Nội dung chính

Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?

Thông qua trạng thái của phân, các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bé. Vậy khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có đáp án chi tiết mẹ nhé.

Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn?

Trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn khi bé bắt đầu ăn dặm và tiếp xúc với các thức ăn rắn. Lúc này, chất xơ trong khẩu phần ăn sẽ giúp phân hình thành khuôn. Tùy vào việc trẻ bú mẹ hay sữa công thức mà thời gian đi ngoài thanh khuôn có sự khác nhau. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn khi ăn dặm
Trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn khi ăn dặm

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Thường sẽ đi ngoài phân lỏng dạng nước hoặc sệt khoảng 2-8 lần/ ngày. Từ tuần thứ 6- tuần thứ 8 trở đi, trẻ sẽ đi ngoài thành khuôn do con bước vào giai đoạn bị táo, thể tích lòng ruột tăng. Khi ấy phân sẽ trở nên dẻo, đặc, tần suất đi ngoài ít hơn. Khoảng 5-7 ngày trẻ mới đi ngoài 1 lần, thậm chí có nhiều trường hợp mất khoảng 10-15 ngày bé mới đi ngoài 1 lần. Tuy nhiên, sau đó con vẫn trở lại “lối đi” không thành khuôn như trước.

Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Số lần đi ngoài thường sẽ ít hơn, chỉ khoảng 1-2 lần/ ngày. Phân dẻo và đặc, mùi thối và thành khuôn sớm hơn trẻ bú mẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là bởi các loại sữa ngoài thường khó tiêu hơn sữa mẹ

Trẻ đi ngoài không thành khuôn khi nào bất thường?

Có thể nói, phân của các bé sơ sinh có sự thay đổi rất nhiều sau khi chào đời. Do đó, nếu như bố mẹ chỉ quan sát xem phân có thành khuôn hay không thì khó nhận biết tình trạng sức khỏe của bé.

Theo các chuyên gia, nếu như trẻ chưa ăn dặm và không có gì bất thường về mặt sức khỏe thì các phụ huynh chưa cần đưa con đi khám. Thay vào đó, hãy vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con mỗi ngày để tránh hăm loét.

Trường hợp các bé đi ngoài không đóng khuôn, kèm theo dấu hiệu bất thường dưới đây mẹ cần đưa con đi khám.

  • Phân có màu đen, lẫn máu
  • Phân có màu bạc
  • Phân cứng, dạng như phân dê hoặc bé phải dùng nhiều sức đi ngoài
  • Số lần đi ngoài tăng bất thường
  • Phân có lượng lớn chất nhầy và nước
  • Bé có biểu hiện nôn trớ, bứt rứt, khó chịu
  • Thời gian dài không tăng cân 
Phân không thành khuôn khi nào cần khám?
Phân không thành khuôn khi nào cần khám?

Khi nào trẻ sơ sinh đi ngoài thành khuôn bài viết trên đây đã giải đáp rõ. Trường hợp thấy những dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để có chế độ điều chỉnh phù hợp.

Chia sẻ bài viết này