Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không? Cần phải lưu ý những gì để việc sử dụng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé? Thông tin dưới đây của Fitobimbi sẽ phần nào giúp mẹ giải đáp vấn đề này.
Trẻ sốt khi nào cần dùng thuốc
Hầu hết trường hợp bị sốt, đều được theo dõi tại nhà. Do đó các bậc phụ huynh cần phải biết được khi nào dùng thuốc hạ sốt cho bé. Nếu trẻ thuộc những trường hợp dưới đây mẹ cần nhanh chóng đưa đi bệnh viện:
- Trẻ sốt kèm phát ban
- Trẻ sốt tái đi tái lại nhiều lần
- Trẻ sốt cao, co giật
- Sốt trên 40 độ C
- Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt trên 38 độ, kéo dài 3 ngày, kèm theo triệu chứng bứt rứt, khó chịu
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ C
- Trẻ bị sốt kèm bệnh lý nền như: ung thư, tim mạch, hồng cầu liềm,…
Trẻ uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không?
Khi thấy cơ thể hơi nóng, kèm theo mệt mỏi, biếng ăn nhiều mẹ nghĩ ngay đến việc hạ sốt mà quên kiểm tra nhiệt độ. Việc uống thuốc hạ sốt nhiều trong thời gian dài có thể gây tổn thương nhất định cho gan. Cụ thể theo các chuyên gia,
Paracetamol và Ibuprofen là thuốc trị cảm, hạ sốt thông thường. Nhưng nếu sử dụng quá liều có thể gây ra ngộ độc. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở gan vì tất cả thuốc đều được chuyển hóa qua gan. Do đó việc lạm dụng nhiều có thể dẫn đến tình trạng suy gan, viêm gan, vàng gan, thậm chí là rối loạn đông máu hoặc xuất huyết dưới da. Thông thường triệu chứng ngộ độc do dùng hạ sốt thường dưới 24h. Khi đó trẻ sẽ có triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Buồn ngủ
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Chán ăn
Khi có triệu chứng này mẹ vẫn tiếp tục duy trì liều cao, thì các biểu hiện ngộ độc sẽ tăng lên nhiều, kèm theo mức độ nguy hiểm. Từ 24-48h tiếp theo, triệu chứng ở gan của bé trở nặng. Trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến suy thận, suy tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.
Ngoài ra việc dùng thuốc Tây kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé như:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột: Lạm dụng thuốc Tây hạ sốt trong thời kỳ dài có thể phá vỡ cân bằng miễn dịch đường ruột. Từ đó gây ra rối loạn tự miễn hoặc phát sinh bệnh lý mạn tính, nhiễm trùng
- Tổn thương dạ dày: Sử dụng thuốc hạ sốt liều cao trong thời gian dài có thể khiến cho dạ dày của bé tổn thương, thậm chí xuất hiện vết loét
- Các vấn đề về tim: Trẻ dùng thuốc Tây nhiều cũng có nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc bị đột quỵ
Hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt đúng chuẩn cho bé
Nếu trẻ bị sốt quá cao, mẹ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt để giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên chọn những loại không chứa hoạt chất xung huyết hoặc co giãn mạch. Ngoài ra để đảm bảo an toàn mẹ nên tuân thủ những gợi ý sau:
- Thời điểm: Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38,5. Trường hợp dưới 38,5 mẹ chỉ cần cho bé mặc quần áo mỏng kết hợp chườm ấm hạ nhiệt
- Loại thuốc: Nếu không có sự chỉ định của bác sĩ mẹ tuyệt đối không tự ý dùng Ibuprofen. Thay vào đó hãy dùng Paracetamol vì loại thuốc này an toàn hơn nhiều
- Liều lượng: Tùy vào cân nặng của bé mà liều lượng dùng thuốc sốt khác nhau. Theo đó Paracetamol liều an toàn là 10-15 mg/kg. Trường hợp thân nhiệt của trẻ vẫn cao và con đã trên 6 tháng tuổi mẹ có thể xem xét thay thế Ibuprofen với liều 5-10mg/kg/ lần
- Khoảng cách: Thường thì khoảng cách giữa các lần dùng thuốc sốt cho bé là từ 4-6 giờ, riêng với Ibuprofen là 6-8 tiếng. Mẹ không nên cho con uống quá 5 liều hạ sốt liên tục trong vòng 24 tiếng nếu không có sự chỉ định từ phía bác sĩ. Sau khi uống khoảng 20-30 phút, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Vì vậy mẹ nhớ theo dõi thân nhiệt của bé thường xuyên
- Trường hợp đặc biệt: Với những trường hợp sốt nhẹ nhưng thời gian sốt kéo dài mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ phòng ngừa nguy cơ nhiễm lao hoặc bệnh về máu. Với những trường hợp sốt cao kèm theo vết bầm, xuất huyết hoặc trẻ khó thở thì rất có thể con đã viêm phổi
Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho bé đảm bảo an toàn
Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không? Câu trả lời là có. Vì vậy để đảm bảo an toàn, khi dùng thuốc này mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thuốc hạ sốt chỉ dùng trong những trường hợp thực sự cần thiết và cần ngừng ngay khi hết triệu chứng
- Không nên tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt với nhau. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, xuất huyết tiêu hóa
- Tuyệt đối không dùng thuốc chứa Aspirin cho bé vì điều này có thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng ở gan và não
- Trường hợp trẻ bị sốt cao nhưng đang phải dùng phác đồ trị bệnh hoặc dùng thuốc khác song song thì không tự ý cho con uống thuốc hạ sốt. Trường hợp này cần được chỉ định từ bác sĩ, tránh trường hợp xảy ra tương tác
- Trước khi cho trẻ uống thuốc, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết nên dùng trước hay sau khi ăn. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến hạn sử dụng in trên bao bì tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra
Như vậy Fitobimbi đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi “uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không“. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất khi dùng thuốc hạ sốt mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định từ phía bác sĩ, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.