Trẻ bị ngứa hậu môn là hiện tượng thường gặp, có thể cảnh báo nguy cơ đối với sức khỏe của con. Vì vậy các mẹ cần phải để ý để sớm nhận biết và điều trị bệnh.
Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị ngứa hậu môn
Trẻ bị ngứa hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số đó bao gồm:
Nhiễm giun kim
Giun kim hay còn gọi là Enterobius vermicularis, là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ở trẻ. Biểu hiện của việc bị nhiễm giun kim đó là trẻ hay thức giấc và gãi liên tục hậu môn. Ngoài ra con cũng có thể đái dầm do bị kích thích niệu đạo.
Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun kim, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để điều trị ký sinh trùng này.
Bị liên cầu khuẩn
Nhiễm trùng strep ở vùng hậu môn có thể xảy ra ở trẻ, nhất là khi các thành viên trong nhà mới bị viêm họng liên cầu.
Dấu hiệu của bệnh là nổi phát ban và ngứa quanh vùng hậu môn. Trong đó, một số trường hợp trẻ còn bị sốt, đi ngoài ra máu.
Nấm hậu môn
Nấm men là tác nhân chính thường xuyên xuất hiện ở các nếp gấp của da. Trong đó khu vực hậu môn thường xuyên ẩm ướt nên là môi trường thuận lợi để nấm phát triển, sinh sôi. Vùng nếp gấp hậu môn khi bị nhiễm nấm thường sẽ dày lên, màu đỏ và gây ngứa nhiều.
Vệ sinh hậu môn không sạch
Vùng da hậu môn khá mỏng và rất nhạy cảm. Vì thế nó sẽ có thể kích ứng nếu như không được vệ sinh sạch sẽ. Theo các chuyên gia, vệ sinh cho trẻ không tốt có thể khiến vùng hậu môn tiết ra dịch nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm và ngứa. Đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài, bé sẽ có thể đối mặt với các nguy cơ như nhiễm trùng, áp xe, hoại tử.
Mặc quần áo bó chật cho bé
Mặc quần áo chật cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn. Theo các chuyên gia, mùa hè khi trẻ vận động, ra nhiều mồ hôi, hậu môn sẽ bị ngứa ngáy nếu như mẹ cho bé mặc đồ chật. Còn vào mùa đông việc mặc nhiều lớp quần áo cũng sẽ khiến con bí bách, khó chịu. Vì thế, mẹ cần chú ý nhiều hơn về cách ăn mặc của trẻ.
Dị ứng thực phẩm
Những thực phẩm gây dị ứng cao có thể khiến trẻ bị ngứa hậu môn như mực, tôm, hải sản, nấm hoặc thực phẩm có tính nóng như ớt, tỏi, tiêu,….
Nứt kẽ hậu môn
Ống hậu môn là phần cuối cùng của ruột bao gồm trực tràng, hậu môn. Việc bị nứt kẽ hậu môn có thể khiến con đau nhức, khó chịu và ngứa liên tục. Ngoài ra bé còn xuất hiện các dấu hiệu như:
- Khó chịu khi đi vệ sinh
- Phân có dạng khối cứng, đi kèm máu tươi bên ngoài
- Hậu môn xuất hiện vết rạch dọc theo vùng da
Trẻ bị ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Ngứa hậu môn ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và hiếm khi gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh xảy ra với tần suất nhiều, mức độ nặng nề trẻ sẽ có thể rơi vào trạng thái bực dọc, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất cũng như tinh thần của con.
Mặt khác, những tổn thương ở hậu môn có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây đau rát, nhiễm trùng. Vì vậy, khi triệu chứng bệnh xuất hiện với tần suất nhiều phụ huynh nên chủ động tìm ra biện pháp khắc phục.
Trẻ bị ngứa hậu môn điều trị thế nào?
Ngứa hậu môn ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng để kéo dài cũng sẽ khiến con bất tiện. Vì vậy khi có triệu chứng mẹ hãy xác định nguyên nhân và tìm giải pháp điều trị cho bé. Cụ thể:
Điều trị ngứa hậu môn do giun kim
Ngứa hậu môn do nhiễm giun kim trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này sẽ chỉ áp dụng cho trẻ trên 2, với liều như sau:
- Thuốc Albendazole 400mg: Trẻ uống 1 viên, nhắc lại sau 1 tháng
- Thuốc Mebendazole 500mg: Uống 1 viên, nhắc lại sau 1 tháng
Đối với những trẻ dưới 2, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian như:
- Dùng dầu dừa: Tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động sinh sản của giun. Theo đó, mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn, rồi thoa dầu dừa lên vùng da này, ngày làm 2-3 lần là được
- Dùng nước ép tỏi: Theo các chuyên gia, nước ép của tỏi sẽ có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn nên sẽ có thể làm hỏng ấu trùng giun kim và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên với biện pháp này mẹ không nên dùng cho trẻ sơ sinh vì tỏi có tính cay nồng có thể làm da của bé tổn thương
Điều trị ngứa hậu môn do táo bón
Với chứng táo bón mẹ hãy cho bé ngâm vùng hậu môn vào chậu nước ấm có pha chút muối. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống của con bằng cách thêm nhiều rau xanh, trái cây và nước. Khi tình trạng táo bón kết thúc thì sau 1-2 ngày bé sẽ hết ngứa hậu môn.
