Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt. Vậy điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không, cha mẹ xử lý thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt là gì?
Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành và cơ liên sườn. Nấc cụt xảy ra với tần số khoảng 4-60 lần/ phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh khi đang bú mẹ.
Theo chuyên gia, nấc cụt không ảnh hưởng nhiều đến bé. Trẻ sơ sinh khi bị nấc cụt vẫn sẽ có thể ngủ ngon bình thường. Vì hiện tượng này không gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Tuy nhiên trong quá trình bú bé sẽ có thể bị trớ thức ăn. Vì vậy mẹ nên tìm cách khắc phục sớm nếu bé bú xong bị nấc cụt.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cục sau khi bú
Trẻ sơ sinh nấc cụt sau khi bú là hiện tượng thường gặp. Dưới đây là những lý do khiến bé gặp phải hiện tượng này.
Trào ngược dạ dày thực quản
Là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh nấc cụt khi bú. Lý do là bởi cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày để ngăn thức ăn từ dưới đi lên. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh bộ phận này vẫn chưa phát triển hoàn thiện do đó khi bú bé hay gặp phải tình trạng nấc cụt.
Bé bú quá no
Trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt có thể là do bú nhiều khiến cho dạ dày giãn nở. Sự giãn nở đột ngột của khoang bụng đã khiến cơ hoành co thắt, sinh ra nấc cụt.
Do lúc bú bé nuốt khí nhiều
Trẻ sơ sinh bú bình có thể nuốt không khí nhiều do sữa trong bình chảy nhanh hơn là sữa mẹ. Việc nuốt không khí quá nhiều khiến cho dạ dày giãn nở. Do đó hay bị nấc cụt khi bú và dễ nổi cáu.
Cho bé uống sữa sai cách
Lý do nữa khiến trẻ sơ sinh bị nấc cục sau khi bú là do uống sữa sai cách. Việc mẹ cho bé bú nhiều có thể làm sữa ngưng tụ ở dạ dày, không tiêu hóa được. Còn nếu trẻ bú bình, sữa nguội khí sẽ ngưng trệ và không lưu thông. Từ đó khiến cho chức năng dạ dày suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường gây ra hiện tượng nấc cụt.
Ngoài ra, việc mẹ cho bé bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc đã bú có thể khiến con nghẹt thở và dễ nấc cụt.
Dị ứng
Trẻ sơ sinh có thể dị ứng với các thành phần trong sữa, gây ra hiện tượng viêm thực quản. Mà nấc cụt là một trong những biểu hiện của bệnh lý này. Ngoài ra, nhiều trường hợp, trẻ bú mẹ có thể dị ứng với những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ trước đó.
Cách giảm nấc cụt cho trẻ sơ sinh khi bú
Cả trẻ nhỏ và người lớn đều sẽ có thể nấc cụt. Nhưng chữa nấc cụt cho người lớn thì đơn giản. Với trẻ sơ sinh, mẹ cần hết sức chú ý bởi vì lúc này cơ thể của con còn yếu. Dưới đây là một số mẹo để mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bú xong nấc cụt.
Bịt tai hoặc lỗ mũi của bé
Mẹ có thể dùng hai ngón tay trở, nhét vào lỗ tai của bé trong khoảng 30s. Hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ mũi, cùng lúc giữa miệng của bé khép lại khoảng 2-3s, lặp lại như vậy trong vòng 15 lần, mỗi lần cách nhau 3s. Tuy nhiên khi thực hiện các động tác này, mẹ cần chú ý nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ.
Cho bé nghỉ ngơi
Nếu bé đang bú sữa mẹ mà bị nấc cụt thì hãy ngừng việc bú lại và để cho bé nghỉ ngơi. Điều này không chỉ làm giảm cơn nấc mà còn giúp bé không bị sặc sữa.
Vỗ ợ hơi cho bé
Một cách chữa trị hiệu quả cho trẻ sơ sinh bị nấc khi bú đó dừng bú và hãy vỗ nhẹ vào lưng với động tác thật dứt khoát. Khi bé có thể ợ hơi là lúc những cơn nấc cụt biến mất hoàn toàn.
Thay đổi tư thế bú cho bé
Nếu trẻ bị nấc khi đang bú bình mẹ nên chủ động thay đổi tư thế bình sữa. Điều này sẽ làm không khí không thể vào phổi, ngăn cơn nấc cụt xảy ra.
Ngoài những cách trên, phụ huynh cũng có thể chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh khi bú bằng một số mẹo dân gian như sử dụng lá trầu không đắp lên trán hoặc dùng ngón tay kỳ nhẹ lên môi khoảng 60 cái,…
Những điều cần tránh khi trẻ sơ sinh bú xong bị nấc
Tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh có thể khắc phục bằng những mẹo trên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được thực hiện những việc làm sau:
- Không kéo lưỡi của bé
Nhiều mẹ mắc phải sai lầm khi kéo lưỡi của con để cải thiện tình trạng nấc cụt. Tuy nhiên điều này không thể làm giảm cơn nấc mà còn khiến bé hoảng sợ, ảnh hưởng không nhỏ tinh thần cũng như sức khỏe.
- Không xóc bé
Khi thấy bé có cơn nấc nhiều mẹ thường có thói quen bế xốc bé dậy. Tuy nhiên theo các chuyên gia điều này có thể gây phản tác dụng. Vì vậy để bé an toàn mẹ hãy để bé nghỉ ngơi, tránh rung lắc mạnh.
- Cho bé uống nước lạnh
Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn chưa ổn định. Vì vậy mẹ tuyệt đối không cho bé dùng nước lạnh hoặc nước hoa quả để giảm cơn nấc.
- Không ấn vào nhãn cầu mắt
Cơ mắt của trẻ sơ sinh vẫn trong giai đoạn phát triển. Vì vậy mẹ không tự ý áp dụng mẹo vặt dân gian như ấn vào nhãn cầu để giảm cơn nấc. Điều này có thể khiến mắt tổn thương, ảnh hưởng thị giác sau này.
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh nấc cụt sau khi bú
Để hạn chế tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh khi bú, mẹ hãy áp dụng lời khuyên dưới đây.
- Giữ nhiệt độ phòng ổn định, không để trẻ lạnh. Mẹ có thể sử dụng khăn xô để giữ ấm, tránh gió cho bé. Đồng thời không nên mở cửa quá nhiều, tránh nguy cơ gió thổi trực tiếp vào người
- Không nên để trẻ quá đói rồi mới cho bú và không cho bé bú no. Với trẻ bú bình mẹ cần chú ý tốc độ, hạn chế để sữa chảy nhanh và cần nâng cao đầu bé sau khi ăn xong
- Tuyệt đối không bật nhạc khi cho bé bú. Vì điều này có thể khiến con nấc cụt
- Khi cho bé bú, mẹ hãy đảm bảo bé đã ngậm kín toàn bộ núm ti, tránh việc nuốt phải không khí vào trong dạ dày
- Thường xuyên vệ sinh núm vú để loại bỏ bã sữa khô. Đồng thời không được cho bé bú bình khi đang ngủ. Bởi khác với bú mẹ, bú bình làm lượng sữa chảy nhiều. Đây là một trong nguyên nhân dẫn đến nấc cụt ở trẻ
Trên đây là thông tin cơ bản về tình trạng trẻ sơ sinh bú xong bị nấc cụt. Cơn nấc dù không gây nhiều ảnh hưởng nhưng nếu xảy ra liên tục trong thời gian dài và không có sự thuyên giảm, bố mẹ cần phải cho con đi khám.