Trẻ 4 tuổi bị nôn không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nôn, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi, ghi chép lại triệu chứng, sau đó thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Trẻ 5 tuổi bị nôn về đêm và cách khắc phục hiệu quả
- Trẻ 6 tuổi bị nôn sau khi ăn: Nguyên nhân và cách xử lý
Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị nôn
Ở trẻ, hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, do đó các triệu chứng như nôn trớ rất hay xảy ra. Nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng khi thấy con nôn trớ liên tục, thậm chí là ọc cả ra đường mũi. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn chưa hẳn là vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân có thể là do trẻ ăn no quá, viêm đường hô hấp hoặc mắc các bệnh lý tiêu hóa.
Viêm ruột hoặc viêm dạ dày
Hầu hết trẻ dưới 4 tuổi đều mắc viêm dạ dày ruột ít nhất 2 lần/năm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm virus, thường gặp nhất là virus adeno và virus rota. Ngoài nôn mửa kéo dài, trẻ bị viêm dạ dày ruột còn có các biểu hiện như đau nhức toàn thân, sốt, đau bụng, ớn lạnh, tiêu chảy. Các triệu chứng có thể nặng nhẹ khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh ở mỗi trẻ.
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu mất nước (tiểu ít, môi khô, khóc không ra nước mắt), tay chân lạnh, da nhăn nheo, quấy khóc không ngừng,…
Tắc ruột
Tắc ruột là bệnh lý ngoại khoa thường gặp. Bệnh tiến triển nhanh và dễ gây biến chứng, dẫn đến tổn thương thành ruột. Trẻ bị tắc ruột có thể nhận biết thông qua 4 triệu chứng lâm sàng sau:
- Đau dữ dội, đột ngột rồi giảm dần, sau đó một thời gian lại xuất hiện. Cơn đau thường tập trung ở vùng bên phải hoặc bên trái bụng
- Trẻ nôn ra thức ăn, sau đến dịch tiêu hóa. Nếu trẻ nôn ra phân thì tắc ruột đã ở mức độ nguy hiểm, cần được điều trị ngay lập tức
- Táo bón là triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán tắc ruột. Nhưng vì là dấu hiệu thường gặp nên nhiều cha mẹ còn chủ quan
- Ngoài ra, trẻ bị tắc ruột còn gặp triệu chứng chướng bụng. Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách nhìn, sờ, nắn
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trẻ bị nôn ói, sốt trong ngày ngày kèm theo triệu chứng tiểu rát, nước tiểu có mùi hôi thì nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân.
Lồng ruột
Với trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục, không sốt, không đau hay không muốn ăn uống rất có thể con đau bị lồng ruột. Bệnh lý này cần được điều trị kịp thời, tránh để lâu dẫn đến hậu quả khó lường. Biểu hiện bên ngoài của bệnh mà mẹ dễ dàng nhận thấy đó là trẻ thường cong người, co chân về phía bụng, đi ngoài phân lông hoặc trong phân có lẫn máu, người nhợt nhạt.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ 4 tuổi hay bị nôn sau khi ăn có thể do trào ngược dạ dày gây nên. Đôi lúc, bé chỉ đơn giản có biểu hiện muốn ói, không nôn ra dịch hay thức ăn gì. Với trường hợp này, trẻ cần được điều trị kịp thời, để tránh ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng.
Ảnh hưởng bởi tâm lý, tình cảm
Nguyên nhân cuối cùng có thể tác động khiến trẻ 4 tuổi bị nôn đó là do yếu tố tâm lý, tình cảm. Trẻ 4 tuổi, khả năng kiểm soát cảm xúc còn hạn chế. Vì vậy, nếu trẻ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, gây quấy khóc, sợ hãi, ức chế,… cũng khiến kích thích phản xạ nôn trớ.
Trẻ 4 tuổi cứ ăn là nôn có thể do tâm lý sợ ăn. Mẹ nên tìm biện pháp khắc phục, không nên để tình trạng này diễn ra thường xuyên.
Trẻ 4 tuổi bị nôn phải làm gì?
Sau khi biết được nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị nôn liên tục, cha mẹ cần có biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn:
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Trẻ bị nôn trớ kéo dài rất dễ bị mất nước. Ở mức độ nhẹ, mẹ có thể nhận thấy trẻ bị khô môi, luôn cảm thấy khát nước. Ở mức độ nặng hơn, như ít đi tiểu, khóc không ra nước mắt,… Ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm, càng tốt.
Bù nước
Trường hợp trẻ 4 tuổi hay bị nôn ở mức độ nhẹ, mẹ có thể bù nước bằng cách bổ sung các chất lỏng, chẳng hạn như: nước lọc, nước ép trái cây, sữa chua tự làm, nước điện giải,… Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp,… vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cấp nước hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn
Khi trẻ 4 tuổi bị nôn, mẹ nên duy trì cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bao gồm các thực phẩm dễ tiêu hóa, chia nhỏ cữ ăn, cho trẻ ăn theo nhu cầu, tránh ép ăn quá nhiều. Sau bữa ăn, không nên cho trẻ vận động mạnh hoặc nằm ngay, vì điều này có thể làm trẻ bị nôn.
Nằm đầu cao
Tư thế ngủ cũng rất quan trọng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Với tình trạng này, để ngăn ngừa nôn trớ xảy ra, mẹ nên đặt đầu trẻ nằm cao hơn so với thân người. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các yếu tố gây áp lực lên ổ bụng của trẻ như mặc quần áo quá chật.
Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều kèm theo các dấu hiệu dưới đây cần được đưa đi cấp cứu kịp thời:
- Sốt cao trên 39 độ C
- Đau bụng dữ dội
- Có dấu hiệu mất nước nặng: không đi tiểu, mắt trũng, môi khô
- Bé không ăn uống trong nhiều giờ liên tục
- Nôn kéo dài hơn 1 ngày
- Nôn mật xanh, thậm chí là ra cả máu
Trẻ 4 tuổi bị nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn!