Nội dung chính

Trẻ ăn dặm bị táo bón & 6 cách để “đi đồng” dễ dàng

Táo bón là vấn đề thường gặp trong giai đoạn ăn dặm của trẻ mà nếu kéo dài có thể gây ra tình trạng nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Vậy trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ nên làm gì để việc đi tiêu trở nên dễ dàng? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và bỏ túi 6 giải pháp sau từ Fitobimbi mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị táo bón

Táo bón là dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Được đặc trưng bởi tình trạng phân cứng, khô, số lần đại tiện ít hơn bình thường. Đa phần trẻ bị táo bón ở trong giai đoạn ăn dặm bởi những lý do dưới đây.

Trẻ ăn dặm đa phần sẽ bị táo bón do chưa quen chế độ ăn
Trẻ ăn dặm đa phần sẽ bị táo bón do chưa quen chế độ ăn
  • Hệ tiêu hóa chưa thích nghi: Dưới 6 tháng trẻ nhỏ chủ yếu bú mẹ và dùng sữa ngoài. Đây là thực phẩm dễ tiêu nên hệ tiêu hóa không phải làm việc quá mức. Tuy nhiên ở giai đoạn ăn dặm, con phải làm quen với những thực phẩm có độ đậm đặc hơn sữa. Điều này là “thách thức” lớn với hệ tiêu hóa non nớt của con nên sẽ có thể gây ra táo bón.
  • Chế độ ăn không phù hợp: Hiện tượng táo bón ở trẻ có thể xảy ra nếu chế độ ăn bị mất cân bằng, thừa hoặc thiếu chất. Điển hình như nhiều chất béo, nhiều tinh bột và ít chất xơ. Chuyên gia khuyến cáo, trẻ trong độ tuổi 1-3 mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 13g đạm.
  • Ăn dặm quá sớm: Thời gian tập ăn lý tưởng của trẻ là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên một số gia đình cho bé ăn dặm quá sớm từ 3 tháng tuổi. Điều này khiến hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ trở lên quá tải. Không thể tiêu hóa được hết thức ăn, lâu ngày tích tụ và gây táo bón.
  • Cho trẻ thiếu nước: Nhiều bé bị táo trong giai đoạn tập ăn là do thiếu nước. Điều này khiến phân khô cứng, khó đẩy ra ngoài, tích tụ bên trong gây ra táo bón.
  • Dùng sữa công thức: Trẻ dùng sữa công thức thường có nguy cơ táo bón cao hơn. Bởi sữa có lượng đạm lớn và khó tiêu hóa hơn đạm sữa mẹ. Bên cạnh đó, việc pha sữa không đúng tỉ lệ cũng sẽ khiến con đối mặt với các vấn đề tiêu hóa, nhất là táo bón.

Ngoài các nguyên nhân chính thì trẻ còn có thể táo bón do tâm lý, tác dụng phụ của thuốc, trẻ bị bệnh hoặc ít vận động,…

Dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón

Rất dễ để mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ khi ăn dặm dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Số lần đại tiện ít, thường dưới 3 lần một tuần.
  • Phân khô, cứng, thậm chí rời rạc giống kiểu phân dê, đôi khi kèm theo chút máu.
  • Trẻ đại tiện khó, phải gồng mình, đỏ mặt để rặn.
  • Thời gian đại tiện của trẻ kéo dài.
  • Một số bé có dấu hiệu sợ, la khóc khi phải đi ngoài.
Dấu hiệu trẻ bị táo bón mẹ nhờ nằm lòng
Dấu hiệu trẻ bị táo bón mẹ nhờ nằm lòng

Ngoài các dấu hiệu nhận biết thường gặp, người ta còn phân táo bón thành 4 mức độ dựa trên cấu hình của phân. Cụ thể:

  • Táo bón rất nặng: Phân có hình dạng như các khối rắn riêng biệt, rất khó tổng đẩy ra ngoài
  • Táo bón nặng: Phân tạo khối khô rắn, sần sùi
  • Táo bón: Phân khô, có vết nứt trên bề mặt
  • Không táo bón: Phân mềm, mịn

Nếu tình trạng táo bón của trẻ ở mức độ 2 trở lên mẹ cần tìm cách can thiệp, tránh để kéo dài gây ra biến chứng.

Trẻ ăn dặm bị táo bón kéo dài có ảnh hưởng gì?

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng việc để trẻ táo bón kéo dài có thể khiến cho sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng. Cụ thể:

Táo bón kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé
Táo bón kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé
  • Tích tụ độc tố: Đại tiện là hình thức mà cơ thể loại bỏ chất thải, độc tố, cặn bã ra ngoài. Vì vậy, nếu bị táo kéo dài chất độc không được đào thải, tích tụ bên trong, ảnh hưởng đến cơ quan khác.
  • Táo bón nặng hơn: Táo bón khiến trẻ bị đau mỗi khi đi ngoài. Từ đó, hình thành nỗi sợ, nhịn tiêu ngay cả khi có nhu cầu. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho táo bón trở nên trầm trọng, tạo thành vòng lặp không có hồi kết.
  • Nứt kẽ hậu môn: Táo bón khiến phân to và cứng hơn mức bình thường nên đi khi đại tiện sẽ làm ống dẫn hậu môn giãn nở. Nặng hơn là bị nứt kẽ, chảy máu.
  • Nguy cơ mắc bệnh: Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ có nguy cơ bị trĩ do phải thường xuyên rặn khi đại tiện. Ngoài ra, điều này cũng tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng, rò hậu môn, viêm ống hậu môn, tắc ruột,…

Hướng xử lý khi bé ăn dặm bị táo bón

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng táo bón khi ăn dặm ở trẻ.  Một trong số đó có thể kể đến như:

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Là việc đầu tiên và quan trọng nhất khi điều trị tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm. Theo đó, bữa ăn của bé nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ hòa tan, có tác dụng nhuận tràng như mồng tơi, rau dền, đậu bắp, yến mạch, khoai tây. Tránh các thực phẩm khó tiêu như bột sợi, phomai, thức ăn nhanh, bánh mì,… Ngoài ra khi mới tập ăn mẹ nên ưu tiên thức ăn có kết cấu loãng, mềm như bột, cháo sau đó tăng dần độ thô.
  • Ngâm nước với hậu môn: Nếu trẻ khó khăn khi đi đại tiện mẹ hãy thực hiện phương pháp ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 5-10 phút. Điều này sẽ giúp cơ vòng hậu môn giãn nở, để bé tống phân ra ngoài dễ dàng.
  • Massage bụng cho bé: Mẹ chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản. Dùng 3 ngón tay ở giữa chụm lại, ấn lực vừa phải và chuyển động tròn quanh rốn 2-3 phút. Duy trì ngày 2-3 giúp giảm đầy hơi, chướng bụng đồng thời tăng áp lực để  thức ăn chuyển động xuống dưới hậu môn dễ dàng.
  • Tập động tác đạp xe: Trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ có thể hỗ trợ các bé thực hiện động tác đạp xe kích thích nhu động ruột, đi ngoài dễ hơn. Theo đó, mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng tay chuyện động 2 chân của con theo hướng lên xuống. Ngày 5-10 phút để hỗ trợ bé đi ngoài.
  • Bổ sung nước: Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên xây dựng thói quen uống nước đầy đủ cho con. Nước giúp mềm phân để thải dễ dàng.
  • Chọn sữa thân thiện với hệ tiêu hóa: Sữa cho trẻ nên là sữa mát, tốt cho tiêu hóa với hàm lượng đạm vừa phải. Tránh việc quá tải cho hệ tiêu hóa khiến trẻ táo bón hoặc bị khó tiêu.
  • Sử dụng siro hỗ trợ giảm táo bón: Nếu các biện pháp hỗ trợ trên không mang lại được hiệu quả kỳ vọng mẹ có thể sử dụng TPBVSK Fitobimbi Isilax cho bé. Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Ý, sở hữu tác động đa chiều.  Hỗ trợ bổ sung chất xơ từ thực vật giúp nhuận tràng, hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón cho trẻ. Thành phầu 100% thảo dược chuẩn hóa Châu ÂU, đáp ứng tiêu chí 5 KHÔNG: Không chất bảo quản, không gluten, không lactose, không kim loại nặng, không tác dụng phụ, không gây lệ thuộc nên mẹ yên tâm. Đặc biệt với vị chua ngọt của mận, Isilax được lòng rất nhiều bạn nhỏ. Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp, pha cùng đồ ăn, thức uống đều được.
Fitobimbi Isilax hỗ trợ giảm táo bón cho con
Fitobimbi Isilax hỗ trợ giảm táo bón cho con

Lời kết:

Với thông tin này, Fitobimbi hy vọng phần nào giúp mẹ hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp can thiệp khi trẻ ăn dặm bị táo bón. Trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài và không cải thiện mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp.

Chia sẻ bài viết này