Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý cho mẹ top những thực phẩm nên ăn và cần hạn chế khi bé bị sốt.
- Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Top 8 gợi ý mẹ chớ bỏ qua!
- Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải tình trạng đáng lo?
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt
Trẻ sơ sinh bị sốt không phải bệnh lý mà là phản ứng trước sự xâm nhập của các vi khuẩn. Dưới đây là những lý do khiến bé bị sốt:
- Nhiễm trùng: Phần lớn cơn sốt ở trẻ sơ sinh đều xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng. Theo chuyên gia, sốt là phản ứng cho thấy cơ thể đang phải chiến đấu lại với tác nhân nhiễm trùng hoặc tự kích thích miễn dịch tự nhiên
- Tiêm chủng: Những tháng đầu đời, trẻ phải tiêm chủng nên một số bé sẽ có phản ứng sốt nhẹ. Tuy nhiên cơn sốt này thường sẽ tự hết sau khoảng 2 ngày
- Ủ chăn kỹ: Với trẻ sơ sinh việc ủ chăn kín có thể khiến bé ở trong môi trường nóng và tăng nguy cơ bị sốt. Bởi vì ở thời điểm này con chưa có đủ khả năng điều chỉnh thân nhiệt của mình
- Mọc răng: Việc mọc răng ở trẻ sơ sinh cũng sẽ có thể khiến con bị sốt. Tuy nhiên tình trạng thường nhẹ, chỉ trên 38 độ C, và sau 1-2 ngày bé sẽ có sự cải thiện rõ rệt
Biểu hiện nhận biết tình trạng bị sốt ở trẻ sơ sinh
Một số dấu hiệu điển hình ở trẻ sơ sinh khi sốt chính là:
- Trán ấm
- Bé trở nên cáu kỉnh, khó tính, quấy khóc nhiều hơn
- Ngoài ra một số bé còn ngủ kém, bỏ ăn, ít hoạt động và xuất hiện triệu chứng co giật
Đối với trẻ sơ sinh, thời gian trong ngày cũng có tác động tích cực với thân nhiệt. Thường thì nhiệt độ sẽ có xu hướng tăng cao vào buổi chiều và thấp hơn vào buổi sáng. Do đó để chắc chắn rằng bé có bị sốt hay không mẹ hãy sử dụng nhiệt kế. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 thì trẻ sơ sinh bị sốt.
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì để bé mau khỏi?
Trẻ sơ sinh bị sốt khiến mẹ bỉm lo lắng khôn nguôi. Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân mẹ cần để ý những loại thức ăn của mình. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho trẻ sơ sinh khi sốt mà mẹ nên biết để bổ sung.
1. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa rất nhiều probiotics, đây là lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu, món ăn này còn giúp tăng cường miễn dịch, góp phần cải thiện đề kháng cho bé thông qua sữa mẹ. Do đó khi trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên chú ý bổ sung cho mình. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hãy để sữa chua ra ngoài 1 thời gian trước khi ăn, tránh để quá lạnh.
2. Hoa quả họ nhà cam
Cam quýt vốn được mệnh danh là những loại quả tăng sức đề kháng vì bản thân chúng rất giàu vitamin C. Khi mẹ ăn nhiều cam, quýt lượng vi chất này sẽ được truyền vào cơ thể của bé thông qua đường bú. Từ đó làm giảm mệt mỏi. Vì vậy nếu chưa biết trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì thì hãy tăng cường bổ sung cam, quýt, bưởi,…
3. Cháo hành – tía tô
Ít ai biết rằng đây là món cháo rất tốt cho trẻ bị sốt. Với trẻ sơ sinh bú mẹ chưa thể tiếp thu món này mẹ hãy tăng cường bổ sung cho mình để bé hấp thụ thông qua đường bú.
Theo các chuyên gia, mỗi ngày mẹ nên ăn 1 bát cháo hành tía tô. Món ăn này chẳng những giúp bé đỡ sốt mà còn bổ sung rất nhiều dinh dưỡng.
