Trẻ đi ngoài khuôn to có thể do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là tình trạng táo bón. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do chế độ ăn thiếu khoa học. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu trẻ đi ngoài khuôn to
Trẻ đi ngoài phân to khiến quá trình đi vệ sinh trở nên căng thẳng. Trẻ có xu hướng rặn đỏ mặt, quấy khóc và sợ hãi mỗi khi đi tiêu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, con sẽ có những biểu hiện lạ thường của chứng táo bón. Chẳng hạn như:
- Đi ngoài ít hơn 2 lần một tuần: Việc trẻ đi ngoài ít đồng nghĩa rằng con có khả năng bị táo bón.
- Phân cứng, khô, khuôn to, vón cục: Trẻ bị táo bón đi ngoài phân thường có màu đen xám và không có độ ẩm.
- Đi ngoài đau hoặc không thể đi ngoài: Phân to gây cọt sát thành hậu môn khiến con bị đau, thậm chí là chảy máu.
- Chướng bụng, đầy hơi: Bụng bé cứng và phình to.
Nguyên nhân trẻ đi ngoài khuôn to
Nếu chuyển động cơ của ruột già diễn ra chậm chạp, quá trình đẩy phân xuống đại tràng cũng sẽ chậm Kết quả là ruột già hấp thụ quá nhiều nước, phân trở nên khô cứng và to. Điều này có thể do những nguyên nhân sau:
Chế độ ăn không đảm bảo
Trẻ đi ngoài khuôn to có thể do dung nạp quá nhiều chất béo, trong khi đó lại ăn ít chất xơ. Bên cạnh đó, khi con uống không đủ nước, phân cũng sẽ trở nên cứng và rất khó đi ngoài.
Thiếu vận động
Trẻ em ngày nay thường dành thời gian rảnh để xem TV hay chơi trò chơi điện tử, ít khi tham gia các trò chơi vận động ngoài trời. Trong khi đó, tập thể dục được xem là cách giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì vậy, nếu ít vận động, trẻ rất dễ bị táo bón và đi ngoài khuôn to.
Thói quen nhịn đi tiêu
Trẻ nhỏ vì một số lý do như mải chơi, sợ bẩn,… mà thường lảng tránh cơn buồn vệ sinh của mình. Việc nhịn đi tiêu thường xuyên có thể gây ra hiện tượng táo bón, khiến phân to và cứng. Vì vậy, để tránh tình trạng trẻ đi ngoài khuôn to, cha mẹ hãy cố gắng hướng dẫn con đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn nhé!
Vấn đề sức khỏe
Trong một số trường hợp, trẻ đi ngoài phân to có thể bắt nguồn do một số vấn đề về sức khỏe như:
- Các vấn đề về trực tràng, đường ruột hoặc hậu môn
- Các vấn đề về hệ thần kinh, chẳng hạn như bại não
- Các vấn đề về nội tiết, chẳng hạn như suy giáp
- Ngoài ra, trẻ đi ngoài khuôn to còn có thể do đang sử dụng một số loại thuốc như sắt, thuốc chống trầm cảm,…
Trẻ đi ngoài khuôn to có sao không?
Bé đi ngoài phân to là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này sẽ trở lại bình thường khi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài phân to trong một khoảng thời gian dài, con có thể gặp phải biến chứng như rách niêm mạc hậu môn.
Khi thấy bé có những triệu chứng bất thường sau, hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị:
- Bé bị táo bón liên tục trong vòng 2 tuần
- Không thể tống hết phân ra ngoài khi rặn bình thường
- Không thể sinh hoạt bình thường vì đi ngoài phân to
- Phân lỏng rò rỉ ra ngoài hậu môn
- Xung quanh hậu môn có vết rách nhỏ, gây đau đớn
- Trẻ đau quặn bụng, sốt hoặc nôn trớ
Cách xử lý tình trạng trẻ đi ngoài khuôn to
Khi thấy con có dấu hiệu táo bón, đi ngoài khuôn to, cha mẹ có thể xử lý qua những cách dưới đây:
Bổ sung chất xơ
Chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bé giảm nguy cơ đi ngoài khuôn to. Hãy giúp bé ăn nhiều chất xơ hơn bằng cách:
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn hàng ngày: Nho khô, mâm xôi, dâu tây, kiwi, lê, cam, đào, xoài, đu đủ, táo, quả bơ, khoai tây, rau bina, bí ngô, đậu xanh, ngô, cà rốt, bắp cải, bông cải xanh, củ cải đường,…
- Bổ sung bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
Xem thêm: 33+ thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ táo bón
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung nước đầy đủ: Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc sữa. Hạn chế cho bé sử dụng nước có gas, nước trái cây đóng hộp,…
- Hạn chế cho bé ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,… gây áp lực cho hệ tiêu hóa
- Loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của bé các loại đồ ăn cay, chứa nhiều gia vị nồng
- Ưu tiên cho bé ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo, bột,…
Tập thể dục nhiều hơn
Tăng cường tập thể dục mỗi này cũng là cách giúp giảm tình trạng trẻ đi ngoài khuôn to hiệu quả. Vận động giúp chuyển động của ruột nhịp nhàng, qua đó thức ăn được đào thải ra ngoài nhanh chóng hơn. Ba mẹ có thể cùng bé tham gia những trò chơi vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, đánh cầu lông, nhảy dây,… Với những bé chưa biết đi, bạn có thể hỗ trợ bé vận động bằng các bài tập như đạp xe hoặc massage bụng.
Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn
Tập cho bé thói quen đi vệ sinh là bước khởi đầu quan trọng rèn luyện khả năng tự lập của con yêu. Nó cũng là một thử thách cho những ông bố, bà mẹ bởi không phải ai cũng đủ kiên nhẫn. Phụ huynh nên bắt đầu bằng cách cho bé ngồi vào bồn cầu ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút. Điều này nên được thực hiện ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bé không thể đi tiêu được, đừng cố ép con và quát mắng. Hãy động viên và dành lời khen cho bé thật nhiều để bé không nhịn tiêu và lười đi vệ sinh nhé!
Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ đi ngoài khuôn to. Để giúp trẻ tránh được nguy cơ này, tốt nhất bạn nên đảm bảo bé có chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt phù hợp. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu!