Nội dung chính

Top 6 nguyên nhân trẻ bị táo bón mẹ chớ xem thường!

Trẻ nhỏ có thể bị táo ở mọi giai đoạn phát triển. Vậy nguyên nhân trẻ bị táo bón là gì? Mẹ hãy bỏ túi để có biện pháp phòng ngừa tốt hơn.

Trẻ bị táo bón là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân bé bị táo bón mẹ cần nắm được thông tin về căn bệnh này. Theo đó, táo bón được định nghĩa là tình trạng trẻ có tần suất đi ngoài ít hơn so với tiêu chuẩn. Phân rắn, khô, khoảng cách giữa các lần đi ngoài cách nhau quá lâu. Tùy vào độ tuổi mà trẻ sẽ có số lần đi ngoài khác nhau. Do đó mẹ hãy dựa vào tiêu chuẩn dưới đây để xem các bé có bị táo bón không.

Trẻ táo bón kéo dài
Trẻ táo bón kéo dài
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Thường đi vệ sinh từ 2-3 lần/ ngày. Nếu trẻ chỉ đi 1 lần nhưng phân không khô, cứng, khối lượng bình thường thì không phải là táo
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi: Thường đi vệ sinh ngày 1 lần. Tuy nhiên, nếu trẻ đi nhiều mà phân khô, rắn thì cũng có thể đang bị táo

Ngoài ra, trẻ bị táo bón còn có các dấu hiệu như:

  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện: Mặt đỏ bừng, người vã mồ hôi thậm chí la khóc vì bị đau rát
  • Tình trạng phân bất thường: Phân khô, cứng, vón cục như phân dê, thậm chí có lẫn máu tươi
  • Bụng bị căng trướng, đầy hơi do chất cặn bã không đào thải được ra ngoài

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Rất nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng triệu chứng táo bón ở trẻ là do ăn nhiều thức ăn hoặc uống ít nước. Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân trẻ táo bón rất nhiều. Cụ thể:

Chế độ ăn uống không phù hợp

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do chế độ ăn uống thay đổi ngột. Theo chuyên gia, thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo là khi mẹ đổi chế độ ăn từ bú sang ăn dặm, ăn thô.

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Nguyên nhân và các giải pháp cho mẹ

Lúc này, nhu động ruột của trẻ chưa kịp làm quen với việc tiêu hóa nên mới xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo không đi ngoài được. Thêm vào đó, chế độ ăn không đủ rau, củ, quả, chất xơ, chất lỏng trẻ cũng rất dễ gặp tình trạng này.

Chế độ ăn thay đổi đột ngột sẽ khiến bé bị táo
Chế độ ăn thay đổi đột ngột sẽ khiến bé bị táo

Do không hợp sữa công thức

Việc dùng sữa ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón. Theo chuyên gia, sữa công thức có rất nhiều protein nên dễ gây táo. Thêm vào đó, việc pha sữa không đúng liều lượng, quá đặc, quá loãng hoặc chọn loại sữa không có chất xơ cũng sẽ khiến cho hệ thống tiêu hóa của trẻ rối loạn. Từ đó gây ra triệu chứng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.

>>> Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón mẹ phải làm gì

Do chế độ ăn của mẹ

Chế độ ăn uống của mẹ cũng là nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh. Lý do là bởi trong 6 tháng đầu sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ. Vì thế nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như tình trạng bệnh lý ở con. Nếu chế độ ăn của mẹ chứa nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu hoặc ít chất xơ sẽ khiến lượng sữa ảnh hưởng. Trẻ khi bú vào có thể gặp phải tình trạng táo bón.

>>> Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Thiếu nước

Nguyên nhân táo bón ở trẻ tiếp theo mà Fitobimbi đề cập đó là thiếu nước. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến quá trình tiêu hóa của trẻ khó khăn. Cụ thể khi nước bổ sung quá ít sẽ làm chất nhờn xung quanh thành ruột giảm đi. Từ đó khiến việc đẩy phân ra ngoài gặp nhiều trở ngại.

Sử dụng kháng sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón có thể là do sử dụng kháng sinh. Theo chuyên gia, ở độ tuổi này đề kháng của con còn kém nên dễ mắc bệnh hô hấp. Vì vậy việc dùng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn mà còn có thể diệt vi khuẩn có lợi. Từ đó khiến cho đường ruột bị mất cân bằng, gây ra rối loạn, táo bón.

Kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ táo bón
Kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ táo bón

Nguyên nhân bệnh lý

Cuối cùng nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể là do bệnh lý bẩm sinh. Theo chuyên gia, một số căn bệnh như phình đại tràng bẩm sinh, cường giáp, viêm đại tràng, bất thường tại ruột có thể khiến bé gặp tình trạng này. Dù chiếm tỉ lệ không cao nhưng nguyên nhân này lại cực nguy hiểm. Trong trường hợp không được thăm khám kịp thời, bệnh sẽ tiến triển tiêu cực, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bé.

Có thể thấy, xác định nguyên nhân trẻ bị táo bón là bước quan trọng để mẹ lựa chọn phương hướng điều trị. Trường hợp nguyên nhân xuất phát từ nhóm chức năng hoặc do sinh hoạt chưa được hợp lý mẹ cần thay đổi thói quen hằng ngày. Tuy nhiên nếu trẻ táo bón kéo dài kèm theo dấu hiệu bệnh lý bẩm sinh thì cần thăm khám kịp thời.

Làm gì khi trẻ bị táo bón?

Dựa vào nguyên nhân trẻ bị táo bón ở trên mẹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ là xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Theo đó, với trẻ sơ sinh nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài ra, chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ cũng nên tăng cường chất xơ, trái cây, ngũ cốc và rau củ quả.

Với trẻ táo bón giai đoạn ăn dặm mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, thức ăn mềm để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian này mẹ cần hạn chế tối đa việc cho bé dùng các loại thức ăn nhanh, đồ uống có ga. Vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa.

Chọn sữa hợp với bé

Nếu phải dùng thêm sữa ngoài, chuyên gia khuyến cáo mẹ nên chọn loại phù hợp với tuổi của con. Ưu tiên những loại lành tính, chứa nhiều chất xơ để giúp ổn định và giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Trường hợp tình trạng táo bón kéo dài mẹ nên cân nhắc thay sang sữa khác.

Chọn sữa hợp tuổi của con
Chọn sữa hợp tuổi của con

>>> Trẻ bị táo bón uống sữa gì? 9 dòng sữa được khuyên dùng

Cho bé vận động kết hợp uống nước nhiều

Với những bé lớn, bố mẹ hãy tạo điều kiện để con tiếp xúc thiên nhiên và có chế độ vận động hợp lý. Bởi theo nghiên cứu khoa học, việc vận động nhiều sẽ giúp cơ thể dẻo dai, hệ thống tiêu hóa cũng dễ hoạt động. Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 30-1 tiếng để cho các bé đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội. Kết hợp với đó là bổ sung nước đầy đủ. Có thể cho con dùng nước lọc, nước canh, nước ép trái cây,…

Massage bụng cho bé

Khi trẻ bị táo massage cơ bụng sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tống đẩy phân ra ngoài tốt hơn. Do đó mẹ hãy thử dùng ngón trỏ và giữa đặt gần rốn bé, ấn nhẹ rồi xoay theo chiều ngược kim đồng hồ. Sau đó mở rộng ra hai bên hông. Duy trì như vậy ngày 2-3 lần sẽ giúp con tiêu hóa tốt.

Massage bụng giảm táo bón cho trẻ
Massage bụng giảm táo bón cho trẻ

Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ

Dựa vào nguyên nhân trẻ bị táo bón mẹ hãy phòng ngừa  bằng biện pháp sau:

  • Theo dõi việc đi vệ sinh hàng ngày của bé để kịp thời phát hiện bệnh
  • Thường xuyên nhắc nhở nếu bé không đi vệ sinh đúng giờ
  • Cho bé ăn nhiều rau xanh và uống nước nhiều để cải thiện đường ruột
  • Cho con ra ngoài vận động thể thao nhiều
  • Chủ động điều trị các bệnh bẩm sinh liên quan đến đường tiêu hóa
  • Chỉ dùng sữa công thức khi thực sự cần thiết

Trên đây là 6 nguyên nhân trẻ bị táo bón và các biện pháp khắc phục. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể phòng ngừa tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này