Nội dung chính

Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng và mẹo chữa hiệu quả

Đi tướt mọc răng là tình trạng thường gặp ở trẻ. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu mẹ nhận biết sớm và hỗ trợ kịp thời sẽ giảm tình trạng khó chịu cho con. Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý tình trạng này. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ cung cấp hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng cùng những mẹo vặt hỗ trợ để mẹ yên tâm chăm sóc bé yêu.

Trẻ đi tướt mọc răng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mọc răng là cột mốc quan trọng trong giai đoạn đầu đời của bé. Khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên bé sẽ trải qua rất nhiều khó chịu. Một trong số đó chính là đi tướt.

Theo các chuyên gia, quá trình mọc răng cơ thể sẽ tiết ra nhiều enzyme và nước dãi. Nến khi nuốt xuống sẽ gây tình trạng đi tướt. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hãy chắc chắn rằng bé bị đi tướt không phải là do nhiễm khuẩn đường ruột. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được tình trạng này.

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng đi tướt mọc răng
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng đi tướt mọc răng
  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, thường là 4-5 lần. Phân không bị sống, không có dịch nhầy, không sủi bọt và màu hơi xanh.
  • Trẻ đi tướt kèm theo dấu hiệu chảy dãi, hay mút tay và cắn đồ vật
  • Trẻ không bị mất nước hay mệt lả. Có dấu hiệu sốt nhẹ dưới 38 độ C trong quá trình nứt lợi
  • Ngoài ra, con có có dấu hiệu biếng ăn, quấy khóc, ngứa nướu

Trẻ đi tướt mọc răng phân có thể chia thành nhiều cấp độ chẳng hạn như phân mềm nhưng thành khuôn, phân nát, phân lỏng, phân toàn nước,… Tùy vào tình trạng của phân mà các biện pháp hỗ trợ sẽ khác nhau.

Hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng phân biệt với nhiễm khuẩn

Trẻ đi tướt do nhiều nguyên nhân, ngoài mọc răng thì còn có thể là do nhiễm khuẩn hoặc bị bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy việc nhận biết sớm cũng như phân biệt được chứng bệnh này sẽ giúp can thiệp đạt hiệu quả hơn. 

Theo các chuyên gia, với trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc bệnh về đường tiêu hóa thời gian thường sẽ kéo dài 1 tuần, thậm chí cả tháng. Phân thường lỏng, tanh, chua, sủi bọt, có nhầy đôi khi kèm máu. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu mất nước, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc rất nhiều.

Dưới đây là hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng giúp nhận biết sớm để can thiệp đúng, kịp thời:

tre di tuot moc rang thuong xay ra truoc hoac sau khi nut nanh
Trẻ đi tướt mọc răng thường xảy ra trước hoặc sau khi nứt nanh
Trẻ đi tướt kèm theo dấu hiệu nhú răng
Trẻ đi tướt kèm theo dấu hiệu nhú răng
Trẻ đi tướt mọc răng thường kèm dấu hiệu chảy dãi
Trẻ đi tướt mọc răng thường kèm dấu hiệu chảy dãi
Hình ảnh phân của trẻ đi tướt do mọc răng
Hình ảnh phân của trẻ đi tướt do mọc răng
Phân đi tướt mọc răng thường không có màu và nhầy
Phân đi tướt mọc răng thường không có màu và nhầy
Phân của trẻ đi tướt thường không có màu sắc lạ
Phân của trẻ đi tướt thường không có màu sắc lạ

Trẻ đi tướt mọc răng có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Nhìn vào hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng và các dấu hiệu kể trên có thể thấy tình trạng này không quá nguy hiểm.  Vì bé vẫn sẽ sinh hoạt bình thường. Thông thường tình trạng đi tướt mọc răng sẽ chỉ kéo dài 2-3 ngày trước hoặc sau khi chiếc răng nhú lên. Sau đó, cơ thể sẽ dần hồi phục và phát triển bình thường.

Trẻ đi tướt mọc răng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày
Trẻ đi tướt mọc răng sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày

Nếu tình trạng này xuất hiện kèm theo triệu chứng sốt cao, đi ngoài nhiều, phân có mùi hôi, lẫn máu hoặc nhầy thì cần đưa bé tới viện kiểm tra.  Đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa.

Mẹo chữa đi tướt mọc răng cho trẻ

Dưới đây là  4 mẹo chữa đi tướt mọc răng, giúp bé nhanh chóng hồi phục, quay lại nề nếp sinh hoạt thường ngày.

