Nội dung chính

7 trò chơi giúp bé thông minh – Mẹ nào cũng nên biết

Có rất nhiều cách để con bạn trở thành người có tư duy, thông minh và nhanh nhẹn. Trong đó trò chơi giúp bé thông minh sẽ là công cụ hữu ích mà mẹ có thể áp dụng.

7 trò chơi giúp bé thông minh - Mẹ nào cũng nên biết
7 trò chơi giúp bé thông minh – Mẹ nào cũng nên biết

>>> 8 lời khuyên nuôi dạy trẻ 4 tuổi thông minh của MẸ 4.0

Có tới 100 tỷ tế bào thần kinh được hình thành sau khi sinh ra. Trong năm đầu đời, các kết nối tế bào não của trẻ sẽ không ngừng phát triển, với số lượng lên tới hàng nghìn tỷ. Một con số khá ấn tượng phải không?

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là các khớp thần kinh nếu không được “kết nối với nhau” thông qua sự kích thích sẽ bị mất đi theo thời gian. Mặc dù não của trẻ sơ sinh có một số hệ thống dây thần kinh khó có thể mất đi, chẳng hạn như khả năng học bất kỳ ngôn ngữ nào.

Vậy làm thế nào để khởi động các tế bào não “đang ngủ yên” đó? Những trò chơi giúp bé thông minh là công cụ hoàn hảo giúp khơi gợi nhiều khả năng đặc biệt của trẻ. Bên cạnh đó, chúng sẽ học hỏi được các kỹ năng về ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tư duy, lập kế hoạch,… Dưới đây là một số game rèn luyện trí não, giúp con bạn sẵn sàng cho những năm học phía trước.

Trò chơi xếp hình khối

Phù hợp nhất cho trẻ từ 2 – 4 tuổi.

Các hình khối đầy màu sắc là trò chơi quá quen thuộc với các bạn nhỏ. Qua đây, trẻ sẽ ghi nhớ được các hình khối khác nhau, nhận thức về không gian, cũng như phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo. Từ những hình khối đơn lẻ, trẻ sẽ tưởng tượng theo cách riêng rồi ghép chúng lại. Hẳn bố mẹ sẽ thấy thật bất ngờ với trí tưởng tượng của bé đó!

Trò chơi xếp hình khối
Trò chơi xếp hình khối

Tìm kiếm đồ

Phù hợp nhất cho trẻ từ 4 – 10 tuổi.

Tìm kiếm hình tam giác trong đống đồ lộn xộn, tìm điểm khác biệt trong 2 bức tranh,… những trò chơi này sẽ giúp con bạn tăng cường sự tập trung, khả năng ghi nhớ, nhận thức không gian. Bạn có thể tùy chỉnh các món đồ cần tìm kiếm để gia tăng độ khó cho game và khiến bé cảm thấy hứng thú hơn.

Vẽ tranh bằng ngón tay

Phù hợp nhất với trẻ từ 2 – 5 tuổi.

Vẽ tranh bằng ngón tay là một môn nghệ thuật hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác. Hãy quan sát khuôn mặt của con bạn sáng lên khi trẻ nhận ra rằng, chúng vừa trộn màu vàng với màu xam lanh, một màu hoàn toàn mới sẽ được tạo ra. Thêm vào đó, mẹ có thể mang lại cho bé nhiều trải nghiệm giác quan mới mẻ bằng cách thêm vật liệu có kết cấu như cát hoặc gạo để cho bé chơi với màu nước.

Trò chơi vẽ tranh bằng ngón tay
Trò chơi vẽ tranh bằng ngón tay

Vượt chướng ngại vật

Phù hợp nhất cho trẻ từ 2 – 5 tuổi.

