Nội dung chính

Mách mẹ 5+ cách chữa trẻ đi ngoài ra máu tại nhà

Trẻ đi ngoài ra máu là hiện tượng thường gặp. Nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan, do nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu rất đa dạng. Cha mẹ cần chủ động tìm cách chữa trẻ đi ngoài ra máu để sớm cải thiện triệu chứng.

Đi ngoài ra máu là hiện tượng gì?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có màu đỏ tươi, đỏ đậm hoặc màu đen. Đôi khi trong phân còn có đàm nhớt, bọt, đặc biệt là mùi hôi khó chịu. Trẻ bị đi ngoài ra máu thường kèm theo những triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sưng hậu môn,..

Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có màu đỏ tươi
Đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có màu đỏ tươi

Màu sắc máu lẫn trong phân bé chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân gây ra. Chẳng hạn như:

  • Táo bón: Tình trạng này khiến phân khô, cứng tạo ma sát lớn cho thành hậu môn, dẫn đến nứt kẽ và xuất huyết
  • Bệnh kiết lỵ: Đây là bệnh đường tiêu hóa thường gặp khiến bé đi ngoài có máu. Nguyên nhân là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc động vật nguyên sinh tấn công. Biểu hiện của bệnh kiết lỵ là tình trạng phân lỏng, dính máu, tần suất đi tiêu hơn 4 lần/ngày
  • Polyp đại trực tràng: Thường gặp ở những trẻ thiếu chất xơ, dư thừa chất béo. Nếu không kiểm soát tốt polyp, trẻ có thể gặp biến chứng tắc ruột
  • Thiếu vitamin K: Đây là vi chất cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu hụt trẻ có thể bị chảy máu
  • Lồng ruột cấp tính: Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi do ruột bị lộn ngược và lồng vào bên trong đoạn ruột gần đó
  • Bệnh Crohn: Khi mắc bệnh, các mô ruột bị viêm khiến trẻ không thể hấp thu dinh dưỡng. Nếu không điều trị sớm, mô ruột sẽ bị hoạt tử, khiến trẻ đi ngoài ra máu

Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể xảy ra một vài lần do tổn thương niêm mạc. Cha mẹ không nên chủ quan với trường hợp trẻ bị đi ngoài ra máu kéo dài. Bởi nếu để bệnh kéo dài sẽ khiến trẻ mất máu, cơ thể xanh xao và chậm phát triển.

Có nên áp dụng cách chữa trẻ đi ngoài ra máu tại nhà?

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị đi ngoài ra máu không quá đáng lo và có thể đáp ứng tốt các phương pháp điều trị tại nhà. Mẹ có thể tăng cường lượng chất xơ trong thực đơn của bé hàng ngày.

Đồng thời, khuyến khích bé uống nhiều nước, giúp làm mềm phân và tránh gây áp lực lên hậu môn. Bên cạnh đó, các phương pháp như massage, tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn cũng có thể làm dịu cơn đau, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ cầm máu.

Cách chữa đi ngoài ra máu tại nhà thường mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đi ngoài ra máu liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn, cha mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám.

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ cần được sự chăm sóc từ bác sĩ:

  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Đau rát, khó chịu trong nhiều ngày
  • Đi ngoài ra máu nhiều lần trong ngày (> 3 ngày)
  • Lượng máu mỗi lần đại tiện không thuyên giảm
  • Sốt cao, da dẻ xanh xao
  • Điều trị tại nhà không đỡ

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu tại nhà

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu mà mẹ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên dành cho mẹ:

Điều trị táo bón

Đa phần trẻ bị đi ngoài ra máu là do táo bón kéo dài. Do vậy, điều trị táo bón có thể khiến phân mềm, giảm ma sát thành hậu môn, từ đó ngăn ngừa chảy máu khi đi đại tiện.