Điều trị ngứa hậu môn do nứt kẽ hậu môn
Với tình trạng này, mẹ hãy lấy một lượng nhỏ mật ong kết hợp với dầu oliu rồi cho vào lò vi sóng. Đợi khi hỗn hợp tan chảy thì khuấy thật đều rồi bôi lên vùng hậu môn đã được làm sạch. Thực hiện cách này liên tục tình trạng ngứa rát hậu môn sẽ được cải thiện.
Hoặc mẹ có thể dùng dầu dừa nguyên chất bôi lên chỗ hậu môn bị nứt ngày 2-3 lần. Cách này cũng sẽ làm dịu cơn rát, bớt ngứa cho con.
Điều trị ngứa hậu môn do chứng khô da
Trẻ bị ngứa hậu môn do khô da mẹ hãy vệ sinh đúng cách cho bé: Sử dụng nước sạch hoặc nước muối loãng để rửa cho bé mỗi lần khi đi đại tiện. Đồng thời giữ cho hậu môn luôn được khô ráo, sạch sẽ, cho bé mặc quần áo làm từ chất liệu cotton dễ dàng thấm hút mồ hôi.
Ngoài ra để nhanh cải thiện triệu chứng ngứa ngáy các bậc phụ huynh cần phải lưu ý không dùng các loại xà phòng thơm hoặc nước vệ sinh có tính sát khuẩn để vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ.
Điều trị ngứa do hẹp hậu môn
Trẻ ngứa ngáy, đau rát do hẹp hậu môn có thể tiến hành điều trị bằng cách nong hậu trong khoảng 6-12 tháng nhằm nới rộng không gian để bé đại tiện dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được khuyến cáo thực hiện cho trẻ bị nhẹ. Với trường hợp nặng, cách tốt nhất là phải tiến hành phẫu thuật, nới rộng hậu môn hoặc cắt bỏ, thay thế.
Cách phòng ngừa ngứa hậu môn cho trẻ
Trẻ bị ngứa hậu môn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:
Vệ sinh cơ thể đúng cách
Mẹ nên ưu tiên vệ sinh hậu môn cho bé bằng nước muối loãng. Không dùng xà phòng và chất tẩy rửa dễ gây kích ứng cho làn da con. Ngoài ra sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ cần lau khô hậu môn và mặc quần áo thoải mái cho bé.
Bổ sung nước và rau xanh cho trẻ
Để phòng ngừa triệu chứng ngứa cũng như các bệnh ở vùng hậu môn mẹ nên:
- Cho bé uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể dùng nước lọc, nước ép hoặc nước điện giải
- Bổ sung rau xanh, trái cây vào các bữa ăn hàng ngày của bé. Nếu trẻ không thích ăn rau mẹ hãy thay thế bằng các loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt
- Chế biến thức ăn cho bé ở dạng lỏng như canh, soup, cháo để tránh táo bón và ngứa hậu môn
- Cho trẻ ăn uống đúng giờ, hạn chế ép buộc để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu hiệu quả
- Hạn chế thực phẩm dễ gây kích ứng hậu môn như đồ cay nóng, nhiều dầu
Cắt tỉa móng tay sạch sẽ
Ngứa ngáy có thể khiến trẻ đưa tay lên gãi và làm xước da hậu môn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này bố mẹ hãy cắt tỉa gọn móng tay của bé. Đồng thời giám sát không cho trẻ gãi khi bị ngứa vùng hậu môn.
Tránh xa tác nhân kích ứng
Trẻ bị ngứa ở hậu môn có thể là do viêm da tiếp xúc. Vì vậy để phòng ngừa bệnh mẹ hãy loại bỏ tác nhân kích thích xung quanh. Cụ thể:
- Thay thế tã, nước xả vải, xà bông tắm nếu nghi ngờ các sản phẩm này là nguyên nhân khiến bé bị ngứa
- Mặc quần vừa kích cỡ cân nặng của con, đồng thời lựa chọn trang phục có chất liệu thông thoáng, mát mẻ
- Thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng ma sát, gây ngứa hậu môn
Trẻ bị ngứa hậu môn tuy không nguy hiểm nhưng mẹ cũng cần chú ý để sớm chấm dứt triệu chứng khó chịu cho con. Hy vọng với thông tin này, Fitobimbi đã giúp các mẹ có thêm kiến thức và cách điều trị, phòng ngừa về bệnh.