4. Súp gà
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì, đừng bỏ súp gà. Món ăn này có tác dụng kháng viêm, cực kỳ bổ dưỡng nên mẹ hãy cố tăng cường cho mình. Thông qua sữa mẹ bé sẽ hấp thụ kháng thể và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
5. Nước dừa
Nước dừa có công dụng gần giống như Oresol, nó cung cấp chất điện giải cũng như vitamin C và kali dồi dào nên rất tốt cho những bé bị sốt. Lượng vitamin C mà trẻ sơ sinh hấp thụ thông qua sữa mẹ sẽ giúp tăng cường miễn dịch, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Do đó mẹ nên thêm loại quả này vào trong thực đơn của mình nếu chưa biết trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì.
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh mẹ bỉm cũng cần hạn chế những món ăn sau:
1. Trứng
Dù chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng do trứng gà có nhiều protein nên khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt. Với trẻ sơ sinh bị sốt, nếu mẹ ăn nhiều trứng gà sẽ làm nhiệt độ cơ thể bé tăng, không thể phát tán ra ngoài. Do đó cơn sốt kéo dài dai dẳng.
2. Đồ cay hoặc lạnh
Trẻ sơ sinh sống nhờ sữa mẹ là chính. Vì vậy khi con bị sốt mẹ nên hạn chế đồ ăn cay, lạnh. Lý do là bởi những món ăn này có thể hấp thụ qua sữa và gây nhiễm trùng đường ruột. Từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa, khiến bệnh nặng hơn. Không chỉ thế, nếu mẹ ăn nhiều đồ cay, sẽ khiến sữa nóng làm bé gia tăng thân nhiệt, phát bệnh nặng thêm.
3. Mật ong
Mật ong cũng là dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên tại thời điểm con sốt mẹ không nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Bởi nó có thể sinh nhiệt khiến cơ thể bé dễ dàng nóng lên. Đồng thời gây ra các bệnh về sức đề kháng khi cơ thể yếu.
4. Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ không nên ăn gì? Đáp án là đồ chiên xào, dầu mỡ. Bởi theo lý giải của các chuyên gia, việc mẹ ăn nhiều đồ ăn chiên rán sẽ khiến cho sữa ít đi, bé chậm tăng cân. Không chỉ thế, với trẻ đang sốt hệ tiêu hóa không thể hấp thụ và xử lý được chất béo. Do đó mẹ cần hạn chế món ăn này cho đến khi bé thôi bú.
Trẻ sốt mẹ nên làm gì?
Dinh dưỡng là yếu tố mẹ cần quan tâm khi trẻ sơ sinh bị sốt. Ngoài ra để giảm nhiệt nhanh, mẹ bỉm có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Chườm ấm: Là cách tốt nhất để bé sơ sinh hạ nhiệt. Theo đó mẹ có thể dùng 4 chiếc chăn xô, nhúng qua nước ấm sau đó vắt khô, rồi lau lên các vị trí tỏa nhiệt như trán, cổ, nách, bẹn, lưng
- Cho bé mặc thoáng mát: Trẻ sơ sinh khi sốt nhiệt độ cơ thể thường cao. Do đó mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi để mang lại sự dễ chịu. Khi ngủ có thể đắp một miếng vải hoặc chăn mỏng để bé tỏa nhiệt tốt hơn
- Cho bé nghỉ ngơi: Trẻ sơ sinh sốt không nhất thiết phải nằm trên giường để nghỉ. Nếu con muốn chơi mẹ hãy cho bé thử sức với những trò nhẹ. Nếu bé không muốn chơi mẹ hãy để con nằm ngủ. Giấc ngủ sẽ giúp các bé phục hồi nhanh hơn.
- Dùng thuốc hạ sốt: Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ có thể dùng thuốc cải thiện. Tuy nhiên trường hợp này cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh việc lạm dụng gây hại cho con
Trên đây là đáp án của câu hỏi trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì? Trường hợp cơn sốt kéo dài và không có sự cải thiện mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ sớm hơn.