Nhiều mẹ nghĩ rằng sốt là biểu hiện của mọc răng ở trẻ. Trên thực tế, điều này không đúng, nhất là khi trẻ sốt mọc răng 39 độ C. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? Cách xử lý ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân trẻ sốt mọc răng 39 độ
Mọc răng là cột mốc đáng nhớ trong hành trình khôn lớn của bé. Tuy vậy, trải nghiệm này không hề dễ dàng với bé, con phải trải qua nhiều sự khó chịu, trong đó có cả những trận sốt tới 39 độ C.
Thực tế, sốt không phải là dấu hiệu của mọc răng như nhiều người vẫn tưởng. Các nhà khoa học cho rằng, quá trình mọc răng có thể khiến thân nhiệt bé tăng cao hơn bình thường, nhưng đó không phải là một cơn sốt thực sự. Mọc răng khiến bé đau, ngứa nướu, vì vậy các bé có xu hướng đưa tay lên miệng hoặc ngậm cắn đồ vật cứng để giảm các giác khó chịu. Hành động này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công gây nên cơn sốt. Thông thường, trẻ sốt mọc răng là cơn sốt nhẹ, khoảng 36.7 – 37.7 độ C.
Theo đó, nếu trẻ sốt mọc răng 39 độ thì đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng, không liên quan đến mọc răng. Trẻ dưới 1 tuổi rất hay bị ốm vặt, sốt do “khoảng trống miễn dịch”. Giai đoạn này trùng với thời điểm bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé mọc răng có biểu hiện sốt 39 độ C.
Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không?
Thân nhiệt bình thường của trẻ dao động trong khoảng 37 – 37.5 độ C. Để trả lời câu hỏi trẻ sốt mọc răng 39 độ C có nguy hiểm không, ba mẹ cần nắm được các mức độ sốt của trẻ:
- Sốt nhẹ: 37.5 – 38.5 độ C
- Sốt vừa: 38.5 – 39 độ C
- Sốt cao: 39 – 39.5 độ C
- Sốt rất cao: Từ 40 độ C trở lên
Như vậy, trẻ sốt 39 độ C được coi là sốt cao nên ba mẹ không được xem nhẹ. Trường hợp bé sốt cao kéo dài kèm theo triệu chứng nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn trớ, phát ban, ho, lừ đừ,,… có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:
- Co giật, ảnh hưởng đến não bộ và thần kinh, cũng như để lại các di chứng khác trên cơ thể
- Nguy hiểm hơn, nếu bé co giật không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong
- Gây biến chứng về tim mạch, hô hấp, vận động, mất nước
Với trường hợp bé sốt mọc răng thông thường, ba mẹ không cần quá lo lắng. Cơn sốt sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày, bé vẫn bú tốt và vui vẻ. Tuy nhiên, nếu bé mọc răng sốt 39 độ C, đây là tình huống nguy hiểm, phụ huynh cần nhanh chóng đứa bé đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng không đáng có.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng 39 độ?
Khi trẻ sốt mọc răng, việc chăm sóc là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ sốt cũng như các triệu chứng đi kèm để ba mẹ có cách chăm sóc phù hợp.
Trẻ sốt mọc răng 39 độ C không có biểu hiện nguy hiểm
Trong trường hợp bé sốt nhưng không kèm theo triệu chứng bất thường (nôn trớ, ho, mệt mỏi, lờ đờ,…), ba mẹ có thể tự chăm sóc bé tại nhà theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát nhiệt độ để cơn sốt của bé nhanh chóng biến mất:
Hạ nhiệt, giảm sốt an toàn cho bé
Mẹ có thể sử dụng khăn ấm chườm và lau người cho bé. Nhất là tại các vị trí nhiều mạch máu đi qua như cổ, bẹn, nách,… Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý tới trang phục của bé. Cho bé mặc đồ thoáng mát, thoải mái để tránh tích nhiệt khiến tình trạng sốt trầm trọng thêm.
Cho bé uống đủ nước
Để giúp kiểm soát cơn sốt, hãy đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ lượng nước. Sốt, đặc biệt là trẻ sốt mọc răng 39 độ C có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy, mẹ hãy khuyến khích trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Với bé còn đang bú mẹ thì nên duy trì tần suất bú để vừa cung cấp đủ chất lỏng, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên
Vấn đề vệ sinh răng miệng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị sốt khi mọc răng. Bởi nếu không được đảm bảo, bé có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến tình trạng sốt ngày một nghiêm trọng. Với những bé lần đầu mọc răng, mẹ có thể làm sạch nướu bằng cách mẹ có thể sử dụng miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng nướu trẻ. Mẹ nên thực hiện 2 lần/ngày, nhất là sau khi bé bú sữa. Với bé trên 1 tuổi, mẹ hãy hướng dẫn bé cách dùng bàn chải. Nên chọn bàn chải lông mềm để bé dễ dàng vệ sinh răng miệng mà không gây tổn thương nướu.
Dùng thuốc hạ sốt
Mẹ chỉ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt cao từ 38.5 độ C trở lên. Khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây sốt, mẹ chỉ nên cho bé dùng thuốc Paracetamol, với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4 – 6 lần sau mỗi giờ. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng Aspirin, Ibuprofen để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Đảm bảo bé được nghỉ ngơi
Trẻ sốt mọc răng 39 độ C vô cùng mệt mỏi, vì vậy con cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, giúp cơ thể hồi phục. Một số bé khi sốt vẫn thích vận động, nhưng mẹ hãy cố gắng khuyến khích bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để nhanh khỏe lại nhé!
Trẻ sốt 39 độ C kèm theo biểu hiện nguy hiểm
Nếu bé sốt mọc răng 39 độ C kèm theo các biểu hiện nguy hiểm như tiêu chảy, li bì, hắt hơi, ho, tiêu chảy, phát ban, nôn mửa,… ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc trong trường hợp này. Bởi bé có thể bị sốt do bệnh khác không phải do mọc răng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết được vì sao trẻ sốt mọc răng 39 độ C, cũng như cách chăm sóc và xử lý phù hợp. Theo dõi Fitobimbi thường xuyên để cập nhật những kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!