Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng. Bởi tình trạng này kéo dài có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng thường gặp. Bệnh xảy ra khi cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, gây đau bụng và thay đổi trong việc tiêu hóa thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Theo chuyên gia, khi bị rối loạn tiêu hóa lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bé sẽ bị thiếu hụt. Hậu quả là trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất, trí não và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài sẽ hình thành mãn tính, khiến bé thường xuyên gặp phải.
Nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Do cấu trúc đường ruột cũng như chức năng tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh thường xuyên rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể khởi phát bởi những lý do dưới đây.
Sức đề kháng yếu
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch còn yếu. Lý giải vấn đề này chuyên gia cho biết 70% miễn dịch của người nằm ở hệ thống tiêu hóa. Vì vậy khi hệ miễn dịch suy yếu bé sẽ có thể gặp phải vấn đề về đường ruột như đầy bụng, khó tiêu, táo bón,…
Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh rất có hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên việc sử dụng những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhầm cả lợi khuẩn. Việc dùng lâu dài dẫn đến rối loạn tiêu hóa khiến trẻ khó hấp thụ được thức ăn.
Chế độ ăn chưa hợp lý
Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc ăn thức ăn khó tiêu như gạo lứt, ngô, sắn đồ ăn có chứa nhiều đạm, dầu, chất xơ sẽ khiến tiêu hóa quá tải, không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, việc ăn thức ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm ôi thiu, chưa qua nấu chín cũng sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.
Môi trường sống không sạch sẽ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa một phần là do môi trường không được đảm bảo. Việc sinh sống trong một môi trường thường xuyên ô nhiễm, khói bụi,… sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây rối loạn.
Biến chứng của bệnh
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột có thể gây ra rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh . Vì thế, mẹ nên tìm cách điều trị triệt để những căn bệnh này, ngăn ngừa tình trạng rối loạn cho con.
Loạn khuẩn đường ruột
Hệ tiêu hóa của trẻ luôn phải đảm bảo cân bằng lợi và hại khuẩn. Trong đó, lợi khuẩn có vai trò duy trì hoạt động, bảo vệ sức khỏe, đồng thời giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn thì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như tiêu chảy, có dịch nhầy,…
Dấu hiệu cho thấy trẻ rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nếu để kéo dài không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm lớn rất cao. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng này.
Táo bón
Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ rối loạn tiêu hóa là táo bón. Đây là tình trạng trẻ không đi ngoài thường xuyên trong 2-3 ngày. Khi đi phân thường khô rắn, cứng, to, đóng cục. Bé bị đau bụng hoặc gặp khó khăn khi đi đại tiện. Hậu quả là chảy máu hậu môn, thậm chí là trĩ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều đạm và ít chất xơ. Ngoài ra, yếu tố căng thẳng cũng là lý do khiến con táo bón.
Nôn trớ
Là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ nôn sẽ có phản ứng đẩy hết các chất ở trong dạ dày qua miệng nhờ tác động gắng sức của cơ thể. Hầu hết trẻ nhỏ đều sẽ gặp phải tình trạng nôn trớ trong những tháng đầu. Người ta gọi đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu trẻ lớn hơn mà vẫn nôn trớ thì đây có thể là hiện tượng bệnh lý. Sau 1 tuổi, trẻ vẫn thường xuyên bị nôn, chậm tăng cân hoặc sợ ăn thì khả năng cao con đã rối loạn tiêu hóa hoặc bị các bệnh đường ruột. Với trường hợp này mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe.
Tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường đi tiêu chảy nhiều hơn 3 lần/ ngày. Lý do là bởi hệ tiêu hóa lúc này đã bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng khiến cho quá trình xử lý thức ăn gặp nhiều vấn đề. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến mất nước, thiếu điện giải, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước kịp thời.
Ợ hơi chán ăn
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể sẽ xuất hiện triệu chứng chán ăn, đầy hơi. Biểu hiện là bụng thường xuyên căng tròn và bé ợ hơi liên tục. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng sẽ khiến trẻ lười ăn do hệ tiêu hóa không thể hấp thu dinh dưỡng.
Đi ngoài phân nát
Đây là triệu chứng điển hình của trẻ rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là bởi đường ruột đang có vấn đề khiến trẻ không thể tiêu hóa được hết thức ăn.
