Trẻ béo phì khiến mẹ không khỏi lo lắng bởi trong tương lai con sẽ có thể mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy trẻ bị béo phì phải làm sao? Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý mẹ 9 cách giảm cân hiệu quả để bé phát triển tối ưu.
- 7 tác hại của béo phì ở trẻ em đối với sức khỏe
- Chế độ ăn cho trẻ béo phì – Thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả
Trẻ béo phì là gì? Thực trạng hiện nay
Theo WHO, trẻ được coi là béo phì khi có cân nặng vượt mức tiêu chuẩn hoặc chênh lệch nhiều so với độ tuổi. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể hưởng nghiêm trọng đến với sức khỏe của bé.
Theo tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ từ 5-19 tuổi tăng từ 4% lên 18% vào năm 2016. Điều đó có nghĩa là số lượng trẻ mắc béo phì không ngừng tăng cao, cần phải có giải pháp điều trị kịp thời.
Tại Việt Nam tỉ lệ béo phì ở trẻ cũng tăng liên tục trong nhiều năm qua. Kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 của bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ trẻ bị béo phì từ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Trong đó, tỉ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị cao hơn nhiều lần. Do đó để con tránh bị thừa cân, mẹ nên tìm cách phòng ngừa, điều trị cho bé. Vậy trẻ bị béo phì phải làm sao?
Nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì
Xác định nguyên nhân chính là bước tiến quan trọng trong việc tìm ra phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì. Theo chuyên gia có nhiều nguyên nhân khiến cho cân nặng của trẻ bị mất kiểm soát. Cụ thể:
- Lối sống không lành mạnh: Trẻ bị thừa cân, béo phì đa phần xuất phát từ việc ăn uống sai cách và lười vận động. Khi lượng calo vượt vào quá mức cho phép, nó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Không chỉ thế việc trẻ tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu đạm, đường, mỡ cũng sẽ dẫn đến béo phì
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thừa cân béo phì ở trẻ có mối liên hệ mật thiết với gen. Nếu cả bố mẹ đều bị thừa cân nguy cơ béo phì của bé có thể tăng lên đến 80%.
- Do mắc bệnh lý: Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì trẻ có thể sẽ bị béo phì nếu như mắc chứng rối loạn nội tiết, chuyển hóa như rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa đường, đột biến gen,…
- Ngủ ít: Giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết đến việc tăng cân ở bé. Việc ngủ ít sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng hormone, thúc đẩy ăn nhiều và hay tăng cân. Không chỉ thế những người có giấc ngủ ngắn thường có xu hướng lựa chọn thức giàu calo. Vì vậy nếu không kiểm soát trẻ sẽ có thể thừa cân, béo phì
Làm thế nào để biết trẻ đang bị thừa cân, béo phì?
Trước khi đi tìm giải pháp cho trẻ béo phì mẹ cần nhận biết được tình trạng này. Theo chuyên gia, cách tốt nhất để biết trẻ có béo phì hay không là tiến hành các xét nghiệm thăm dò như:
- Rối loạn mỡ máu: Kiểm tra nồng độ cholesterol và triglycerid để xem có bị vượt quá tiêu chuẩn hay không
- Rối loạn đường huyết và dung nạp Glucose: Trẻ bị béo phì thường bị rối loạn đường huyết và không dung nạp glucose
- Ngoài ra bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra định lượng nội tiết tuyến thượng thận hoặc chụp sọ não, siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân béo phì
Bên cạnh xét nghiệm chuyên sâu thì mẹ có thể nhận biết tình trạng béo phì ở trẻ nếu có các dấu hiệu sau:
- Trẻ thèm ăn và ăn liên tục
- Trẻ thích đồ ngọt và đồ có nhiều chất béo
- Trẻ lười và không thích ăn rau
- Trẻ hay ăn đêm muộn
- Trẻ bị tăng cân quá nhanh, xuất hiện nhiều mỡ ở cằm, cánh tay, chân,…
Khi nào trẻ cần giảm cân?