Đây là một trong những game phát triển trí thông minh tốt nhất cho trẻ em. Để chơi trò này, bạn có thể thiết lập chướng ngại vật ngay trong phòng của bé mà không nhất thiết phải đến các khu vui chơi mới trải nghiệm được trò này. Tận dụng mọi thứ trong ngôi nhà để tạo thành chướng ngại vật cho bé vượt qua. Tăng độ phức tạp với các chướng ngại vật sáng tạo cho trẻ lớn hơn. Chẳng hạn như: ghế, đệm, gối, bàn, hộp đựng đồ,…

Trò chơi này giúp tăng cường khả năng vận động, nhận thức thị giác, phối hợp tay chân, giải quyết vấn đề và kỹ năng ngôn ngữ.

Thử thách vượt chướng ngại vật
Thử thách vượt chướng ngại vật

Trò chơi gỡ băng

Phù hợp nhất cho trẻ từ 2 – 4 tuổi.

Khi chơi hay học, tập trung bao giờ cũng là chìa khóa để “chiến thắng”. Tuy nhiên, trẻ nhỏ rất dễ bị phân tâm. Đây là một trong những trò chơi giúp bé thông minh rèn giữa trí não, tăng cường khả năng tập trung dành cho các bạn nhỏ.

Trẻ mới biết đi thích cảm giác, cào và kéo. Và trò chơi này áp dụng tất cả các hoạt động đó! Tất cả những gì mẹ cần chuẩn bị cho bé bước vào cuộc chơi đó là băng dính và một bề mặt phẳng.

Cách chơi: Trên bề mặt phẳng, bàn hoặc sổ ghi chép, hãy dán các dải băng dính. Hướng dẫn cho trẻ cách tháo băng từng lần một bằng cách dùng móng tay bóc ra. Cho phép con bạn tự khám phá và tháo băng. Bạn có thể thêm các loại các màu sắc khác nhau để thêm nhiều yếu tố hơn vào trò chơi.

Kể chuyện

Phù hợp nhất cho trẻ từ 6 – 12 tuổi.

Kể chuyện giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ khác với những gì trẻ thu được khi nghe một câu chuyện hoặc đọc một cuốn sách. Kể chuyện đòi hỏi con bạn phải chú ý và tập trung trong một thời gian dài.

Kể chuyện cho nhau nghe
Kể chuyện cho nhau nghe

Thông qua trò chơi này, trí nhớ bé cũng được cải thiện đáng kể. Bởi chúng sẽ phải lắng nghe các tình tiết trong câu chuyện để hiểu được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hơn nữa, những câu chuyện này sẽ thu về cho bé được một số vốn từ vựng kha khá đó!

Chưa hết, trẻ 6 tuổi đang phát triển sự tự tin và tính độc lập. Những câu chuyện là một cách tuyệt vời để chúng thể hiện tình cảm và cảm xúc một cách tích cực.

>>> Con bạn có yếu tố nào trong này không: THẬT BẤT NGỜ với 8 trí thông minh của trẻ

Trò chơi trí nhớ

Phù hợp nhất cho trẻ 5-12 tuổi.

Trò chơi giúp bé thông minh này sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ một cách thú vị mà không hề gây nhàm chán. Có rất nhiều game rèn luyện khả năng ghi nhớ mà bố mẹ có thể cùng trẻ chơi. Chẳng hạn như trò nối từ, yêu cầu số người chơi tối thiểu là 5. Người đầu tiên sẽ bắt đầu trò chơi bằng cách nói: Khi chúng ta đi picnic, chúng ta cần mang…. trên bàn có….

Luật của trò chơi này lặp lại câu mà người trước đó chơi. Trò chơi sẽ kết thúc nếu ai đó không nhớ những người trước nói gì.

Tìm hình giống nhau

Phù hợp với các bé từ 2 – 5 tuổi

Trò chơi ghép hình là một trong những trò chơi rèn luyện trí thông minh được các bé vô cùng yêu thích. Trò chơi này sẽ giúp bé tăng khả năng quan sát, ghi nhớ và suy đoán. Ba mẹ hãy dành thời gian cùng chơi với bé nhé!