Mẹo chữa đi tướt mọc răng cho bé
Mẹo chữa đi tướt mọc răng cho bé

1. Chú ý giữ vệ sinh

Mẹo chữa đi tướt mọc răng đầu tiên cho bé chính là giữ gìn vệ sinh. Điều này sẽ giúp bé thấy dễ chịu và ngăn vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng đi tướt nặng hơn. Theo đó, mẹ nhớ:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi đi ngoài
  • Nhớ rửa tay trước và sau khi ăn hoặc sau khi đi ngoài
  • Khi nấu ăn cho bé cũng cần đảm bảo tiêu chí ăn chín, uống sôi
  • Với những trường hợp thường xuyên mút tay, ngậm đồ chơi bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ đồ dùng của con. Kết hợp sử dụng bông gạc massage vùng nướu để vệ sinh răng cho bé.

2. Bổ sung nước cho bé

Việc bổ sung nước cho bé trong quá trình mọc răng là điều quan trọng. Vì thế bố mẹ cần phải lưu ý. Mẹ có thể sử dụng nước lọc, nước ép hoa quả, Oresol tùy theo sở thích của bé. Với những trường hợp còn bú mẹ, nhớ tăng cường thêm cữ bú. Bởi trong sữa mẹ chứa nhiều vitamin và kháng thể giúp bé hồi phục nhanh chóng.

3. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn phù hợp không chỉ có lợi cho quá trình mọc răng mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cụ thể:

  • Với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ là chính. Chế độ ăn uống của mẹ cần phải đa dạng, ưu tiên thực phẩm lành tính, nâng cao chất lượng sữa mẹ giúp bé nhanh chóng phục hồi.
  • Với những bé đang trong giai đoạn ăn dặm cháo loãng và nước ép hoa quả chính là món ăn mẹ nên tăng cường để con có thêm dinh dưỡng. Bên cạnh đó các loại thực phẩm như yến mạch, sữa chua, rau xanh cũng là món ăn tốt cho tiêu hóa ở trẻ mọc răng.

4. Áp dụng mẹo dân gian cầm tiêu chảy

Ngoài các biện pháp chăm sóc hỗ trợ, quá trình trẻ bị đi tướt mọc răng mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau để cầm “tiêu chảy”.

  • Lá ổi: Tanin trong lá ổi non có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch ruột nhờ đó cầm tiêu chảy tốt. Chỉ cần một nắm lá nhỏ đem sắc cùng 2 bát nước trong khoảng 15 phút sau đó đợi nguội thì chắt ra dùng.
  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc là cách cầm tiêu chảy ở nhà tương đối an toàn. Loại trà này có tác dụng chống viêm, chống co thắt nên giảm đau, cầm đi ngoài rất tốt. Để đạt hiệu quả, mẹ ngâm 1 thìa cà phê hoa cúc cùng lá bạc hà với nước trong 15 phút rồi cho bé uống

Ngoài ra, mẹ còn có thể dùng hồng xiêm xanh, lá mơ lông, giấm táo để áp dụng. Tuy nhiên những mẹo vặt này đến nay chưa được kiểm chứng. Vì vậy thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng cho bé.

Không nên làm gì khi trẻ đi tướt mọc răng?

Để trẻ đi tướt mọc răng nhanh khỏi ngoài các mẹo chữa mẹ còn lưu ý hạn chế việc sau:

Hạn chế làm những việc này khi trẻ đi tướt mọc răng
Hạn chế làm những việc này khi trẻ đi tướt mọc răng
  • Không cho trẻ còn đang bú mẹ sử dụng thực phẩm nhiều đường, đồ uống có gas như bánh kẹo, nước ngọt. Bởi điều này có thể khiến tình trạng đi ngoài của bé nặng hơn do tăng áp lực thẩm thấu ở ruột.
  • Các loại trái cây nhiều đường như mít, xoài, chuối, lê cũng nên hạn chế trong thời gian này
  • Ngoài ra, thời kỳ đi tướt mọc răng trẻ cần tránh thực phẩm tanh như cua, ốc, cá, tôm,… 
  • Không cho trẻ ăn đồ lạnh, trừ chườm lạnh bằng khăn cho bé đỡ khó chịu ở răng
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh cho bé khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Lời kết:

Trên đây là những hình ảnh trẻ đi tướt mọc răng và mẹo chữa hiệu quả. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng mẹ không được chủ quan. Tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy nếu như tình trạng đi tướt kéo dài nhiều hơn 4 ngày kèm theo dấu hiệu lạ mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này