Đi ngoài phân sống
Khi hệ tiêu hóa bị mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và hại. Cụ thể là lượng hại khuẩn tăng cao sẽ khiến quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng bị rối loạn. Hệ quả là trẻ đi ngoài phân sống. Tình trạng rất dễ nhận biết bởi phần chất thải có chất dịch nhầy, đôi khi kèm máu.
Đau bụng
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể khiến bé bị đau. Với những trẻ lớn, các con có thể nói cho ba mẹ tình trạng sức khỏe của mình. Còn những bé nhỏ, ba mẹ có thể dựa vào biểu hiện như khóc nhiều, chướng bụng, đỏ mặt, chân co lên bụng, tay nắm chặt,…
Chậm tăng cân
Chậm tăng cân cũng là biểu hiện khi trẻ rối loạn tiêu hóa. Lý do là bởi khi hệ tiêu hóa không khỏe, khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm sút khiến trẻ không thể nhận đủ thức ăn. Từ đó dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.
Biến chứng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ chẳng khác nào “chuyện thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể diễn biến xấu, gây nên những biến chứng nguy hiểm với trẻ:
Căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu
Hệ lụy của chứng rối loạn tiêu hóa mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là gây nên sự mệt mỏi, khó chịu với người bệnh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những sinh hoạt thường ngày và hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
Mất nước, suy nhược cơ thể
Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước nghiêm trọng, gây suy nhược. Lúc này, trẻ cần được cấp nước kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chán ăn, chậm tăng cân
Biến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải kể đến đó là chán ăn, chậm tăng cân. Hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến trẻ giảm khả năng hấp thu, dẫn đến mất cảm giác ăn ngon miệng. Nếu tình trạng này tiếp diễn, con sẽ trở nên biếng ăn, ít tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Hội chứng ruột kích thích
Đây là tình trạng tắc nghẽn thức ăn trong ruột già hoặc đôi khi di chuyển quá nhanh. Lúc này, trẻ sẽ gặp phải những cơn đau bụng tương đối nghiêm trọng, kèm theo tình trạng táo bón, đôi khi là tiêu chảy, làm trẻ không thể ngừng đi toilet hoặc ngược lại. Một số trẻ khác lại cảm thấy đầy bụng, không thể đi ngoài, tạo cảm giác vô cùng khó chịu.
Hiện nay, hội chứng ruột kích thích không có thuốc đặc trị. Việc điều trị sẽ chủ yếu tập trung giảm triệu chứng, bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung lợi khuẩn đường ruột và các liệu pháp tâm lý khác.
Viêm đại tràng
Mặc dù đây không phải một biến chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nhưng cha mẹ vẫn không nên chủ quan. Bệnh có xu hướng phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở trẻ em và có thể kéo dài trong suốt cuộc đời, gây ra các vấn đề liên quan đến tăng trưởng, chẳng hạn như chậm phát triển.
Các triệu chứng điển hình của viêm đại tràng giúp cha mẹ nhận biết là: thường xuyên buồn đại tiện, giảm cảm giác thèm ăn, đau bụng, tiêu chảy, sốt, phân có lẫn máu, kiệt sức, sụt cân,…
Để điều trị viêm đại tràng ở trẻ, bác sĩ khuyên nên kết hợp các loại thuốc giảm đau nhằm cải thiện triệu chứng và xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ bộ phận bị tổn thương.
Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là một khối phát triển bất thường tại ruột già. Bệnh chủ yếu là lành tính, nhưng đôi khi có thể gây ung thư. Ở trẻ 1 – 2 tuổi, tỷ lệ trẻ bị polyp đại trạng rất thấp, phổ biến hơn ở lứa tuổi 4 – 7. Khi bị polyp đại tràng, trẻ thường có các biểu hiện như: Đi ngoài ra máu tươi hoặc lẫn trong phân, đau quặn bụng, tiêu chảy, hạ kali máu, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt,…
Đây là biến chứng rối loạn tiêu hóa vô cùng nguy hiểm nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, tốc độ hồi phục của bệnh sẽ còn phụ thuộc vào sức khỏe bé. Đối với người trưởng thành, tình trạng này có thể chấm dứt sau 1-2 ngày. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh thì việc điều trị có thể kéo dài vài ngày, thậm chí đến 2 tuần mới khỏi.
Phần lớn trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ sẽ dùng men vi sinh hoặc một số thuốc làm giảm triệu chứng mà không biết rằng bệnh dễ tái lại. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt hơn.
Những cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe, sinh hoạt của con. Vì vậy mẹ cần phát hiện và điều trị sớm Dưới đây là những biện pháp mà mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu trong các chế độ ăn uống của trẻ nhất là các bé rối loạn tiêu hóa. Theo đó, mẹ nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh, không chứa hóa chất. Đồng thời rửa sạch, nấu chín cho con. Tuyệt đối không được để trẻ ăn đồ tái sống hoặc các thức ăn lâu ngày.
Cho bé ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu
Bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên chế biến thức ăn mềm hơn bình thường. Ưu tiên các loại cháo, súp, thịt hầm. Bởi chúng rất tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời giúp bé dễ tiêu và hấp thụ được dinh dưỡng.
Chia nhỏ bữa ăn
Hệ tiêu hóa của trẻ còn nhỏ nên khó có thể tiêu hóa lượng lớn thức ăn. Vì vậy lúc này mẹ hãy chia nhỏ thực đơn. Thay vì cho bé ăn 3 bữa chính mẹ có thể tăng lên 5-6 bữa. Ở các bữa phụ hãy dùng hoa quả, sữa chua để tăng dinh dưỡng đồng thời giảm bớt áp lực cho hệ đường ruột.
Bổ sung men vi sinh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa một phần là do bị mất cân bằng vi sinh đường ruột. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ hãy tăng cường sử dụng cho con một số loại men vi sinh. Ưu tiên những loại phù hợp với tuổi của bé. Tuy nhiên để đảm bảo độ an toàn trước khi sử dụng mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng khiến con gặp phải tác dụng không mong muốn.
Sử dụng mẹo dân gian tại nhà
Ngoài những cách trên, mẹ bỉm có thể dùng mẹo dân gian để trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Cụ thể:
- Dùng lá ổi: Mẹ chỉ cần lấy vài búp ổi non rửa sạch nấu nước rồi cho bé uống ngày 3 lần. Duy trì liên tục như vậy khoảng 2-3 ngày tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ thuyên giảm rõ
- Dùng hồm xiêm: Lấy quả hồng xiêm xanh, thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng. Mỗi lần sử dụng thì lấy 10 lát đem pha với nước và cho bé dùng
- Dùng gừng: Lấy một nhánh gừng tươi, rửa sạch, thái lát sau đó cho thêm chè khô đun chung với nước. Đợi khoảng 5 phút thì cho bé dùng. Ngày uống 3 lần tình trạng bệnh lý sẽ được cải thiện
- Dùng lá mơ: Lấy khoảng 100g lá mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát. Sau đó, đập quả trứng gà trộn đều lá mơ, thêm một ít muối rồi rán thật vàng. Ngày cho bé ăn từ 1-2 quả sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa
Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng chuối tiêu xanh, đu đủ chín, cam thảo tươi và một số dược liệu khác để cải thiện tình trạng này.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bé bị rối loạn tiêu hóa thường sẽ bỏ bữa chán ăn. Vì vậy lúc này mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp để con cải thiện tốt hơn. Cụ thể:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo, trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa nên ăn các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều chất xơ
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như trứng gà, các loại cá,.. Vì thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt
- Ngoài ra mẹ hãy cho bé uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, nhất là các bé có các dấu hiệu táo bón, khó tiêu
- Bên cạnh đó để con hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng, mẹ nên ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, canh trong các bữa ăn hàng ngày
Thực phẩm nên hạn chế?
Để cơ thể bé luôn luôn khỏe mạnh, mẹ cần hạn chế một số thực phẩm dưới đây nhất là khi bị rối loạn tiêu hóa.
- Tránh dùng thực phẩm gây sình bụng như hành tây, tỏi, đậu, bắp cải, mận, nho,…
- Hạn chế đồ ăn không tốt cho hệ tiêu hóa như cà phê, nước ngọt, bia, rượu, thực phẩm làm sẵn, chứa nhiều chất béo như xúc xích, khoai tây, bánh ngọt
- Thực phẩm cay nóng cũng cần hạn chế với bé trong giai đoạn này
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể phòng ngừa bằng biện pháp sau:
- Bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ từ sớm
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không nên cho bé ăn nhiều hoặc ít một loại thực phẩm
- Lựa chọn đồ ăn tươi ngon, sạch sẽ, không chứa hóa chất cho con
- Giữ vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
- Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên duy trì chế độ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu để tăng đề kháng
- Hạn chế việc dùng kháng sinh cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Trường hợp trẻ có những dấu hiệu lạ như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ sớm hơn
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng với thông tin này mẹ bỉm có thể nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh tốt hơn.