Để điều trị táo bón ở trẻ, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Hấp thụ chất xơ nhiều sẽ giúp tăng khối lượng phân và làm nó mềm hơn. Từ đó giúp quá trình đào thải phân diễn ra trơn tru. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày của bé như bột yến mạch, táo, bắp rang, cà rốt, chuối, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng, quả lê, khoai lang,…
  • Uống đủ nước: Nhắc đến cách chữa trẻ đi ngoài ra máu không thể không kể đến mẹo bổ sung nước. Trẻ được bổ sung nước đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho trẻ uống nước từ 6 tháng tuổi trở đi. Với trẻ dưới 6 tháng có thể thay thế bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Tránh thực phẩm chiên: Chúng chứa nhiều chất béo chuyển hóa, có thể làm chậm đường di chuyển của phân và dẫn đến táo bón. Do đó, trẻ bị đi ngoài ra máu nên hạn chế tuyệt đối các thực phẩm chiên rán, nhiều giàu mỡ
  • Thường xuyên tập thể dục: Vận động có thể làm tăng chức năng ruột, giảm căng thẳng và giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, bơi lội, cầu lông,… để hỗ trợ giảm táo bón
Tăng cường ăn rau quả để không bị táo bón
Tăng cường ăn rau quả để không bị táo bón

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm là cách chữa trẻ đi ngoài ra máu hiệu quả, giúp giảm đau, ngứa ngáy, cải thiện lưu thông máu, từ đó hạn chế các tổn thương liên quan. Mẹ có thể cho bé ngâm hậu môn bằng nước ấm 10 – 15 phút mỗi lần để sớm cải thiện triệu chứng do đi ngoài ra máu gây ra.

Tiêu thụ Probiotics

Probiotics là vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Việc bổ sung probiotics sẽ hỗ trợ tạo ra môi trường ruột lành mạnh, qua đó cải thiện tình trạng táo bón, nứt kẽ hậu môn và đi ngoài ra máu hiệu quả.

Thực phẩm giàu Probiotics bao gồm: sữa chua, kim chi, cải muối, nấm sữa Kefir, trà Kombucha,…

Tiêu thụ Probiotics
Tiêu thụ Probiotics

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu bằng phương pháp tự nhiên

Có rất nhiều mẹo dân gian chữa đi ngoài ra máu được nhiều người áp dụng. Cha mẹ có thể tham khảo những cách sau:

  • Nha đam: Lấy một nhánh nha đam, tách lấy phần thịt, massage lên hậu môn của bé để làm mềm và kích thích đào thải phân
  • Rau diếp cá: Trẻ bị đi ngoài ra máu có thể bổ sung nước ép rau diếp cá hàng ngày để hỗ trợ việc đào thải phân
  • Ngải cứu: Ngải cứu ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch, thái nhuyễn rồi đem chiên cùng trứng. Cho trẻ dùng món ăn với cơm trắng có thể hỗ trợ cầm máu, giảm đau ở hậu môn
  • Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính làm lành và chống viêm tuyệt vời. Trẻ bị đi ngoài ra máu có thể thoa dầu dừa lên hậu môn 2 – 3 lần/ngày. Đừng quên cho trẻ ăn uống lành mạnh để giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn nhé!

Bổ sung vitamin K

Với trường hợp trẻ đi ngoài ra máu do thiếu vitamin K, cách chữa trẻ đi ngoài ra máu phù hợp nhất chính là tăng cường bổ sung vitamin K cho cơ thể. Mẹ có thể bổ sung vitamin K cho bé thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc các thực phẩm bổ sung.

Một số thực phẩm giàu vitamin K là: cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, mùi tây, bông cải xanh, cần tây, măng tây, quả bơ, mận, dưa chuột, trứng, đậu xanh,…

Bổ sung vitamin K
Bổ sung vitamin K

Phòng tránh đi ngoài ra máu ở trẻ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cha mẹ có thể hỗ trợ phòng ngừa đi ngoài ra máu cho trẻ ngay từ sớm với những lời khuyên hữu ích sau:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, rau bí đỏ, rau chân vịt, rau dền, các loại cải
  • Tăng cường bổ sung vitamin C và chất xơ có trong hoa quả
  • Ưu tiên các thực phẩm chống oxy hóa, giàu rutin như lúa mạch, bưởi, cam, rau má, diếp cá,…
  • Tăng cường bổ sung lợi khuẩn bảo vệ đường ruột
  • Tránh những thực phẩm cay nóng, đồ nhiều giàu mỡ, tanh sống, đóng hộp
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường hóa học

Trên đây là một số cách chữa trẻ đi ngoài ra máu. Hy vọng với những gợi ý này, mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé tốt hơn. Theo dõi Fitobimbi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Chia sẻ bài viết này