Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua khiến nhiều mẹ bỉm lo sợ, vội vàng từ bỏ việc cho bé ăn. Điều này đã khiến con suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ chăm sóc bé khi bị tình trạng này.
Phân của trẻ ăn dặm thế nào là bình thường?
Thời kỳ đầu, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với thức ăn do đó hay có hiện tượng đi ngoài phân sống. Ngoài ra, độ rắn hay lỏng của phân trong giai đoạn này cũng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào dạng thức ăn hôm trước. Vì thế phụ huynh không phải “giật mình” lo sợ nếu con đi ngoài phân có màu xanh hoặc vàng. Khi bé đã quen với việc ăn dặm rau củ, thịt cá phân sẽ có mùi thối. Đồng thời bé đi ngoài nhiều, phân cứng và ít mịn hơn.
Trẻ ăn dặm đi ngoài phân mùi chua có phải bất thường?
Phân của trẻ sơ sinh có mùi là tình trạng thường gặp. Theo chuyên gia, nếu phân của bé chỉ bị chua nhẹ và không kèm theo triệu chứng bất thường thì mẹ không cần lo lắng. Bởi rất có thể là do tiêu hóa của bé còn yếu nên chưa hấp thụ được chất dinh dưỡng. Tuy nhiên với những trường hợp phân có mùi chua kèm theo triệu chứng bất thường thì cần đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Đi ngoài phân lỏng
- Sủi bọt trong 24h
- Đi ngoài nhiều lần
- Phân có máu
- Bé bị sốt
- Nôn mửa
- Đau bụng
Nguyên nhân khiến bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua
Trẻ mới sinh phân màu xanh đen, hơi dính và sệt. Sau 3 ngày, phân chuyển dần sang màu vàng sáng, có mùi hơi ngọt. Nếu phân của trẻ sơ sinh có mùi chua thì rất có thể con đang gặp các vấn đề như sau:
Chế độ ăn thay đổi
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là lý do chính khiến bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua. Đối với trẻ 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn phân thường màu vàng sệt, không mùi. Hiện tượng đi ngoài phân chua thể hiện chế độ dinh dưỡng khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi. Điều này dẫn đến phân có dấu hiệu bất thường như loãng, lỏng hoặc có mùi chua.
Do hệ tiêu hóa nhiễm khuẩn
Bên trong đường ruột tồn tại một hệ vi sinh đa dạng bao gồm lợi khuẩn và cả hại khuẩn. Đối với các bé sinh thường, khi qua âm đạo của mẹ, sẽ nhận được nhiều lợi khuẩn. Điều này giúp cho vi sinh đường ruột phát triển hoàn thiện. Đối với các bé sinh mổ, do không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn tại đường sinh tự nhiên của mẹ nên hệ vi sinh đường ruột dễ mất cân bằng. Lúc này hại khuẩn có thể phát triển mạnh hơn khiến phân của bé có mùi chua.
Bé vừa điều trị kháng sinh
Kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến bé ăn dặm đi ngoài phân chua. Lý do là bởi chế phẩm này có thể tiêu diệt lợi khuẩn và cả hại khuẩn. Do đó sau một thời gian sử dụng số lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa suy yếu, dẫn đến tình trạng bị mất cân bằng gây rối loạn cũng như làm phân có mùi chua.
Bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa của trẻ khi mới chuyển sang giai đoạn tập ăn thường chưa hoàn thiện nên dễ rơi vào tình trạng kém hấp thụ dinh dưỡng.
Trường hợp lượng đường và chất dinh dưỡng trong sữa không được hấp thu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng phân có mùi chua.
Ngoài ra, đối với các bé ăn dặm, lượng tinh bột đưa vào quá nhiều hoặc chưa chín cũng là nguyên nhân khiến phân bị chua kèm theo sủi bọt.
Bé ăn dặm đi ngoài phân chua có nguy hiểm không?
Tình trạng ăn dặm đi ngoài phân chua nếu để kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Theo chuyên gia, đây có thể là biểu hiện của những căn bệnh như:
Hội chứng ruột kích thích
Trẻ ăn dặm bị ruột kích thích phân thường có mùi chua. Ngoài ra bé còn xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, phân không thành khuôn và có mùi tanh,…
Hội chứng ruột ngắn
Đây là một trong những căn bệnh hiếm gặp, xuất hiện do phần ruột non hoặc già bị thiếu. Trẻ nhỏ khi bị mắc căn bệnh này thường kém hấp thu kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy nặng, ợ nóng, phân tanh và chua,…
Bệnh Crohn
Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn. Đây là căn bệnh viêm ruột đặc thù có thể gây viêm hoặc kích thích bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa. Khiến cơ thể không hấp thụ dinh dưỡng và phân có mùi chua
Để nhận Crohn là “thủ phạm” khiến phân của bé có mùi giấm mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu sau:
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
- Phân có lẫn máu
- Bé bị đau bụng, quấy khóc thường xuyên
- Người mệt mỏi, lừ đừ
- Sốt và nôn ói
Do bệnh xơ nang
Xơ nang là bệnh lý di truyền nguy hiểm có thể gây tắc phổi và đường tiêu hóa. Khi bị bệnh này, trẻ nhỏ thường thấy khó thở vì chất nhầy làm tắc phổi, dẫn đến nhiễm trùng. Còn dịch tiêu hóa sau khi trở nên dính đặc sẽ làm cho các enzyme tuyến tụy không thể đi đến ruột non phân hủy thức ăn. Điều này đã khiến cho các triệu chứng tiêu hóa trở nên nặng hơn, trong có tình trạng phân mùi chua.
Mẹ nên làm gì khi bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua?
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mẹ bỉm có thể áp dụng một vài biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này
Thay đổi chế độ ăn
Nếu bé đột nhiên đi ngoài phân sống hoặc có mùi chua mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thay vì bổ sung quá nhiều tinh bột hoặc các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại hạt mẹ hãy lựa chọn thực phẩm mềm, đủ chất, dễ nhai và tốt cho hệ tiêu hóa.
Bên cạnh việc ăn dặm hoàn toàn, mẹ bỉm cũng nên cho bé uống sữa thường xuyên. Điều này sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thích nghi dần dần với quá trình ăn. Tránh gây táo bón hoặc phân có mùi khó chịu.
Vệ sinh nơi ở và đồ chơi sạch sẽ
Nguyên nhân khiến bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua là do nhiễm khuẩn đường ruột. Vì vậy để hạn chế tình trạng này mẹ hãy vệ sinh nơi ở cũng như đồ chơi và mọi vật dụng nấu ăn sạch sẽ. Tránh để cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với tác nhân lạ, ngăn ngừa tối đa tình trạng hại khuẩn tấn công và khiến phân có mùi chua.
Đưa bé đến gặp bác sĩ
Để điều trị tình trạng phân có mùi chua mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhà. Đặc biệt là khi bé có một vài triệu chứng nguy hiểm như:
- Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày
- Sốt cao trên 38 độ
- Có dấu hiệu mất nước
- Chướng bụng, đầy hơi
Việc tự ý điều trị tại nhà có thể khiến bệnh nặng hơn và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ hãy lưu ý để bảo đảm an toàn cho con.
Bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển. Vì vậy ngay khi xuất hiện triệu chứng mẹ nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.