Cách chơi:

  • Mẹ cắt nhỏ giấy thành các hình tròn kích thước giống nhau.
  • Sau đó dùng bút vẽ ngôi sao, con vật, trái tim,… vào các 2 tờ giấy.
  • Úp các hình vé xuống đất và để bé đi tìm hình giống nhau.
  • Bé sẽ có nhiệm vụ lật từng hình và cố gắng ráp lại 2 tờ giấy có hình vẽ giống nhau.

Giải câu đố

Phù hợp với các bé từ 2 – 8 tuổi.

Giải câu đố là trò chơi rất vui cho cả gia đình cùng tham gia trong những buổi sum họp hay chuyến đi chơi picnic vào cuối tuần. Thông qua trò chơi, bé sẽ học được cách giải quyết vấn đề, sự phối hợp, nhận thức về không gian và vận động tốt hơn. Ngoài ra, việc giải đố còn là phép kiểm tra thú vị cho não bộ và phù hợp với bất kỳ lứa tuổi nào.

Đây chính là một trò chơi giúp bé thông minh đơn giản mà bất kỳ ba mẹ nào cũng có thể chơi với con. Ba mẹ có thể lựa chọn loại câu đố cho bé như tangrams, sudoku, Scrabble, ô chữ, các cô đố logic. 

Trò chơi giải câu đố
Trò chơi giải câu đố

Đoán đồ vật

Phù hợp với các bé từ 3 – 10 tuổi.

Bằng cách đoán những món đồ vật sẽ giúp trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình một cách tối đa. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp bé nhận diện và gọi tên được các món đồ vật, cũng như học thêm từ vựng.

Cách chơi:

  • Ba mẹ hãy miêu tả hình dáng, màu sắc hoặc đặc điểm nổi bật của món đó,
  • Nhiệm vụ của trẻ là đoán xem đó là đồ vật gì.
  • Nếu trẻ chưa đoán được, ba mẹ nên cung cấp thêm gợi ý cho bé.

Vượt chướng ngại vật

Phù hợp với các bé từ 4 – 8 tuổi.

Trò chơi vượt chướng ngại vật giúp trẻ nâng cao nhận thức thị giác, khả năng phối hợp, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch và kỹ năng ngôn ngữ.

Cách chơi:

  • Ba mẹ tạo chướng ngại vật tại khu vực chơi. Có thể là lấy một số vật dụng ngay trong nhà như giấy, gối ôm, bàn, ghế,…
  • Nhiệm vụ của bé là phải làm mọi cách để vượt qua các chướng ngại vật và về đích. Bé có thể ném đi, nhảy lên, lăn quà, trườn bò hoặc bước lên các chướng ngại vật.
  • Có thể gia tăng độ khó bằng cách thêm những câu đố hay trò chơi xếp hình. Nếu trẻ trả lời đúng mới được đi qua.

Trò chơi gỡ băng dính

Phù hợp với các bé từ 2 – 4 tuổi.

Trò chơi gỡ băng dính giúp bé rèn luyện sự tập trung và hoạt động của não bộ.

Cách chơi:

  • Dán các dải băng keo lên bề mặt phẳng như bàn. Đảm bảo rằng các băng chồng lên nhau.
  • Hướng dẫn trẻ cách tháo băng bằng một tay.
  • Ba mẹ có thể yêu cầu trẻ chỉ gỡ các miếng băng màu đỏ hay một màu sắc nào để để thêm nhiều yếu tố thú vị hơn cho trò chơi này.
Trò chơi gỡ băng dính
Trò chơi gỡ băng dính

Diễn kịch với đồ chơi

Phù hợp với các bé từ 2 – 6 tuổi.

Trò chơi diễn kịch, nhập vai giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cảm xúc của bé. Nuôi dưỡng trí tưởng tượng cũng như hiểu biết về thế giới xung quanh.

