Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng thường gặp ở trẻ. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng lại khiến trẻ khó chịu. Vậy trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân do đâu, biểu hiện và cách khắc phục thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi ở tay và chân. Đa số tình trạng này sẽ hết khi trẻ lớn lên. Nhưng mẹ cũng cần để ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể, các nguyên nhân chính khiến trẻ gặp tình trạng này gồm:
Do bé mặc nhiều quần áo
Phụ huynh thường hay lo lắng con không đủ ấm mà mặc rất nhiều quần áo. Tuy nhiên điều này lại khiến bé đổ mồ hôi ở tay và chân thậm chí là toàn cơ thể.
Do đó mẹ nên cân nhắc lại cách mặc đồ cho con. Vào hôm thời tiết nóng nực, ba mẹ chỉ cần cho trẻ mặc quần áo mỏng, thông thoáng. Hoặc những ngày đông giá lạnh, có thể cho bé mặc nhiều quần áo trẻ con nhưng nên mặc thành nhiều lớp áo mỏng.
Di truyền
Gen cũng là một trong những yếu tố trả lời câu hỏi vì sao trẻ sơ sinh lại ra mồ hôi tay chân. Tình trạng đổ mồ hôi thường có xu hướng gặp ở những người trong cùng gia đình. Do đó, nếu mẹ hoặc bố bị đổ mồ hôi ở tay và chân bé cũng sẽ có khả năng di truyền.
Hệ thần kinh chưa trưởng thành
Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh phát triển chưa được hoàn chỉnh. Do đó, con cần một khoảng thời gian trước khi có thể kiểm soát nhiệt độ. Vì vậy các bé sơ sinh thường hay gặp phải tình trạng ra mồ hôi trộm, nhất là ở tay và chân.
Do mắc bệnh lý
Việc mắc một số bệnh lý cũng sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi tay chân. Do đó nếu con phát triển không đều hoặc có dấu hiệu nhẹ cân mẹ cần đưa bé đi khám. Một số bệnh lý gây ra tình trạng này như tim bẩm sinh, hội chứng cường giáp. Cụ thể:
- Tim bẩm sinh là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ. Theo các chuyên gia, việc bé đổ mồ hôi lạnh ở tay và chân có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng bệnh này. Ngoài ra, mẹ còn quan sát thấy các biểu hiện như sau: khó thở, thở nhanh, ho nhiều, môi, ngón chân, ngón tay tím ngắt,…
- Cường giáp cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân. Lý do là bởi khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết, cản trở hoạt động bài tiết mồ hôi
Ngoài ra việc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi ở tay và chân còn có thể là do cảm xúc, thời tiết hoặc hoạt động nhiều,… Dù cho là nguyên nhân nào, mẹ cũng nên đưa các bé đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia, tình trạng ra mồ hôi nhiều ở tay và chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với giấc ngủ, sinh hoạt của con.
Việc đổ mồ hôi ở tay và chân có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như bé bị đổ mồ hôi trộm kèm theo tay, chân lạnh thì đây không phải bệnh lý, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Nhưng nếu trẻ ra mồ hôi liên tục, kèm theo triệu chứng bất thường như rụng tóc, giật mình, da dẻ xanh xao mẹ cần chú ý, đưa con đi gặp bác sĩ sớm hơn.
Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?
Cách điều trị tình trạng ra mồ hôi tay chân ở trẻ
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân mẹ có thể dùng một số biện pháp dân gian dưới đây.
Dùng nước cà chua
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân mẹ cũng có thể dùng nước cà chua để hạn chế tình trạng này. Đồng thời làm mát và mềm mịn da.
- Cách 1: Cắt cà chua thành nhiều lát mỏng, thoa nhẹ lên lòng bàn chân và tay của bé trong 15 phút. Sau đó rửa sạch lại. Ngày làm 1-2 lần
- Cách 2: Dùng 1-2 quả cà chua bỏ hạt và ép lấy nước. Sau đó lấy nước thoa lên tay, chân của bé tầm 15 phút, rồi rửa thật sạch
Dùng lá lốt
Không chỉ dùng làm gia vị nấu ăn, lá lốt còn là lựa chọn tốt nhất cho bé khi trị chứng đổ mồ hôi trộm. Mẹ có thể dùng cả thân và phần rễ của loại cây này để điều trị.
- Cây lá lốt rửa sạch, đun sôi với nước khoảng 15 phút
- Đợi cho nước nóng vừa phải thì dùng tấm lưới phủ lên nồi
- Ngâm tay và chân của bé khoảng 30 phút
- Ngày dùng 1 lần, chú ý nhiệt độ để con không bỏng
Dùng muối
Sử dụng muối cũng là cách khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện.
- Pha nước ấm với 1 thìa muối. Có thể cho thêm xác trà
- Ngâm tay chân của bé vào nước muối đã pha khoảng 10-15 phút
- Trong khi ngâm có thể xoa lòng bàn tay, bàn chân để nước thẩm thấu vào da dễ dàng
- Ngày áp dụng 1-2 lần là sẽ hiệu quả
Dùng trà đen
Trà đen rất giàu axit tannic giúp ngăn ngừa chứng ra mồ hôi tay ở trẻ sơ sinh. Không chỉ thế nó còn có tác dụng se khít lỗ chân lông, ngăn tiết mồ hôi nhiều. Mẹ chỉ cần làm cho bé như sau:
- Cách 1: Dùng 3-4 túi trà đen hãm với nước ấm khoảng 5-10 phút. Sau đó cho tay và chân của trẻ vào ngâm
- Cách 2: Dùng 1-2 túi trà đen cho vào nước ấm rồi đặt vào lòng bàn tay, bàn chân của bé. Sau khoảng 15 phút thì dùng khăn mềm lau khô lại
Dùng cồn y tế
Cồn y tế cũng là cách trị chứng ra mồ hôi tay chân hiệu quả ở bé. Không chỉ thế, phương pháp này còn có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông và hạn chế tiết mồ hôi nhiều.
- Mẹ chỉ cần dùng bông gòn hoặc tăm bông tẩm cồn y tế
- Lau lên tay chân của con
- Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân khi nào cần gặp bác sĩ?
Thông thường nếu trẻ bị đổ mồ hôi tay chân do nhiệt độ cao hoặc mặc quần áo quá nhiều thì tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa. Bởi tình trạng này có thể cảnh báo các bệnh về tim mạch, huyết áp, cường giáp. Một số dấu hiệu đáng lo ngại ở trẻ như:
- Trẻ nhẹ cân
- Ít hoạt động
- Đổ mồ hôi kèm giật mình khi ngủ
- Rụng tóc
- Khó thở
- Hay ho
- Đổ mồ hôi toàn thân
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân
Nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân, mẹ hãy ghi nhớ cách chăm sóc sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iốt vì nó có thể bài tiết qua sữa
- Không dùng phấn rôm và chất khử mùi cho con
- Thường xuyên vệ sinh thân thể, lau mồ hôi tay chân cho bé
- Chú ý quan sát, nếu thấy có sự bất thường thì nên đưa bé đi khám
Nhìn chung, trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là phản ứng bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo một số biểu hiện như đau ngực, buồn nôn mẹ nên đưa bé đi khám.