Béo phì ở trẻ được đánh giá qua chỉ số cơ thể hay còn gọi là BMI. Khi chỉ số này cao hơn bình thường so với độ tuổi, giới tình thì có nghĩa là trẻ đã béo phì. Lúc này mẹ cần giảm cân cho bé. Cụ thể chỉ số để xem bé có béo phì hay không gồm:
Phân loại | BMI – WHO | BMI – IDI & WPRO |
Cân nặng thấp (Gầy) | Dưới 18,5 | |
Bình thường | 18,5 – 24,9 | 18,5 –22,9 |
Tiền béo phì | 25 – 29,9 | 23 – 24,9 |
Béo phì độ I | 30 – 34,9 | 25 – 29,9 |
Béo phì độ II | 35 – 39,9 | Trên 30 |
Béo phì độ III | Trên 40 |
Ngoài chỉ số BMI thì chu vi vòng eo hoặc kết quả phân tích thành phần cơ thể cũng sẽ giúp mẹ chẩn đoán béo phì ở bé. Riêng với trẻ dưới 10 tuổi, bố mẹ cần so sánh với bảng chiều cao cân nặng để xem con mình có bị thừa cân hay không. Từ đó áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời.
Cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ em hiệu quả, an toàn
Trẻ bị béo phì phải làm sao hay cách giảm cân cho trẻ béo phì là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, trẻ bị béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp, tim mạch rất cao. Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng này mẹ nên áp dụng các cách giảm cân cho trẻ béo phì dưới đây.
1. Khuyến khích bé vận động nhiều hơn
Luyện tập thể dục, thể thao là cách tốt nhất để trẻ giảm cân. Theo chuyên gia, khi lượng calo nạp vào cơ thể lớn hơn số tiêu thụ tình trạng béo phì sẽ dễ xảy ra. Do đó mẹ cần khuyến khích các bé tham gia hoạt động thể chất khoảng 60 phút mỗi ngày.
Một số hình thức vận động được khuyến khích cho trẻ như đá bóng, nhảy dây, bơi lội,… Ngoài việc giúp bé tiêu hao năng lượng, các hoạt động này còn giúp các bé gắn kết và có thêm nhiều bạn bè.
2. Cho trẻ ăn uống lành mạnh
Trẻ bị béo phì phải làm sao? Đáp án không thể bỏ qua đó là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Theo chuyên gia, để giảm cân cho trẻ béo phì mẹ hãy xây dựng thực đơn theo nguyên tắc cân bằng cả chất lẫn lượng. Cụ thể cho bé ăn nhiều thực phẩm tự nhiên, hạn chế hoặc tránh tối đa thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ hộp. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây tươi thay cho bữa phụ thay vì khoai nướng, bánh nướng, kẹo ngọt,…
3. Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt
Phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì tiếp theo mà Fitobimbi giới thiệu đến mẹ đó là cắt giảm thức ăn quá ngọt. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đồ ăn chứa đường thường khiến các bé béo phì và mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy để con phát triển khỏe mạnh, mẹ nên chủ động thay thế bằng các món ăn có chứa vị ngọt tự nhiên như trái cây, sữa chua,…
4. Đặt mục tiêu giảm cân vừa với bé
Giảm cân là quá trình dài với nhiều thử thách, gian nan. Do đó, mẹ nên đặt ra mục tiêu vừa phải, phù hợp với khả năng bé. Đối với trẻ béo phì, mức giảm lý tưởng nhất là khoảng 0,5kg/ tuần. Nếu đạt được mục tiêu này, con sẽ có thêm niềm tin rằng đây không phải “nhiệm vụ bất khả kháng”.
5. Giảm thời gian dùng thiết bị điện tử cho bé
Thức khuya, dùng nhiều thiết bị điện tử cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì. Do đó để bé giảm cân, mẹ hãy cắt giảm thời gian sử dụng tivi, điện thoại. Mỗi ngày chỉ nên cho bé sử dụng không quá 2 tiếng đồng hồ. Đồng thời khuyến khích các bé tham gia hoạt động ngoài trời để giúp tiêu hao năng lượng.
6. Khích lệ khi con giảm cân
Trẻ bị béo phì phải làm sao? Mẹ nhớ khích lệ mỗi khi con đạt dấu mốc quan trọng. Theo chuyên gia, việc khen thưởng khi trẻ có những thay đổi sẽ tạo động lực để con duy trì chế độ ăn kiêng cũng như giảm cân hợp lý. Chẳng hạn nếu bé uống nước lọc, thay vì soda, nước ép, bánh ngọt trong vòng 1 tuần mẹ hãy thưởng ngay một vé xem phim hoặc món đồ chơi bé thích. Điều này chính là chiến thuật để cách giảm cân cho trẻ béo phì đạt hiệu quả cao.