Cách chơi:

  • Ba mẹ có thể tận dụng những món đồ ít sử dụng trong gia đình như hộp các tông để tạo thành lều, nhà ở, nhà bếp, máy giặt hay bất cứ thứ gì mà trẻ thích.
  • Từ những món đồ chuẩn bị đó, bé có thể hóa thân vào một nhân vật cụ thể. Ba mẹ nên tham khảo cùng để có những giây phút vui vẻ bên bé.

Trò chơi ngữ âm

Phù hợp với các bé từ 2 – 6 tuổi.

Tuy đơn giản nhưng trò chơi ngữ âm mang lại cho bé nhiều điều thú vị. Không những vậy còn giúp bé tự tin hơn, nâng cao khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Cách chơi:

  • Trẻ chọn các chữ cái trên bảng chữ cái và điều vào chỗ trống: “con sẽ chọn… để… với con”. Ví dụ như “Con sẽ chọn anh hai [chữ A] để ăn bánh [chữ A] với con. Con sẽ chọn con mèo [chữ C] để chơi nhảy dây [chữ C] với con,…
  • Các câu ghép nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại rất vui nhộn. Ba mẹ có thể cho bé thay đổi cấu trúc câu một cách sáng tạo hơn nhưng vẫn giữ quy tắc điền các cặp từ có chữ cái bắt đầu theo thứ tự bảng chữ cái nhé.

Trò chơi nhặt đậu

Phù hợp với các bé từ 3 – 6 tuổi.

Trò chơi nhặt đậu bên cạnh việc giúp bé rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì, sự nhanh nhẹn của đôi tay mà còn giúp bé học được cách phân biệt màu sắc.

Cách chơi:

  • Mẹ trộn 2 – 3 loại đậu có màu sắc khác nhau. Nên chọn các loại hạt to để bé dễ nhận biết, cũng như đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nhiệm vụ của bé là lựa đậu theo các màu sắc rồi để vào từng lọ riêng biệt.
  • Nếu thực hiện nhanh, mẹ nên thưởng cho bé một món quà nào đó để khích lệ tinh thần cho bé.

Trò chơi toán học

Phù hợp với các bé từ 5 – 12 tuổi.

Đây là trò chơi giúp bé thông minh được rất nhiều các mẹ áp dụng. Trò chơi trí não cùng toán học giúp bé nhận dạng số, cách đếm, so sánh số lớn hơn và nhỏ hơn. Dưới đây là hai trò chơi thông minh toán học đơn giản giúp kích thích não bộ của trẻ.

Cuộc chiến xúc xắc:

  • Chuẩn bị xúc xắc và các đồ vật có thể đếm được như hạt đậu, viên sỏi,…
  • Bé thả xúc sắc và đếm số nút trên xúc sắc.
  • Ai có số nút cao hơn sẽ được lấy một viên sỏi hay hạt đầu từ đối phương.
  • Người chiến thắng sẽ là người có nhiều vật đếm hơn.

Tìm kiếm thẻ bài:

  • Chuẩn bị một hộp đựng thẻ, trong đó có những thẻ với hình ảnh bị che.
  • Xếp thẻ vào khay với mặt số ở trên. Một người chơi sẽ nói “tôi tìm bằng mắt thêm hai thẻ để làm cho…” và người chơi khác phải tìm thấy 2 thẻ này.
  • Khi các tấm thẻ được tìm thấy, người chơi phải loại bỏ thẻ ra khỏi bộ thẻ. Tiếp tục tìm cho đến khi tất cả các thẻ được lấy ra.

Trên đây là gợi ý một số trò chơi giúp bé thông minh. Thực tế, có vô số trò chơi có thể giúp bé cải thiện nhiều kỹ năng cũng như kích thích bộ não hoạt động. Nhưng điều quan trọng là sự kết nối, tương tác giữa bé và bố mẹ khi tham gia trò chơi. Chúc bé và bạn có những giây phút vui vẻ với các trò chơi này nhé!

Chia sẻ bài viết này