Táo bón là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhưng gây ra tâm trạng lo lắng cho các mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Việc biết được các mức độ táo bón ở trẻ sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa.
Xem thêm:
- Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi
- Trẻ sơ sinh không ị, xì hơi nhiều có đáng lo?
Các mức độ táo bón ở trẻ
Táo bón được phân thành nhiều cấp độ, từ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:
Táo bón cấp tính – mức độ nhẹ
Trẻ bị táo bón cấp tính, mức độ nhẹ thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn (1 tháng). Bệnh có thể dễ dàng khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày.
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết:
- Tần suất đi tiêu: 3 – 4 ngày/1 lần
- Phân cứng, kết thành chuỗi
- Trẻ thường phải gắng sức rặn khi đi tiêu
Táo bón cấp tính – mức độ trung bình
Trẻ bị táo bón mức độ trung bình thường có các biểu hiện như sau:
- Tần suất đi tiêu: 4 – 6 ngày/lần
- Phân cứng, rời rạc, nhỏ như phân dê
- Bé đi tiêu phải rặn nên thường bị đỏ mặt
Táo bón mãn tính – mức độ nặng
Trong các mức độ táo bón ở trẻ, táo bón thể mãn tính gây ảnh hưởng nặng nề tới trẻ nhất. Táo bón một khi trở thành mãn tính không chỉ gây khó chịu mà còn khiến cuộc sống thường ngày của trẻ gặp nhiều phiền toái. Thậm chí có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như trĩ, tắc ruột, ung thư trực tràng,…
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết:
- Tần suất đi tiêu: 1 – 2 tuần/lần
- Phân cứng, khô, bề mặt phân xuất hiện vết nứt, đôi khi có lẫn máu
- Bé sợ hãi, đau rát mỗi khi đi vệ sinh
- Táo bón kéo dài nhiều ngày khiến trẻ lười ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển
Trẻ bị táo bón lâu ngày có đáng lo?
Trẻ bị táo bón mức độ nhẹ hoặc trung bình thường không đáng lo ngại và không gây nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, trở thành mãn tính sẽ khiến trẻ gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như:
- Đại tiện ra máu: Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ bền vững của niêm mạc, độ sắc, rắn của phân. Máu thường lẫn trong phân hoặc nặng hơn có thể thấy máu nhỏ giọt sau mỗi lần đi đại tiện
- Nứt kẽ hậu môn: Khối phân to hơn độ giãn nở của ống hậu môn có thể gây tình trạng nứt kẽ hậu môn. Điều này khiến trẻ đau đớn và không dám đi vệ sinh
- Đau bụng vùng dưới rốn: Trẻ bị táo bón lâu ngày muốn đi ngoài nhưng không đi được. Thức ăn bị dồn nén trong thời gian dài khiến bụng ấm ách, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống
- Trĩ nội, trĩ ngoại: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở trẻ bị táo bón. Phân khô cứng khiến trẻ phải rặn nhiều mỗi khi đi vệ sinh. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu, khiến máu dễ bị hồi đọng, tạo thành các búi trĩ
- Tắc ruột: Các mức độ táo bón ở trẻ còn có thể gây tình trạng tắc ruột. Với các biểu hiện như không đi đại tiện được, chướng bụng, không xì hơi, đau bụng từng cơn. Các bậc cha mẹ cần quan sát dấu hiệu của con để kịp thời phát hiện
Lời khuyên cho mẹ có bé bị táo bón
Bên cạnh thông tin về mức độ táo bón ở trẻ, Fitobimbi còn đưa ra những lời khuyên hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ bị táo bón:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ, chất béo, protein và đặc biệt là nước, giúp làm mềm phân, giảm tối đa tình trạng táo bón
- Trẻ ăn dặm: Mẹ cần cân đối dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ hàng ngày. Đặc biệt, tăng cường bổ sung chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời cho bé ăn thêm sữa chua, các loại hoa quả xay nhuyễn vào bữa phụ. Trong giai đoạn ăn dặm, thức ăn của trẻ chủ yếu là cháo, bột,… Vì vậy, mẹ nên xay mịn các thực phẩm, tránh nấu quá đặc khiến bé khó tiêu, hấp thu kém
- Trẻ lớn: Giúp bé yêu thích các món rau củ và trái cây tươi hơn, thay vì ăn nhiều chất đạm. Đồng thời, hãy nhắc nhở con uống nước đầy đủ mỗi ngày nhé!
Khuyến khích bé vận động tăng cường đề kháng
Vận động là cách tốt nhất giúp củng cấp sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt cải thiện đáng kể các triệu chứng do táo bón gây ra. Mẹ có thể đi dạo nhẹ nhàng cùng bé sau bữa ăn để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Đồng thời kích thích nhu động ruột, giúp quá trình đào thải phân diễn ra nhanh chóng hơn.
Ngâm hậu môn với nước ấm
Ngâm hậu môn với nước ấm mang lại hiệu quả tức thì, đặc biệt với trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Mẹ nên cho bé ngâm hậu môn mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 5 – 10 phút. Việc này sẽ giúp cơ vòng hậu môn được giãn nở, cho bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Massage bụng cho bé
Massage bụng cũng là biện pháp trị táo bón được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ sử dụng 2 ngón tay đặt lên vùng bụng và xoa quanh rốn của bé. Mỗi lần massage thực hiện trong khoảng 5 phút. Mẹ lưu ý các thao tác nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm trẻ bị đau.
Bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về các mức độ táo bón ở trẻ. Mẹ cần theo dõi trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé!