Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không là phương pháp hạ sốt được nhiều người truyền miệng. Tuy nhiên, hiệu quả và tính an toàn của phương pháp vẫn đang được đặt nghi vấn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe quan điểm của các chuyên gia về cách hạ sốt này nhé!
- Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh
- Cách hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá và lưu ý cần biết
- Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi có tốt không
Công dụng của lá trầu không
Lá trầu không là hình ảnh rất quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ ngoài đời sống mà còn xuất hiện trong thơ ca, truyện cổ tích,… Bên cạnh đó, với vị cay, tính ấm, lá trầu không còn được sử dụng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh lý.
Nghiên cứu cho thấy, trong 100g lá trầu không có chữa những thành phần sau:
- 85.6g nước
- 3.1g protein
- 0.8g lipid
- 2.3g chất xơ
- 2.3g muối khoáng
- 6.1g cacbohidrat
- 0.5g canxi
- 0.007g sắt
- 2.5mg vitamin A
Nhờ vậy, lá trầu không được biết đến với những công dụng sau:
- Chống oxy hóa, giải độc
- Sát trùng, chống viêm, điều hòa miễn dịch
- Bảo vệ gan, tim mạch, chống tiểu đường
Tuy sở hữu nhiều công dụng là thế, nhưng việc cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dùng lá trầu không cần hết sức thận trọng. Đặc biệt là khi áp dụng cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không.
Quan niệm dân gian về cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không
Có rất nhiều mẹo hạ sốt được lưu truyền trong dân gian. Một trong số đó là lá trầu không. Dưới đây là một số cách hạ sốt cho bé bằng lá trầu mà người xưa vẫn thường áp dụng:
Đắp lá trầu hạ sốt
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần hơ nóng lá trầu không rồi đắp lên trán của bé. Mẹo này được cho là giúp bé hạ sốt nhanh chóng, cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu.
Giã lá trầu không lấy nước
Bên cạnh cách đắp, chườm lá trầu không, người xưa còn sử dụng nước cốt của dược liệu này để uống. Nhiều người tin rằng, cách này có thể phù hợp với cả trẻ sơ sinh.
Góc nhìn khoa học về cách hạ sốt bằng lá trầu không
Mặc dù là bài thuốc truyền miệng, có tác dụng ở một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của bài thuốc này. Ngay cả các tài liệu của Đông y cũng không có tài liệu về cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không. Vì vậy, việc tự ý sử dụng lá trầu không khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp bị bỏng khi áp dụng phương pháp đắp lá trầu không. Không chỉ gây đỏ da, đau đớn mà khi đắp lá trầu không hơ nóng có thể để lại sẹo trên da bé. Việc uống lá trầu không trực tiếp lại càng nguy hiểm, có thể gây đau bụng, tiêu chảy,… đặc biệt là với trẻ sơ sinh.
Cách xử lý đúng khi trẻ bị sốt
Nhìn chung, cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu là không an toàn. Thay vì áp dụng các phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả, phụ huynh nên thực hiện những mẹo sau khi trẻ bị sốt:
Cho trẻ uống nước
Khi sốt, trẻ rất dễ rơi vào trạng thái mất nước. Vì vậy để bù đắp, bạn nên bổ sung nước cho bé kịp thời. Với trẻ trên 1 tuổi, phụ huynh có thể cho bé uống các loại nước trái cây, nước trà, nước canh rau,.. Còn với trẻ dưới 1 tuổi, ưu tiên hàng đầu vẫn là bú sữa mẹ và sữa công thức.
Chườm ấm
Nước ấm sẽ có tác dụng giãn nở lỗ chân lông, giúp cơ thể thoát nhiệt dễ dàng hơn. Vì vậy, thay vì áp dụng cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không, mẹ hãy dùng khăn ấm chườm cho con nhé! Nhất là các vị trí có mạch máu lớn như nách, bẹn, chân, tay,…
Mặc quần áo thoáng mát
Khi bị sốt, phụ huynh tuyệt đối không nên mặc quá nhiều quần áo và đắp chăn cho bé. Bởi điều này sẽ khiến cơ thể giữ nhiệt, làm bé sốt cao hơn. Thay vào đó, bạn hãy cho bé mặc những trang phục rộng rãi, thoáng mát nhé!
Dùng thuốc hạ sốt đúng cách
Theo nguyên tắc, trẻ sốt trên 38 độ C sẽ cần phải uống thuốc hạ sốt. Một trong những loại thuốc hạ sốt được lựa chọn đó là paracetamol. Phụ huynh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và hàm lượng khi dùng để hạn chế tối đa việc gặp tác dụng phụ.
Trẻ bị sốt khi nào cần đến bệnh viện?
Cách hạ sốt bằng lá trầu không không thực sự hiệu quả như mong đợi. Trong quá trình theo dõi trẻ tại nhà, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa tới bệnh viện nhé!
- Sốt kéo dài 3 ngày không thuyên giảm
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt
- Trẻ gặp các triệu chứng khác: không chịu ăn hoặc uống, tiêu chảy, nôn mửa, đi tiểu khó, ho, thở khó khăn,…
Trên đây là giải đáp “cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không có thực sự an toàn?”. Hy vọng với những chia sẻ này, phụ huynh sẽ biết cách xử lý cơn sốt của trẻ đúng cách và an toàn.