Nội dung chính

11 triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em mẹ cần phải biết

Sốt siêu vi là bệnh thường gặp ở trẻ có đề kháng yếu. Để phòng ngừa, điều trị hiệu quả, mẹ nên nằm lòng các triệu chứng của bệnh. Vậy triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Sốt siêu vi ở trẻ là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sốt siêu vi hay còn có tên gọi khác là sốt virus. Đây là căn bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ có hệ miễn dịch suy yếu do nhiễm các loại virus như Rhinovirus, Enterovirus, Adenovirus và virus cúm,…Tùy vào chủng loại mà bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau.

Theo chuyên gia, sốt siêu vi thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đây là môi trường thuận lợi để cho virus phát triển, gây bệnh.

Thông thường sau 7-10 ngày, nếu không gặp biến chứng gì nguy hiểm bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Bởi khi virus xâm nhập, có thể hoạt động mạnh lên gây nhiều biến chứng cho bé.

Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ thường do virus gây ra
Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ thường do virus gây ra

11 triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em

Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ rất dễ nhận biết. Dưới đây là 11 dấu hiệu điển hình.

Cơ thể mệt mỏi

Biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ đầu tiên mà mẹ có thể nhận thấy đó là cơ thể mệt mỏi, mất sức. Theo chuyên gia, khi virus xâm nhập  nó sẽ tấn công mạnh mẽ hàng rào bảo vệ. Khiến bé mệt mỏi, nặng nề và mất cân bằng miễn dịch nghiêm trọng. Trẻ có thể không diễn tả đúng tình trạng khó chịu do sốt siêu vi. Do đó  mẹ cần chú ý theo dõi sát sao tình trạng của bệnh.

Đau nhức cơ bắp

Là triệu chứng đặc trưng dùng để phân biệt bệnh sốt siêu vi với bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như đường hô hấp,… Phần lớn trường hợp bị sốt siêu vi trẻ sẽ đau nhức cơ bắp đến khi khỏi bệnh.

Sốt cao liên tục

Nói đến triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em không thể không nói đến mức gia tăng thân nhiệt. Thời gian đầu bị bệnh, trẻ có thể sốt nhẹ từ 38- 39 độ C. Nhưng nếu không được điều trị, nghỉ ngơi kịp thời thân nhiệt có thể tăng lên đến mức nghiêm trọng là 40-41 độ C. 

Ở trẻ dưới 5 tuổi, việc sốt cao không hạ kịp thời có thể gây ra co giật, tăng tiết dịch đờm, thậm chí là suy hô hấp. Với trẻ 5 tuổi, sốt cao có thể khiến bé đau nhức mình mẩy.

Thân nhiệt của trẻ sốt siêu vi có thể tăng cao đến 40 độ
Thân nhiệt của trẻ sốt siêu vi có thể tăng cao đến 40 độ

Đau đầu

Đau đầu cũng là một trong những triệu chứng sốt vi rút ở trẻ em. Bé có thể cảm thấy chao đảo, quay cuồng kèm theo cơn nhức dữ dội ở đầu. Theo chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thân nhiệt tăng cao khiến cho mạch máu giãn nở và tăng tuần hoàn.

Một số trường hợp bé bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, nhưng cũng có bé bị chảy nước mủ và ngứa tai hơn bình thường.

Ho, chảy nước mũi

Trẻ sốt siêu vi bị ho và chảy nước mũi thường xuyên. Dịch mũi trong suốt hoặc có màu xanh nếu bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ra khó chịu mà còn có thể phát tán virus, lây lan cho người xung quanh. Vì thế mẹ nên dùng các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang và kính cho bé ở nơi đông người.

Nghẹt mũi

Dịch mũi tiết nhiều có thể khiến cho bé bị ngạt, khó thở. Do đó mẹ hãy vệ sinh nước muối sinh lý hoặc làm những cách giảm ngạt mà các bác sĩ hướng dẫn.

Rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ còn được thể hiện ở đường tiêu hóa nếu như nguyên nhân gây bệnh là do virus tiêu hóa gây ra. Triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn vài ngày sau sốt. Cụ thể bé sẽ đi ngoài phân lỏng, có màu hoặc chất dịch nhầy.

Viêm hạch

Một số trẻ sốt siêu vi thường bị sưng hạch vùng đầu, mặt, cổ, gáy. Hạch tuy không đau, kích thước nhỏ nhưng nếu để lâu cũng khiến sức khỏe của bé ảnh hưởng. Đặc biệt nếu bị sưng hạch ngay vùng trước tai mẹ có thể nghi ngờ trẻ đã mắc bệnh quai bị.

Phát ban

Giống như sốt, phan ban cũng là triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em mà mẹ không thể xem thường. Tình trạng này xảy ra sau sốt khoảng 2-3 ngày và tự biến mất khi bệnh thuyên giảm. Thường thì các nốt mẩn đỏ sẽ khu trú ở mặt, chi hoặc toàn thân.

Sau sốt trẻ sẽ bị nổi phát ban khắp người
Sau sốt trẻ sẽ bị nổi phát ban khắp người

Viêm kết mạc mắt

Trẻ sốt siêu vi kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn và chảy nước. Nếu triệu chứng này xuất hiện kèm với ban đỏ thì rất có thể bé đã bị sởi.

Nôn

Cũng là biểu hiện sốt siêu vi ở trẻ. Theo chuyên gia, phần lớn trẻ sốt siêu vi sẽ bị nôn sau ăn do chất nhầy ở cổ và họng quá nhiều.

Cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ hiệu quả cho mẹ

Hầu hết trường hợp trẻ sốt siêu vi đều chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng. Cụ thể:

Hạ sốt

Với trẻ sốt trên 38,5 mẹ chỉ cần hạ nhiệt đơn thuần, như lau mồ hôi, chườm ấm, mặc quần áo mỏng và thoáng cho bé. Trường hợp sốt trên 38,5 thì cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Bù điện giải

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em nếu để kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Vì vậy mẹ hãy cho bé sử dụng nước ấm hoặc Oresol. Ngoài ra có thể ăn cháo loãng hoặc các món canh để bù điện giải.

Chống bội nhiễm

Sốt virus trẻ rất có thể bội nhiễm ở đường hô hấp. Nên mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng dung dịch NaCl 0,9% kèm nhỏ mắt để làm sạch cho bé.

Tăng cường dinh dưỡng

Trẻ bị sốt siêu vi mẹ nên tăng cường dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và hoa quả giàu vitamin C để tăng đề kháng. Không chỉ thế, giai đoạn này con thường mệt mỏi nên mẹ hãy nấu những món như súp, cháo để bé dễ dàng hấp thu.

Cho bé nghỉ ngơi

Sốt siêu vi hoàn toàn có thể đẩy lùi nhờ vào miễn dịch. Do đó để quá trình này rút ngắn mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn bằng việc ngủ nhiều, tránh các hoạt động thể chất hoặc làm việc quá sức,…

Cho bé nghỉ ngơi nhiều khi bị sốt siêu vi
Cho bé nghỉ ngơi nhiều khi bị sốt siêu vi

Cách phòng ngừa tình trạng sốt siêu vi ở trẻ

Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe của bé nếu mẹ không biết xử trí. Do đó, tốt nhất là hãy phòng ngừa cho bé bằng biện pháp sau:

  • Quan tâm chế độ dinh dưỡng của bé. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các bé nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi quy định cho bé để tăng đề kháng
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc nơi đông người khi đang bị ốm

Trên đây là 11 triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em giúp mẹ nhận biết bệnh lý trong giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, có những dấu hiệu bất thường như co giật, tím tái mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm hơn.

Chia sẻ bài viết này