hoặc bị táo bón cũng gây tình trạng đầy bụng
  • Trẻ mắc hội chứng bất dung nạp với các thành phần trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, dẫn đến đầy bụng
  • Mẹ ăn thức ăn lạ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng ở trẻ. Một số thực phẩm mẹ ăn vào có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao gồm:
  • Các loại rau xanh như bắp cải, măng tây, atiso, bông cải xanh
  • Trái cây như cam, quýt, mận, mận khô, lê, đào, mơ,…
  • Thực phẩm giàu tinh bột như mì ống, ngô,…
  • Các sản phẩm từ sữa, socola và đồ uống có gas
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng

Các biểu hiện đầy bụng ở trẻ sơ sinh khá rõ ràng, cha mẹ chỉ cần quan sát kỹ là có thể nhận biết được:

Ợ hơi nhiều

Khi trẻ sơ sinh 1 tháng bị đầy bụng, phần bụng sẽ có cảm giác căng cứng, do chứa nhiều khí dư. Vì vậy, cơ thể phải tạo ra các phản ứng ợ hơi để đẩy bớt khí dư ra ngoài. Nếu trẻ sơ sinh bị ợ hơi liên tục, kèm theo tình trạng nôn trớ thì khả năng cao đang bị đầy bụng.

Bụng to và căng

Ở trẻ bình thường, sau khi quá trình tiêu hóa kết thúc, bụng sẽ phẳng và mềm ra. Tuy nhiên, khi trẻ bị đầy bụng, phần bụng sẽ luôn to, sờ vào cảm giác cứng. Nguyên nhân là do trẻ nuốt phải nhiều không khí, gây áp lực lớn trong dạ dày khiến bụng chương lên, đôi khi gây đau cho trẻ.

Biểu hiện đầy bụng ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị nôn trớ sau ăn

Nôn trớ sau ăn cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị đầy bụng. Nguyên nhân thường do trẻ bị dị ứng với thành phần của sữa.

Xì hơi nhiều

Không khí tích tụ nhiều ở phần ruột sẽ gây áp lực mạnh khiến trẻ xì hơi nhiều, trung bình khoảng 15 – 20 phút lần/ngày.

Trẻ quấy khóc, có biểu hiện bứt rứt, tình trạng phân thay đổi

Đầy bụng, khó tiêu khiến bé luôn có cảm giác khó chịu nên thường xuyên quấy khóc, quằn quại, co chân. Ngoài ra, để nhận biết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng, mẹ có thể dựa vào tính chất phân của con. Khi đầy bụng diễn ra, phân của thường lỏng hoặc sệt, đôi khi còn bị táo bón.

Ngủ không ngon

Trẻ bị đầy bụng đôi khi sẽ có cảm giác đau, tức bụng, khó chịu. Điều này ảnh hưởng nghiệm trọng tới giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng phải làm sao?

Khi bé bị đầy bụng, mẹ hãy thử làm một số cách dưới để giúp cải thiện tình hình nhé:

  • Vỗ lưng ợ hơi cho bé: Khi bé có biểu hiện nôn trớ do đầy bụng, mẹ hãy để bé ngồi thẳng lưng, cằm bé trên vai mẹ, sau đó nhẹ nhàng vỗ lưng. Thao tác này cho phép khí dư trong dạ dày được đẩy bớt ra ngoài, cho trẻ hết khó chịu
  • Thay đổi bình sữa: Nếu bé bị đầy bụng do bú bình, mẹ hãy thử đổi bình sữa và núm vú khác. Núm vú mềm, vừa miệng của trẻ có thể giúp ngăn chặn nuốt quá nhiều không khí khi bú. Bên cạnh đó, mẹ nên chọn núm vú có dòng chảy chậm để tránh sặc
  • Điều chỉnh tư thế bú: Để xử lý trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng, mẹ hãy điều chỉnh tư thế bú cho trẻ đúng. Hãy luôn giữ đầu trẻ cao hơn phần bụng. Tư thế này giúp sữa di chuyển xuống dạ dày dễ dàng mà không gây hiện tượng trào ngược. Khi trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 1 góc 45 độ, sao cho sữa lấp đầy núm vú, tránh hình thành nhiều bọt khí
  • Massage cho bé: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa nhẹ nhàng massage bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc di chuyển chân của trẻ theo tư thế đạp xe cũng là cách có thể đẩy bớt được khí ra ngoài
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng phải làm sao?

>>> Xem nhiều hơn:

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng thường không đáng lo. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé bị đầy bụng kèm theo những triệu chứng dưới đây, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ c
  • Trẻ bị nôn ói liên tục
  • Đi ngoài phân có lẫn máu
  • Trẻ quấy khóc không ngừng

Chăm sóc trẻ sơ sinh thực sự là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy sự lo lắng. Mong rằng với những thông tin về trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng trên, cha mẹ sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bé luôn khỏe mạnh và chóng lớn!

Chia sẻ bài viết này