Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi non được nhiều gia đình truyền tai, áp dụng. Tuy nhiên cũng không ít người cảm thấy hoài nghi về độ an toàn cũng như hiệu quả của phương pháp này. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giúp mẹ bỉm hiểu hơn công dụng và cách điều trị tiêu chảy cho trẻ bằng búp ổi non đang được áp dụng hiện nay.
>>> Xem nhiều hơn:
- Mách mẹ 5+ cách chữa trẻ đi ngoài ra máu tại nhà
- Trẻ sơ sinh ngày ị mấy lần là bình thường mẹ đã biết chưa?
Công dụng của búp ổi trong việc điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Ổi là loại quả giàu vitamin và các chất xơ tốt cho sức khỏe. Không chỉ thế, búp và lá của loài cây này còn là vị thuốc Đông y, giúp chữa tiêu chảy hiệu quả.
Theo các chuyên gia, thành phần trong búp ổi non chủ yếu là chất tanin, tác dụng như chất kháng sinh, giúp se niêm mạc đường ruột và có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời. Các chiết xuất từ búp ổi non có thể kìm hãm vi khuẩn Staphylococcus aureus – một trong những hung thủ gây bệnh tiêu chảy.
Không chỉ thế, việc dùng búp ổi non còn giúp làm giảm đau bụng, kiểm soát phân lỏng và hỗ trợ bé phục hồi nhanh hơn. Đây là lý do mà loại lá này được sử dụng nhiều để giúp kiểm soát tình trạng “đi ngoài” ở trẻ.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học, hoạt chất tanin có trong búp ổi chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tiêu chảy tạm thời đối với trường hợp tiêu chảy thông thường. Với những trường hợp tiêu chảy do các bệnh lý như viêm đại tràng, dạ dày,… thì việc điều trị bằng búp ổi non sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu. Vì vậy trước khi áp dụng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con.
Hướng dẫn cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi
Nhờ có tính đắng và nhiều tinh dầu nên búp ổi non sẽ chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng cách kháng khuẩn, kích thích cơ trơn đường ruột. Dưới đây là các bước thực hiện biện pháp này.
Nguyên liệu:
- 20g gừng tươi
- 20g búp ổi non
- 10g vỏ quýt khô
Cách làm:
- Nguyên liệu rửa sạch, đợi cho ráo nước thì cho vào nồi
- Đun cùng với 2 lít nước đến khi cô cạn còn 500ml thì dừng
- Sử dụng nước búp ổi non cho trẻ uống ngày 2 lần, đều đặn đến khi hết bệnh tiêu chảy
Có nên dùng búp ổi chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh không?
Dù được truyền tai rộng rãi thế nhưng theo bác sĩ việc chữa tiêu chảy, đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi non không phải biện pháp an toàn. Búp ổi có chứa Tanin, hoạt chất “kháng sinh” giúp làm săn se niêm mạc đường ruột. Bởi vậy khi dùng búp, mẹ sẽ thấy phân lòng của bé được cầm nhanh hơn.
Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh việc dùng búp ổi không phải là lựa chọn tốt. Bởi vì nguyên nhân gây ra tiêu chảy của con thường do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Do đó, mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi sẽ không an toàn nếu các tác nhân gây hại vẫn còn tích tụ trong ruột. Hậu quả các bé có thể tiêu chảy nặng hơn.
Không chỉ thế, việc điều trị đi ngoài không hợp với trẻ còn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Mất nước, mất sức, rối loạn điện giải, co giật
- Tăng tần suất đi tiểu
- Gây thấy thoát vi lượng và các vi chất trong máu
- Việc dùng nước búp ổi đặc còn gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt,…
Vì vậy để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng búp ổi để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi không?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tiêu chảy là do virus, vi khuẩn. Do đó, việc mẹ ăn búp ổi non hay cho bé uống nước búp ổi sẽ không mang lại hiệu quả. Thậm chí còn khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ.
Vì vậy tốt nhất khi trẻ đi ngoài kéo dài kèm theo những biểu hiệu lạ thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị. Tránh việc tự ý áp dụng các mẹo dân gian, khiến cho sức khỏe, tính mạng của con đe dọa.
Trẻ sơ sinh đi ngoài cần xử lý thế nào?
Sau khi giải đáp thắc mắc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi có hiệu quả không, chắc hẳn các bậc phụ huynh sẽ hoang mang rằng nếu bé gặp tình trạng này thì phải xử lý ra sao. Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
- Bé đi ngoài sẽ bị mất nước do đó mẹ cần tăng cường cữ bú để tránh nguy cơ rối loạn điện giải, dẫn đến nguy hiểm
- Chú ý chế độ ăn uống của mẹ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của con. Cụ thể với giai đoạn này mẹ nên tăng cường thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau xanh, hoa quả, thịt nạc đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều dầu, nước ngọt hoặc cafein
- Không tự ý dùng kháng sinh hoặc thuốc điều trị tiêu chảy cho bé
- Đảm bảo môi trường xung quanh các bé luôn được sạch sẽ để tránh virus, vi khuẩn tấn công
- Khi bé đi ngoài nhiều lần kèm theo dấu hiệu nôn ói, nhợt nhạt, tím tái mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và được điều trị kịp thời
Nhìn chung, việc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi cần phải cân nhắc, thận trọng vì nó có thể khiến bệnh nặng hơn. Vì thế, trường hợp con có các biểu hiện lạ mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn chẩn đoán, điều trị tốt hơn.