Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ, ọc sữa nhiều lần trong ngày khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân đáng chú ý nhất:
1. Do cấu tạo hệ tiêu hóa của bé
Khi còn là bào thai, bé yêu chủ yếu nhận dinh dưỡng qua dây rốn. Đó là lý do vì sao, cơ quan này chưa thực sự hoàn thiện cho tới khi trẻ tròn 1 tuổi. Dạ dày của bé sơ sinh có xu hướng nằm ngang và cao hơn so với người lớn. Cấu tạo này của dạ dày khiến cho sữa dễ trào ngược lên thực quản bởi các tác động nhỏ như thay đổi tư thế, quấy khóc,…
2. Do trẻ bú quá no
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa phải kể đến tiếp theo, đó là do trẻ bú quá no. Dạ dày của bé 1 tháng tuổi chỉ to bằng quả trứng gà, dung tích khoảng 80 – 150ml/lần ăn. Từ 6 – 1 tuổi, dạ dày trẻ tương đương quả bưởi, chứa được 200 – 250ml/lần ăn.
Vì vậy, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều, quá no, vượt qua mức cho phép sẽ khiến dạ dày bị quá tải, Bên cạnh đó, hoạt động co thắt của tâm vị còn rất yếu nên dễ dẫn đến sữa từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây hiện tượng ọc sữa, nôn trớ.
3. Trẻ bị ọc sữa do mắc bệnh đường hô hấp
Viêm đường hô hấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh, trẻ thường có phản ứng ho để đẩy dịch ứ đọng tại cổ họng ra ngoài. Nếu ho nhiều sẽ gây kích thích kích thích lên dạ dày, khiến sữa bị trào lên thực quản, tạo thành triệu chứng ọc sữa.
4. Bé bị dị ứng
Khoảng 2-2.7% trẻ bị dị ứng đạm bò trong độ tuổi từ 1-5. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện sau khi trẻ dùng sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa. Theo các chuyên gia, trẻ bị dị ứng sữa bò sẽ có dấu hiệu tức thời như khó thở, ọc sữa, phát ban, tiêu chảy ngay sau bú. Ở một số bé dấu hiệu dị ứng có thể xuất hiện muộn hơn như sổ mũi, quấy khóc, đau bụng, nôn mửa, trào ngược, đi cầu có máu.
5. Bé không dung nạp đường Lactose
Thiếu hụt enzym lactose khiến trẻ không thể dung hòa được đường lactose, gây ra các triệu chứng trên hệ tiêu hóa. Ngoài dấu hiệu sôi bụng, tiêu chảy, đầy hơi, đi ngoài phân chua trẻ còn có thể ọc sữa, nôn mửa sau ăn.
6. Dị dạng đường tiêu hóa
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý dị dạng đường tiêu hóa:
- Phình đại tràng bệnh sinh: Trẻ mắc bệnh lý này sẽ mất phản xạ đi đại tiện. Nếu bị ứ đọng quá nhiều, sẽ gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa. Lúc này, cơ thể buộc phải tổng sữa từ dạ dày ra ngoài, dẫn đến hiện tượng ọc sữa
- Phì đại cơ môn vị: Cơ môn vị bị phì đại quá mức khiến cho thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết và tích tụ tại đây. Khi lượng thức ăn ngày càng nhiều sẽ gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược thực quản
- Teo thực quản: Đây là cơ quan làm nhiệm vụ đưa thức ăn xuống dạ dày. Khi thực quản bị tổn thương, sữa sẽ không thể di chuyển xuống dạ dày, khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ
7. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều do mắc bệnh về não
Bên cạnh các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh được nêu trên, các bệnh về não cũng có thể là nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
- Viêm màng não: Đây là tình trạng virus xâm nhập vào não, khiến trẻ mệt mỏi, lờ mờ, ọc sữa, sốt, ngủ li bì, thậm chí còn mất tri giác
- Xuất huyết não do thiếu vitamin K: Trẻ thiếu vitamin K sẽ khiến mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết não. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này là co giật, khóc thét, bỏ bú, nôn trớ, thóp phồng,…
Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa, nôn trớ
Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa, cách sơ cứu khi trẻ đột ngột ọc sữa cũng quan trọng lắm đấy mẹ ạ! Đầu tiên, khi trẻ có biểu hiện ọc sữa, mẹ cần giữ bình tĩnh, tuyệt đối không được bế xốc lên.
Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng sang trái, rồi từ từ ôm bé vào lòng. Chuẩn bị khăn mềm, lau sạch sữa ọc ra từ miệng, sau đó thay cho bé bộ quần áo mới để tránh làm bé khó chịu, không thoải mái.
Trường hợp bé ọc sữa kèm theo hiện tượng khó thở, người tím tái, cha mẹ cần sơ cứu theo các bước sau:
- Bước 1: Gọi xe cấp cứu
- Bước 2: Dùng khăn lau sạch sữa trào ra ở miệng và mũi của con
- Bước 3: Đặt bé nằm sấp, 1 tay đỡ ngực bé, để phần đầu thấp hơn thân
- Bước 4: Vỗ nhẹ vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai bé
- Bước 5: Lật bé nằm ngửa, quán sát xem con còn biểu hiện khó thở, tím tái không. Nếu vẫn còn tiếp tục sơ cứu
- Bước 6: Đặt bé nằm ngửa, 1 tay đỡ đầu, để phần đầu thấp hơn thân. Dùng hai ngón tay ấn 5 cái vào ngực bé
- Bước 7: Quan sát miệng và mũi bé nếu có sữa ọc sẽ thì dùng khăn lau sạch. Nếu thấy bé hồng hào trở lại, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra cụ thể
Biện pháp cải thiện trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Để giảm trừ tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tăng số cữ bú trong ngày để giảm áp lực dạ dày, giúp bé tiêu hóa tốt hơn
- Sau khi được cho bú no, bé lên được bế ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút, tuyệt đối không đặt bé nằm ngay
- Bé sau bú cần được vỗ ợ hơi để giảm tải lượng khí tích tụ trong khi bú
- Không nên vui đùa, bế xốc hay ép vào bụng bé sau khi ăn no
- Không nên để trẻ quá đói mới cho bú. Cần cho bé bú ở không gian yên tĩnh, mang lại cảm giác thoải mái nhất
- Khi bé nghỉ ngơi, mẹ nên sử dụng các loại gối chuyên dụng cho bé nằm
- Với bé sơ sinh bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ. Đồng thời sử dụng bình sữa và núm vú phù hợp để bé không ít quá nhiều khí thừa
Bài viết trên đây chỉ ra một số nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ nắm bắt được tình trạng của bé, qua đó có phương pháp xử lý phù hợp.