7. Lập biểu đồ theo dõi tiến độ giảm cân của trẻ
Để đạt cân nặng mục tiêu, bố mẹ cần phải theo dõi sát sao tình hình của bé. Cụ thể, mẹ hãy lập bảng theo dõi hàng tuần ghi lại thay đổi cân nặng, chiều cao cũng như thực đơn của bé. Việc làm này sẽ giúp mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giúp các bé đạt được cân nặng mơ ước.
8. Giúp trẻ thay đổi thói quen
Để cách giảm cân cho trẻ béo phì đạt hiệu quả, bố mẹ cần phải xây dựng thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh. Sự thay đổi thói quen này đến từ cả hai. Bởi theo chuyên gia, bố mẹ chính là tấm gương phản chiếu của bé. Trong khoảng 5 năm đầu đời, thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ chịu nhiều tác động của mẹ. Vì vậy nếu mẹ hoặc bố lười vận động, thích ăn đồ ngọt trẻ cũng học theo. Cách tốt nhất để giảm cân cho trẻ là hãy khuyến khích các bé vận động mọi nơi đồng thời thay nhau hướng dẫn để trẻ chủ động lựa chọn thức ăn lành mạnh.
9. Điều trị bệnh lý liên quan
Trẻ bị thừa cân, béo phì có thể liên quan đến bệnh ở tuyến thượng thận cũng như hệ thống tiêu hóa. Vì vậy cách tốt nhất để giảm cân cho bé là hãy theo dõi sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp nếu con bị mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: suy giáp, tổn thương não,…
Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì an toàn, hiệu quả
Trẻ em béo phì phải làm sao? Ngoài 8 biện pháp gợi ý ở trên mẹ bỉm cần phải xây dựng thực đơn ăn uống khoa học. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa các bữa ăn, tuyệt đối không được áp dụng biện pháp giảm cân khắt khe. Dưới đây là những thực đơn giảm cân cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo, áp dụng.
Thực đơn giảm cân ngày 1
- Bữa sáng: 1 lát bánh mì đen, 1 quả trứng ốp la, 1 hộp sữa giảm cân
- Bữa trưa: 1 bát cơm trắng, 100g tôm, 1 bát canh rau
- Bữa phụ: 1 ly sữa ít đường, 1 quả chuối chín
- Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ, ăn với canh mồng tơi và thịt luộc
Thực đơn giảm cân ngày 2
- Bữa sáng: 1 bát súp gà, 1 hộp sữa ít đường
- Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 đĩa rau luộc, 1 ít cá hấp
- Bữa chiều: 1 cái bánh bao chay, 1 quả táo
- Bữa tối: 1 bát cơm, 100g thịt bò, súp lơ luộc hoặc xào
Thực đơn giảm cân ngày 3
- Bữa sáng: 1 bát mì nấu thịt gà, 1 hộp sữa ít đường
- Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 bát canh, 1 ít thịt nạc luộc
- Bữa chiều: 1 ly sinh tố bơ
- Bữa tối: 1 bát cơm, ít rau cải xào, thịt gà nướng
Ngoài ra trong các bữa phụ của bé mẹ có thể thêm sữa chua, hạnh nhân, óc chó để tăng canxi và năng lượng.
Trẻ bị béo phì phải làm sao? Khi nào gặp bác sĩ
Trước khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ béo phì mẹ hãy đưa bé đi khám và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc thực hiện biện pháp lành mạnh, an toàn. Việc giảm đột ngột thức ăn và tăng vận động có thể gây ra vấn đề bất lợi với sức khỏe bé. Vì vậy mẹ cần có thời gian biểu hợp lý. Ngoài ra nếu trẻ có những dấu hiệu thừa cân kèm theo huyết áp, đái tháo đường, tim mạch mẹ cũng cần phải đưa bé đi khám kịp thời.
Như vậy Fitobimbi đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “trẻ bị béo phì phải làm sao“. Hy vọng với những biện pháp giảm cân ở trên mẹ sẽ có thể giúp bé lấy lại vóc dáng khỏe đẹp, tự tin hơn trước.