Nhiều bố mẹ tin rằng, những đứa trẻ nghịch ngợm, thích nô đùa thường có trí tưởng tượng phong phú và sáng tạo. Vậy trẻ hay nghịch có thông minh không?
Trẻ hay nghịch có thông minh không?
Trẻ nhỏ là “chúa” nghịch ngợm, đó là một phần bản tính của chúng. Chăm sóc một đứa trẻ nghịch ngợm (hay còn gọi là hiếu động) thực sự không dễ dàng. Bạn sẽ thấy chúng thường xuyên chạy nhảy, leo trèo, táy máy những đồ vật không thuộc sở hữu,… Nhưng bạn biết không? Đây lại chính là cách trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới và thể hiện cá tính riêng của bản thân đó!
??? Đọc tham khảo: Top 8 đứa trẻ thông minh nhất thế giới
Mặc dù trẻ hay nghịch có thông minh không? chưa được khoa học chứng minh. Nhưng bản tính này cho thấy:
Trẻ nghịch ngợm rất khỏe mạnh
Trẻ nghịch ngợm không biết có thông minh không, nhưng chắc chắn chúng là những đứa trẻ vô cùng khỏe mạnh. Bởi chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh, con yêu mới chạy nhảy, luôn chân luôn tay mà không thấy đuối sức hay tỏ ra mệt mỏi. Vì vậy, trẻ nghịch ngợm chẳng có gì đáng xấu hổ, hãy tự hào về con mẹ nhé!
Trẻ hay nghịch là những đứa trẻ luôn tích cực
Cảm xúc ảnh hưởng khá lớn đến hành vi của con người. Khi buồn bã, trẻ con cũng giống như người lớn vậy. Chúng sẽ trở nên lười biếng, ít hoạt động, thiếu động lực làm những việc mà trước giờ đã là sở thích.
Ngược lại, nếu trẻ nghịch ngợm, lúc nào cũng tràn đầy năng lực, chứng tỏ chúng đang rất vui vẻ và hạnh phúc.
Bé hiếu động là những đứa trẻ độc lập, thích thể hiện bản thân
Mỗi trẻ đều mang cá tính riêng biệt. Những đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động thường là người không ngại thể hiện cá tính của bản thân. Bên cạnh đó, chúng cũng rất độc lập, không “sán” lấy bố mẹ như những đứa trẻ nhút nhát.
Trẻ nghịch thường rất sáng tạo
Những đứa trẻ hiếu động rất thích khám phá. Vì vậy cách chúng suy nghĩ, thể hiện ý tưởng cũng rất sáng tạo. Đặc biệt, trẻ cũng cho thấy sự hào hứng, để tâm của mình vào điều mà chúng đam mê. Khi trưởng thành, cá tính này thực sự hữu ích cho trẻ trong học tập cũng như công việc.
Nghịch ngợm quá mức có thể là dấu hiệu của chứng ADHD
Trẻ hay nghịch có thông minh không là chưa chắc, nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng ADHD phổ biến ở trẻ.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) miêu tả một đứa trẻ gặp vấn đề trong việc duy trì sự chú ý, tập trung vào một hoạt động cụ thể. Ngoài ra, những hành vi của trẻ ADHD không đơn thuần là nghịch ngợm, hiếu động – bản chất của trẻ nhỏ, mà chúng rất tăng động. Điều này được thể hiện qua những đặc điểm như: Nói quá mức, leo trèo, chảy nhảy lên bàn ghế ngay cả khi có sự nhắc nhở, thường xen ngang vào cuộc trò chuyện của người khác,…
Theo các chuyên gia tâm lý, điểm khác nhau giữa trẻ nghịch ngợm đơn thuần và tăng động giảm chú ý, đó chính là:
- Trẻ nghịch ngợm chỉ hiếu động trong môi trường quen thuộc. Ngược lại, chúng thường khá nhút nhát khi ở nơi xa lạ. Ngoài ra, khi được nhắc nhở chúng hoàn toàn có thể kiểm soát được hành vi của mình
- Trong khi đó, trẻ ADHD thường bộc lộ “bản tính” của mình ở mọi lúc, mọi nơi. Ngay cả khi có sự nhắc nhở, trẻ vẫn không thể kiểm soát được hành vi của mình
Dạy con nghịch ngợm “đúng cách”
Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có những hành vi hiếu động quá mức bình thường. Đặc biệt, điều đó ảnh hưởng đến việc học tập, giao tiếp xã hội của trẻ thì hãy liên hệ với bác sĩ tâm lý để có phương pháp trị liệu phù hợp.
Ngược lại, nếu trẻ chỉ nghịch ngợm đơn thuần, thay vì quát mắng cha mẹ hãy có phương pháp giáo dục đúng cách:
- Không có trẻ xấu, chỉ có cách cư xử tồi. Đầu tiên, bạn cần hiểu những hành vi của trẻ khi chúng có hành động kỳ lạ hoặc đánh trẻ khác. Thay vì la hét, cha mẹ sẽ ở trong tình huống tốt hơn nhiều khi nói rằng: “Đó không phải là hành động tốt nhất, chúng ta không đánh bạn bè của mình”. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu là minh không phải là đứa trẻ xấu, chỉ là hành vi của mình không đúng mà thôi
- Thay vì chỉ ra những gì trẻ đã làm sai, hãy hướng dẫn trẻ cách làm đúng mọi thứ
- Nói chuyện với trẻ về nhiều chủ đề. Lắng nghe quan điểm của trẻ và sẵn sàng thảo luận về các ý kiến khác nhau hôn là ép buộc suy nghĩ, mong muốn của mình vào trẻ
- Cũng giống như người lớn, trẻ em thích được lắng nghe và thấu hiểu khi chúng khó chịu. Hãy lắng nghe và hiểu cảm xúc của trẻ. Khi một đứa trẻ được hỗ trợ để bộc lộ cảm xúc một cách an toàn, chúng biết rằng bạn vẫn sẽ tiếp tục yêu thương chúng ngay cả khi chúng phạm lỗi lầm
- Đừng quên dành những lời động viên, khen ngợi trẻ khi có những hành vi tốt. Đây không chỉ là sự động viên mà còn giúp hiểu rằng, hành vi tốt của mình đã nhận được sự phản hồi tích cực và cần phải duy trì điều này!
??? Mẹ có quan tâm: 6 dạng toán thông minh cho trẻ 5 tuổi giúp con phát triển tư duy và logic
Trên đây là giải đáp “trẻ hay nghịch có thông minh không”. Mặc dù chưa có những bằng chứng rõ ràng chứng minh được điều này. Song, bố mẹ cũng không nên ngăn cách tính hiếu động của trẻ. Hãy để trẻ tự do thể hiện cá tính. Đồng thời đưa ra lời khuyên, hướng dẫn để trẻ có cách cư xử đúng chừng mực hơn.